KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc ninh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53)

GIA TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng ở một số quốc gia trên thế giới

1.3.1.1. Trung Quốc

Từ một số nguyên nhân chính gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự - Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng.

a. Nguyên nhân các khoản nợ xấu xuất phát từ:

- Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn.

- Tài sản thế chấp: Cho vay dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng mà không đánh giá nguồn trả nợ chính. Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng gần đây đã làm cho trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn.

- Thông tin khách hàng: Không thu thập đầy đủ thông tin KH vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt thời hạn hiệu lực khoản vay.

- Không văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

- Giám sát sau giải ngân kém: không giám sát các khoản cho vay xây dựng như kiểm tra tình hình thực tế, tiến độ rút vốn vay, thanh tra... Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

b. Mua bán nợ xấu:

Từ năm 2001, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép hình thành thị trường mua bán nợ xấu ngân hàng với sự tham gia của rất nhiều thành phần quốc doanh, tư nhân, trong nước và quốc tế. Trung Quốc quan niệm rằng, nếu chỉ để cho các thành phần quốc doanh mua bán trên thị trường này, quá trình định giá sẽ không thực sự cạnh tranh. Vì thế, Chính phủ nước này cho phép Morgan Stanley và sau này là các ngân hàng đầu tư khác của Mỹ không chỉ tham gia mua cổ phần mà còn được phép mua bán nợ xấu các ngân h àng.

Sở dĩ hoạt động này trên thế giới thông suốt vì có hệ thống pháp lý hoàn hảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thị trường này phát triển như nhân lực có tay nghề cao, cung cấp dịch vụ bài bản...

1.3.1.2. Nhật Bản

- Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt; Neu mức lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các NHTM, NHNN sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp.

- Hiện nay các NH Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các NH.

1.3.1.3. Mỹ và Châu Âu

Các Ngân hàng Mỹ nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản. Ví dụ như JPMorgan và Bank of America đã bắt đầu nỗ lực hoãn các vụ tịch thu tài sản để trả nợ và nỗ lực làm việc với các chủ nợ để họ vẫn có thể trả tiền. Các biện pháp phổ biến là giảm lãi suất và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vẫn có thể trả tiền mà không phải bán tài sản thế chấp.

Mỹ và Châu Âu: Cũng đã bơm tiền vào các ngân hàng, nhờ đó nhiều ngân hàng lớn đã mua lại các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhỏ đang trên bờ vực phá sản, giúp những chính sách hỗ trợ khách hàng của ngân hàng lớn áp dụng luôn cho khách hàng của ngân hàng nhỏ.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm

Một là, chất lượng tín dụng quan trọng hơn là mở rộng tín dụng; Nếu không hiểu rõ về doanh nghiệp, đừng cho vay; Cẩn trọng khi cho vay đối tượng mới; Thiện chí, tính trung thực của người vay rất quan trọng.

Hai là, các khoản vay cần tính đến cả 2 phương án (Kinh doanh hiệu quả, trả nợ đúng hạn; Kinh doanh không hiệu quả, xử lý tài sản bảo đảm (dự phòng). Tài

sản thế chấp không thể thay thế nguồn trả nợ, đồng thời TSTC phải đảm bảo 4 đặc tính (pháp lý, giá trị, tính khả mại và khả năng quản lý của ngân hàng); Cần xem xét thái độ nôn nóng của doanh nghiệp khi đi vay; Không nên để rơi vào tình huống "sự đã rồi"; Luôn nghĩ đến lợi ích của Ngân hàng.

Ba là, cẩn trọng với nhóm khách hàng liên quan; Công nghệ mới nhưng không quên vai trò kiểm tra, kiểm soát truyền thống.

Bốn là, cẩn trọng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp có quan hệ mua-bán, sản xuất, gia công với công ty mẹ/công ty liên quan ở nước ngoài.

- Phải thường xuyên đánh giá đầy đủ năng lực sản xuất của khách hàng. - Tăng cường kiểm soát, quản lý theo dõi được dòng tiền của khách hàng. - Phải thẩm định đánh giá đúng về yếu tố kỹ thuật, yếu tố thị trường của

Kết luận chương 1

Trong chương 1 của luận văn, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Cụ thể, luận văn đã trình bày những nội dung chính về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trên các khía cạnh về mặt khái niệm (khái niệm rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng); hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại; nội dung công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại; chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại (khái niệm, chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại). Ngoài ra, luận văn còn trình bày kinh nghiệm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại tại một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên giao dịch trong nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rulal Development - Bac Ninh Branch.

Tên viết tắt: Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.

Địa chỉ: 26 Lý Thái Tổ, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 02413822520.

Email: bacninh@agribank.com.vn. Website: www.agribank.com.vn.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development - Bac Ninh branch (tên viết tắt là Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh) được thành lập từ tháng 1 năm 1997 khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Bắc. Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của ngành Ngân hàng tại địa bàn ngày 01/01/1997, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) ký quyết định thành lập Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Ninh (gọi tắt là Chi nhánh).

Là Ngân hàng thương mại Nhà nước, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng với hai chức năng chính vừa là ngân hàng thương mại vì mục tiêu lợi nhuận, an toàn, hiệu quả; vừa là công cụ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tín dụng, chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ nhiệm vụ phát

triển kinh tế tại địa phương theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Tổng biên chế đến 31/12/2013 là 381 người; Nam: 181, Nữ: 200. - Thạc sỹ: 12 chiếm 3,15%, Đại học: 319 chiếm 83,73%.

- Trình độ cao đẳng, trung cấp: 31 chiếm 8,13%. - Sơ cấp và chưa qua đào tạo: 19 chiếm 4,99%. - Tuổi đời bình quân: 40 tuổi.

Với hệ thống mạng lưới rộng, tại tất cả các địa bàn hành chính cấp huyện đều được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho phép đặt trụ sở của Chi nhánh loại 3 và tại một số địa bàn xã hoặc thị tứ kinh tế phát triển đều có phòng giao dịch, Chi nhánh trở thành đơn vị chủ lực cung ứng vốn phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân và phát triển sản phẩm dịch vụ trong đó có dịch vụ Thẻ.

2.1.2. Sơ đồ tổ chức

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh là Chi nhánh loại 1 thành viên trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Trụ sở đặt tại 26 Lý Thái Tổ, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Mạng lưới hiện nay của Chi nhánh gồm 25 điểm giao dịch. Trong đó gồm Hội Sở, 8 Chi nhánh loại 3, 16 phòng giao dịch. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay quy mô và chất lượng kinh doanh của Chi nhánh không ngừng được cải thiện, kết quả hoạt động năm sau cao hơn năm trước và được đánh giá là ngân hàng có sức mạnh chi phối trên địa bàn, có chất lượng trong kinh doanh, thương hiệu có uy tín.

+ Tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh: Hiện có 8 Phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Tín dụng; Phòng Kế toán- Ngân quỹ; Phòng Điện toán; Phòng Hành chính Nhân sự; Phòng Kinh doanh Ngoại hối; Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ; Phòng Marketing.

+ Tại các Chi nhánh loại 3 có: Phòng Kế hoạch Kinh doanh; Phòng Kế toán ngân quỹ; Phòng Hành chính Nhân sự.

Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh thể hiện ở sơ đồ 2.1.

AGRIBANK CHI NHÁNH

TỈNH BẮC NINH

hợp quỹ Phòng Kinh Phòng Hành Phòn g Kiểm Phòng kinh Phòng

doan chín tra doanh Mar

Ngo ại

nhâ n

Kiểm ngoại keting

* Cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh:

Đứng đầu Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh là Giám đốc - người chịu trách nhiệm điều hành chung các mặt hoạt động của Chi nhánh. Trợ giúp cho Giám đốc là các Phó Giám đốc: Phó Giám đốc phụ trách Ke toán, Dịch vụ; Phó Giám đốc phụ trách Tín dụng; Phó Giám đốc phụ trách kiểm tra.

- Phòng Hành chính và nhân sự: Giúp việc Giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại chi nhánh theo đúng Luật Lao động và qui định của Agribank; công tác hành chính quản trị và xây dựng cơ bản.

- Phòng Kế hoạch tổng hợp: Giúp Giám đốc trong việc tổng hợp, phân tích, xây dựng các kế hoạch kinh doanh, quản trị, điều hành vốn, lãi suất và quản lý rủi ro về nguồn vốn, tỷ giá.

- Phòng Điện toán: Giúp Giám đốc quản trị hệ thống các phần mềm, hệ thống mạng và quản lý, sửa chữa, bảo trì thiết bị tin học và xử lý các nghiệp vụ phát sinh.

- Phòng Ke toán và ngân quỹ: Giúp Giám đốc trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán - tài chính, xây dựng kế hoạch thu chi, quản lý ấn chỉ quan trọng, thực hiện thu chi tiền mặt và thanh toán với khách hàng, chi trả kiều hối.

- Phòng kinh doanh ngoại hối: Giúp Giám đốc trong việc triển khai dịch vụ thanh thanh toán quốc tế.

- Phòng Marketing: Giúp Giám đốc trong việc triển khai dịch vụ, thanh toán thẻ, quản lý ATM, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, quản lý tài khoản của khách hàng, làm dịch vụ chứng khoán và thực hiện tuyên truyền quảng cáo.

- Phòng Tín dụng: Giúp Giám đốc trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, kiểm soát và điều hành hoạt động tín dụng, thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn hỗ trợ trong và ngoài nước, thực hiện thanh toán quốc tế, quản lý rủi ro tín dụng.

- Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Giúp Giám đốc kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng theo chế độ của Agribank và qui định của Pháp luật, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; trực tiếp kiểm tra và phối hợp với các đoàn đến kiểm tra tại Agribank chi nhánh Bắc Ninh.

- Phòng Kinh doanh ngoại hối: Giúp Giám đốc trong việc kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh.

T

T CHỈ TIÊU

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiên Tỷ trọng (%) Số tiên Tỷ trọng (%) Số tiên Tỷ trọng (%) ~ T

Theo loại tiền gửi 3,271,485 100 4,414,70 5 100 5,247,297 100 ɪ Tiên, vàng gửi KKH 470,985 1 4.4 578,900 ãT 1 538,295 10.3 T T Tiền gửi KKH bằng VNĐ 464,828 142 524,471 1179 519,290 9.9 1 . 2

Tiền gửi KHH ngoại tệ quy đổi 6,1 57 0.2 54,429 1.2 19,0 05 0.4 ~ r Tiên, vàng gửi CKH 2,800,500 85.6 3,835,80 5 86.9 4,709,002 89/7 T T Tiền gửi CKH bằng VNĐ 2,570,216 786 3,614,62 7 819 4,477,496 853 Kỳ hạn dưới 12 tháng 2,522,578 77.1 3,411,05 8 73 7 4,096,032 781 Kỳ hạn từ 12 -24 tháng 34,8 79 ĨT 199,035 45 377,794 7.2 Kỳ hạn trên 24 tháng 12,7 59 4 4,534 ÕT 3,670 0T 2 . 2

Tiền gửi CKH ngoại tệ quy

đổi 230,284 7.0 221,178 5.0 231,506 4.4

Các chi nhánh huyện, thành phố và các phòng giao dịch có chức năng huy động vốn; cho vay, bảo lãnh đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hộ gia đình và cá nhân trong hạn mức được Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh qui định; thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác: Thanh toán, thẻ, chi trả kiều hối, thu ngân sách....

2.1.3. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh luôn xác định nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các ngân hàng, nó quyết định sức mạnh của ngân hàng trên thị trường và độ tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần thường dễ dàng linh hoạt về mức lãi suất hơn so với Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Do đó, vấn đề huy động vốn luôn được Ban Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh quan tâm và chủ động xây dựng chiến lược huy động vốn: Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh triển khai đầy đủ các đợt huy động vốn dự thưởng do Agribank phát hành, chú trọng công tác tiếp thị, ban hành cơ chế khoán huy động vốn đến từng cán bộ nhân viên, có chế độ khen thưởng các cán bộ đạt thành tích cao trong công tác huy động vốn.

Tình hình huy động vốn của chi nhánh được phản ánh trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh

T Theo đối tượng khách

hàng 3,271,485 1ÕÕ 4,414,705 100 5,247,297 100

^ τ

Tiền gửi kho bạc 147,573 45 48,234 ÍT 40,6

77 0.8 ~ Tiền gửi TCTD 4,9 52 02 2,225 0 1 8,067 0.2 ɪ Tiền gửi của TCKT 541,039 165 754,645 1

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc ninh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w