Khái niệm chất lượng quản trị rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc ninh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 47)

1.2. CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG

1.2.1.Khái niệm chất lượng quản trị rủi ro tíndụng

Hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động truyền thống mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Song hành cùng với nó là rủi ro tín dụng ln hiện hữu, kỳ vọng về lợi nhuận tín dụng càng cao thì xác suất rủi ro tín dụng càng lớn. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ln được đặt ra hàng đầu đối với các ngân hàng thương mại.

Từ quan niệm về quản trị rủi ro tín dụng: “Quản trị rủi ro tín dụng là hoạt động trong đó những nghĩa vụ, biện pháp, phương pháp quản trị có quan hệ lẫn nhau được thực hiện nhằm đảm bảo rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được”. Ta có khái niệm về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng như sau:

Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh những biện pháp, phương pháp quản trị rủi ro tín dụng được xác lập và thực hiện trên những căn cứ khoa học nhằm đảm bảo rủi ro tín dụng của ngân hàng trong phạm vi ngân hàng kiểm soát và chấp nhận được.

1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ không mấy ý nghĩa nếu không đánh giá hoạt động quản trị RRTD. Hoạt động quản trị RRTD là khả năng giúp NH đạt được mục tiêu hạn chế RRTD ở mức thấp nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận và bảo đảm an tồn tài chính với các chi phí và nguồn lực bỏ ra hợp lý nhất.

Đối với bất kỳ hoạt động quản trị nào thì khâu kiểm tra đánh giá cũng có một vai trò rất quan trọng. Nó cung cấp cho nhà quản trị những thông tin cần thiết về những gì đã làm được, những gì chưa làm được cũng như những vấn đề cần được hoàn thiện. Kết quả của công tác đánh giá cũng giúp nhà quản trị đưa ra các gợi ý để việc thực hiện hoạt động được tốt hơn. Đối với công tác quản trị rủi ro thì điều này càng đặc biệt có nhiều ý nghĩa. Việc đánh giá phải chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như các nguyên nhân nhằm đưa ra các biện pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc đánh giá không phải chỉ tiến hành sau mỗi chu kỳ kinh doanh mà cần phải tiến hành ngay trong quá trình tổ chức, ở tất cả các khâu, các bộ phận có liên quan để trực tiếp hỗ trợ, chấn chỉnh các hoạt động ngay khi thực hiện và phát hiện kịp thời các bất cập để đề ra biện pháp khắc phục.

Để có cơ sở hợp lý trong việc đánh giá kết quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thì Ban Điều hành cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá đảm bảo tính khoa học. Việc đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng vừa có tác dụng tăng cường hiệu quả hệ thống quản lý nội bộ, bên cạnh đó cơng tác đánh giá cũng tạo ra niềm tin cho các đối tác giao dịch với ngân hàng tin tưởng vào chất lượng hoạt động của ngân hàng từ đó có thể khơng ngừng gia tăng uy tín cho ngân hàng.

1.2.2.1. Tiêu chí định lượng

Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng cịn có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng danh mục tín dụng:

- Chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:

Nợ xấu là những khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu = ' ' ,l nợ xấu x 100 Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng dư nợ có bao nhiêu đồng nợ xấu.

Cho vay với bản chất không thể thiếu là phải có thời hạn hồn trả, là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay. Khi một khoản vay được phát ra không được trả đúng hạn đã cam kết mà khơng có lý do chính đáng thì đều phải chuyển sang nợ xấu. Phần lớn các khoản nợ xấu (các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) là các khoản nợ có vấn đề, thể hiện tính an tồn trong cho vay của các NHTM không được đảm bảo vì những khoản nợ này có thể làm cho ngân hàng bị mất vốn vì những nguyên nhân khác nhau như sử dụng vốn sai mục đích, thua lỗ trong kinh doanh từ phía khách hàng. Để đánh giá chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng người ta thường dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là không tốt, độ an tồn tín dụng không cao. Chỉ tiêu cho biết tổng số và tỷ trọng nợ có vấn đề trong tổng danh mục nợ ngân hàng cần quản lý.

- Chỉ tiêu doanh số cho vay và dư nợ cho vay:

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân ra trong kỳ. Dư nợ cho vay là tổng số tiền mà người đi vay còn nợ ngân hàng.

Thông qua phân tích sự tăng trưởng doanh số cho vay, dư nợ qua các thời kỳ từ đó có thể đưa ra kết quả hoạt động tín dụng.

- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ lệ nợ xấu trên VCSH = Dư nợxấu x 100 Vốn CSH

Chỉ tiêu này cho biết, 100 đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng sử dụng trong kinh doanh thì có bao nhiêu đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trên VCSH phản ánh khả năng tổn thất của ngân hàng so với năng lực tài chính hiện tại của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng tốt và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo:

Tỷ lệ nợ có TSĐB = Dưnợ có TSĐB x 100 Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng có TSĐB. Tỷ trọng này càng lớn cho thấy việc cho vay của NHTM có nhiều dư nợ được đảm bảo an toàn bằng tài sản hay có nguồn thu nợ dự phòng nhiều hơn. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro trong các khoản nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ an toàn của các khoản tín dụng càng lớn và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng:

Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng =------------------ - --------x 100 Dư quỹ dự phòng

- Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng, chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ nợ xấu bằng nguồn quỹ dự phòng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ phản ánh khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng càng lớn, chất lượng quản trị rủi ro tín dụng càng cao và ngược lại.

1.2.2.2. Tiêu chí định tính

Thứ nhất, sự hoàn thiện trong chính sách, quy trình tín dụng của ngân hàng. Để hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và đạt được các tiêu chí về

an toàn, tăng trưởng tín dụng thì các chính sách, quy trình tín dụng của ngân hàng phải được xây dựng và hoàn thiện. Điều này được thể hiện cụ thể qua các công việc sau:

- Ngân hàng phải xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Xây dựng được chính sách tín dụng phù hợp.

- Thực hiện tốt cơ chế kiểm sốt, theo dõi sau khi cho vay.

- Chính sách tín dụng phải giúp ngân hàng nâng cao được khả năng phân tán rủi ro.

- Ngân hàng phải xây dựng quy trình cấp tín dụng đầy đủ, có quy trình giám sát hạn mức tín dụng hiệu quả.

- Ngân hàng xây dựng hệ thống giám sát và phát hiện vấn đề trong tín dụng, quản lý tổng thể chất lượng danh mục tín dụng.

Thứ hai, sự hoàn thiện trong tổ chức bộ máy tín dụng của ngân hàng. Bộ

lập giữa ba chức năng: QLRR, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa ba chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chun mơn của từng vị trí cán bộ làm cơng tác tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc ninh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 47)