yếu tập trung vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin KTTC, chưa quan tâm đến công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin KTQT. Tồn tại này thể hiện qua các mặt sau:
Một là, đơn vị không có bộ phận riêng hoặc các cá nhân được giao trách nhiệm thực hiện các công việc cơ bản của KTQT. Nhìn chung tại chi nhánh chỉ mới tập trung vào công tác lên kế hoạch xây dựng hồ sơ, lập dự toán chi phí tổng thể do Phòng Kế hoạch thực hiện mà không có đội ngũ thực hiện công việc tập hợp, hệ thống thông tin dưới dạng các Báo cáo quản trị. Các tài liệu về chi phí chỉ được tổng hợp từ các sổ kế toán chi tiết chi phí của KTTC.
Hai là:Tổ chức hệ thống chứng từ chưa được thiết lập một cách chi tiết, cụ thể để
phục vụ cho công tác KTQT. Các thông tin thu thập được từ thực tế phát sinh chi phí được kế toán tập hợp gửi chứng từ gốc cuối hàng tuần về văn phòng kế toán Công ty để tập trung hạch toán kế toán, cập nhật phần mềm phục vụ cho KTTC. Các thông tin rời rạc từ các trung tâm chi phí khác nhau, có độ trễ lớn về thời gian như vậy có tác dụng phục vụ cho các quyết định chi phí rất hạn chế.
Ba là: Phân loại chi phí chưa thực sự mang tính khoa học, chuyên sâu theo hướng
cung cấp thông tin kịp thời, tin cậy phục vụ cho công tác quản trị DN. Công ty phân loại
chi phí theo chức năng của chi phí, còn mang tính chất liệt kê theo nội dung kinh tế của chi phí. Chẳng hạn, các chi phí khấu hao TSCĐ đều được hạch toán vào chi phí quản lý DN. Công ty không phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí - cách phân loại chi phí được áp dụng trong KTQT.
Bốn là: Tổ chức hệ thống TK và sổ sách KT
Tại đơn vị hiện nay chưa có tổ chức hệ thống TK và sổ sách KTQT riêng hoặc TK chi tiết của hệ thống TK chung phục vụ cho KTQT. Trên thực tế mới chỉ có hệ thống
tài khoản và sổ sách của công tác KTTC.
Thứ hai, hệ thống mạng lưới bộ máy kế toán tại các chi nhánh cấp huyện chưa được sắp xếp, quy hoạch theo hướng vừa đảm bảo hiệu quả, vừa tăng tính cạnh tranh lại
thế NH Vietcombank Hưng Yên, do vậy ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu NH Vietcombank Hưng Yên .
Thứ ba, các ứng dụng công nghệ chưa được phát triển đầy đủ trong công tác kế toán, do vậy làm hạn chế khả năng quản trị điều hành cũng như cung cấp các sản phẩm, tiện ích tiên tiến. NH Vietcombank Hưng Yên đã hoàn thành hệ thống tổ chức kế toán của ngân hàng lõi xong một loạt hệ thống ứng dụng chưa được triển khai, điển hình: Hệ thống thông tin quản lý; Hệ thống quản trị rủi ro; Hệ thống giao diện với bên ngoài; Hệ thống an ninh thông tin; ...
Thứ tư, mô hình tổ chức kế toán hiện tại với việc đồng nhất hệ thống các chi nhánh đô thị và hệ thống mạng lưới nông thôn đang kìm hãm sự phát triển; chưa tạo sức
bật nhằm tối đa hoá tiềm năng và lợi thế của từng loại hình chi nhánh. Nói cách khác, lợi thế cạnh tranh của NH Vietcombank Hưng Yên chưa được khai thác triệt để.
Thứ năm, thiếu đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản thích ứng với môi trường cạnh tranh và phù hợp với bối cảnh hội nhập. Điều này thể hiện rõ nhất tại các chi nhánh
khu vực đô thị. Một ngân hàng hiện đại hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao đòi hỏi phải đội ngũ cán bộ vừa tinh thông nghiệp vụ, có ngoại ngữ, thông thạo vi tính lại vừa được trang bị phong cách phục vụ, các kiến thức, kỹ năng để am hiểu và triển khai các dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Đã đến lúc NH Vietcombank Hưng Yên cần có một chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn; từng khu vực;
từng phân khúc thị trường; từng loại hình sản phẩm, dịch vụ; và từng đối tượng khách hàng.
Thứ sáu, Tổ chức hệ thống báo cáo quản trị và báo cáo phân tích quản trị chưa được xây dựng, chưa phát huy được vai trò của thông tin KTQT vào quyết định quản trị
chi phí của ngân hàng. Biểu hiện cụ thể nhược điểm này như sau:
Môt là: đơn vị không có các báo cáo nhanh về chi phí phát sinh, không tổ chức báo cáo chi tiết về chi phí của từng công trình theo cách ứng xử của chi phí. Các thông tin chi phí thực hiện dịch vụ tại NH chỉ được theo dõi trên sổ chi tiết chi phí từng loại
phân tích BCTC trên cơ sở bức tranh tổng thể của kết quả KD trong năm. Việc phân tích
chi phí để ra các quyết định ngắn hạn có thể nói là chưa có, vì các chi phí chưa được phân loại một cách khoa học nhằm hướng tới việc cung cấp thông tin cho quản trị trong ngắn hạn, còn có sự chồng lấn, lẫn lộn chi phí cho các hoạt động kinh doanh tại NH với các chi phí cho các hoạt động khác, ngoài ra các thông tin còn thiếu tính hệ thống, thiếu đồng bộ và có độ trễ lớn.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, KTQT mặc dù là một trong hai phân hệ của kế toán nhưng mức độ ứng dụng của nó ở các nước kém và đang phát triển phần lớn còn manh nha, chưa thành
nề nếp.
Ở các nước phát triển, KTQT được hình thành, xây dựng và phát triển đã lâu, sức
ảnh hưởng của những thông tin này đối với nhà quản trị rất rõ ràng. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, ngoài các DN lớn hoặc các DN có vốn đầu tư nước ngoài, hầu hết các DN còn lại mức độ ứng dụng của KTQT còn hạn chế. Vì vậy các thông tin kế toán cung cấp cũng chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nó đối với quản trị DN.
Cho đến nay, từ nhận thức, quan điểm đến chủ trương, chính sách và các tài liệu hướng dẫn của BTC cho các DN về KTQT đang dần được cải thiện.
Thứ hai, Nhận thức về tác dụng, vai trò của việc tổ chức KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng chưa đầy đủ. Các nhà quản trị chưa có thói quen, nhu cầu sử dụng thông tin KTQT cho việc ra các quyết định chi phí. Đây cũng là điểm yếu chung của hầu hết các nhà quản trị DN Việt Nam hiện nay. Chưa tổ chức được hệ thống TK và hệ thống sổ sách để phản ánh thông tin KTQT. Do vậy, các thông tin KTQT chi phí chưa được cập nhật kịp thời, chưa được trình bày một cách có hệ thống theo cách ứng xử của chi phí. Đơn vị không có hệ thống báo cáo quản trị chi phí nên không đáp ứng được nhu cầu thông tin kịp thời, chính xác cho quản trị DN trong việc ra quyết định chi phí. Chưa có tổ chức bộ máy KTQT nên việc thực hiện các công tác KTQT không có hệ thống và hiệu quả.
nhà.
Thứ ba, với vị thế ngân hàng đầu trong nước Vietcombank có nguồn nhân lực ban đầu chất lượng cao so với mặt bằng nguồn nhân lực ngành ngân hàng nhưng chưa thực sự có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực hợp lý đối với từng giai đoạn, từng khu vực, từng phân khúc thị trường... vì vậy chưa sử dụng thật sự hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng mà mình đang nắm giữ. Điều này dẫn tới trên hệ thống thiếu nguồn
Chương 2 của luận văn đã khát quát lịch sử hình thành, đặc điểm tổ chức bộ máy
và hoạt động kinh doanh của Vietcombank Chi nhánh Hưng Yên. Trình bày về tổ chức công tác kế toán tại Vietcombank Chi nhánh Hưng Yên, thực trạng tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Qua nghiên cứu thực tế thực trạng của chi nhánh, tác giả khái quát đưa ra được những ưu điểm cũng như hạn chế trong tổ chức công tác tại chi nhánh. Ngoài ra tác giả còn đưa ra những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh từ đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn tổ chức công tác kế toán tại Vietcombank Chi nhánh Hưng Yên mà tác giả sẽ trình bày trong chương 3 của luận văn.