Thực tế cho thấy, Vietcombank Hưng Yên nói riêng và các chi nhánh trên toàn hệ thống Vietcombank nói chung chưa chú trọng đến vai trò của kế toán quản trị, bộ máy kế toán mới chỉ dừng lại ở công tác kế toán tài chính. Trách nhiệm kiểm soát chi phí chưa gắn liền với người phụ trách kế toán. Do đó, cần xây dựng mô hình bộ máy kế toán kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Các nhân viên kế toán vừa làm kế toán tài chính, vừa kiêm nhiệm kế toán quản trị. Việc kết hợp mô hình kế toán quản trị và kế toán tài chính hỗn hợp sẽ vừa sử dụng được dữ liệu đầu vào của kế toán tài chính (Tài khoản kế toán chi tiết, tổng hợp, các bảng kê chi tiết phù hợp...) cũng như sẽ bổ sung thêm dữ liệu cần có của các báo cáo nội bộ, các kế hoạch kinh doanh... Đồng thời, thường xuyên tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật các kiến thức mới cho các nhân viên kế toán.
Giải pháp về phân loại chi phí
Để có được các thông tin có giá trị làm cơ sở cho việc tổng hợp lập báo cáo sử dụng cho hoạt động quản trị thì việc đầu tiên đòi hỏi các đơn vị phải phân biệt rõ ràng và nhận diện được chi phí. Theo đó, nhà quản lý cần phải xem khả năng phản ứng hoặc thay đổi như thế nào của chi phí khi mức độ hoạt động kinh doanh thay đổi. Việc xem
hoạch, kiểm soát chi phí và ra quyết định kinh doanh.
Giải pháp về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách, báo cáo kế toán phục vụ cho kế toán quản trị
về cơ bản hệ thống chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán quản trị sẽ vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tài chính và có thể bổ sung thêm những thông tin chi tiết hơn để đáp ứng yêu cầu quản trị tại đơn vị nhưng cần đảm bảo tính quy chuẩn, nhất quán trong quá trình phản ánh. Theo TT 200 đã bỏ chứng từ bắt buộc toàn bộ chứng từ là chứng từ hướng dẫn điều này tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị thiết kế các mẫu chứng từ để thực hiện thu nhận thông tin quá khứ chi tiết theo từng mục tiêu quản lý , KTQT cần sử dụng rộng rãi các chứng từ hướng dẫn.
Sổ kế toán: hệ thống sổ kế toán, đặc biệt là các sổ chi tiết cần thiết kế mẫu sổ với
số lượng, chủng loại, các chỉ tiêu cần phản ánh phù hợp theo yêu cầu quản trị và trình độ trang bị công nghệ xử lý thông tin tại đơn vị. Các sổ kế toán cần phản ánh theo nhiều
chỉ tiêu phù hợp với các yêu cầu quản lý khác nhau để có thông tin hữu ích sử dụng trên
BCQT đặc thù để có thể tổng hợp theo nhiều yêu cầu khách nhau.
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị là phương tiện để cung cấp thông tin mà kế toán quản trị đã thu nhận, xử lý và hệ thống hoá theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhất định nhằm thoả mãn yêu cầu thông tin cụ thể cho các nhà quản trị ngân hàng. Để kế toán
quản trị có thể cung cấp thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, kịp thời cần thiết phải tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị khoa học, hợp lý từ đó cung cấp thông tin mọi mặt về hoạt động kinh doanh của
đơn vị theo yêu cầu cụ thể của từng nhà quản trị các cấp. Để lập báo cáo kế toán quản trị cần phải tổ chức thu nhận và xử lý thông tin phù hợp tức là phải tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách kế toán phục vụ cho mục đích cung cấp thông tin tương ứng cần phản ánh trên báo cáo kế toán quản trị. Ngoài ra, để lập báo cáo kế toán quản trị còn cần thông tin từ các bộ phận khác như thống kê, kế hoạch, phân tích kinh doanh,... Báo cáo kế toán quản trị là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán quản trị
với yêu cầu sử dụng thông tin trong từng doanh nghiệp. Khi xây dựng chúng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
S Các thông tin trên báo cáo phải được phân chia thành các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi tình huống ra quyết định;
S Các chỉ tiêu báo cáo phải có quan hệ chặt chẽ, lôgic với nhau;
S Hình thức kết cấu của báo cáo phải đa dạng, linh hoạt tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn
đánh giá thông tin trong mỗi báo cáo phục vụ cho từng tình huống cụ thể.
S Các số liệu thực tế, dự toán, định mức hoặc các mục tiêu định trước trong báo cáo phải so sánh được với nhau để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng thông tin thực hiện chức năng kiểm soát các hoạt động;
S Các chỉ tiêu trong báo cáo thực hiện nên được phân bổ theo từng hạng mục nhất định hoặc theo thời gian, khu vực, bộ phận...