Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc ninh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 104)

- CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

2.3.2. Những hạn chế

- Quy định phân cấp xác định giới hạn tín dụng/cấp tín dụng cịn nhiều điểm bất hợp lý.

+ Bất hợp lý trong thực hiện xác định giới hạn tín dụng: Xác định giới hạn tín dụng do bộ phận tín dụng đề xuất và phụ thuộc ý kiến chủ quan của bộ phận tín dụng. Sự thẩm định rủi ro độc lập và xác định giới hạn tín dụng của bộ phận thẩm định chỉ được thực hiện khi bộ phận tín dụng đã xác định sơ bộ mức giới hạn tín dụng và mức này phải qua bộ phận thẩm định. Theo Quy trình, việc đồng ý hay khơng đồng ý về giới hạn tín dụng do bộ phận thẩm định thực hiện, bộ phận tín dụng có thể khơng đề xuất hoặc đề xuất nhưng chỉ xem là yếu tố tham khảo.

+ Xác định giới hạn tín dụng là một bước vơ cùng quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. Trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, nói chung có 2 cấp độ rủi ro chính: Rủi ro tổng thể của khách hàng và rủi ro của bản thân các giao dịch. Xác định giới hạn tín dụng nhằm xác định rủi ro tổng thể (được hiểu là doanh nghiệp thua lỗ, mất khả năng trả nợ). Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện rất nhiều giao dịch. Rủi ro của một giao dịch không nhất thiết dẫn đến rủi ro hệ thống, nhưng nếu xảy ra rủi ro hệ thống thì mọi giao dịch sẽ chịu rủi ro. Do đó xác định giới hạn tín dụng cần được một bộ phận độc lập và chun mơn hóa thực hiện để đảm bảo tính khách quan và hướng đến các chuẩn mực quốc tế như nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu đã đề ra. Vì vậy sự phân cấp trong xác định giới hạn tín dụng chưa đảm bảo được yêu cầu này.

- về cơ sở xác định giới hạn tín dụng

Hiện nay việc xác định giới hạn tín dụng dựa trên tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, mức độ rủi ro và giới hạn tín dụng tham khảo. Khi thực hiện xác định giới hạn tín dụng, trước hết phải thực hiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và áp

dụng cơng thức để tính giới hạn tín dụng tham khảo. Sau đó giới hạn tín dụng này được sử dụng làm tham chiếu trong xác định giới hạn tín dụng của khách hàng trên cơ sở xem xét thêm về tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính và mức độ rủi ro trong kinh doanh. Trong trường hợp giới hạn tín dụng được điều chỉnh lớn hơn giới hạn tín dụng tham khảo thì cần phải đưa ra thêm các lý lẽ thuyết minh cho việc tăng này. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh trong khi việc tính tốn giới hạn tín dụng tham khảo đang trong q trình thử nghiệm, nhưng lại khơng có giới hạn tối đa. Quy định này vơ hình chung đã làm cho việc định lượng các yếu tố tài chính, phi tài chính trong xếp hạng và xây dựng giới hạn tín dụng khơng cịn ý nghĩa ràng buộc chặt chẽ, vì vậy giới hạn tín dụng được xác định trong nhiều trường hợp vượt khá xa với giới hạn tín dụng tham khảo và khơng có mối liên hệ nào cả. Do đó yếu tố định tính ảnh hưởng nhiều hơn đến giới hạn tín dụng so với yếu tố định lượng, điều này là không phù hợp với xu hướng biến chuyển trong quản trị rủi ro tín dụng hiện đại.

- về quy trình tín dụng

Việc áp dụng Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 Quy định cho vay đối với các khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo sự ứng dụng quy trình cấp tín dụng của ngân hàng, đã đem lại một số thay đổi tích cực như tăng cường khả năng kiểm sốt tính tn thủ các quyết định cấp tín dụng thơng qua bộ phận quản lý rủi ro, nâng cao tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên cũng tồn tại những hạn chế:

+ Mục đích nâng cao tính khách quan, phản biện tín dụng bằng cách phân tách Phịng tín dụng thành Bộ phận tín dụng và Bộ phận thẩm định tại Chi nhánh chỉ đạt về hình thức, nặng về thủ tục giấy tờ chứ chưa đáp ứng được yêu cầu về bản chất. Xét về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy, mặc dù Bộ phận Thẩm định có ý kiến độc lập trong cấp tín dụng nhưng vẫn thuộc sự quản lý của Phịng tín dụng và của Ban Giám đốc, vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của Chi nhánh, do đó khơng thể đảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định

về các khoản vay. Trên thực tế để giải quyết nhanh các yêu cầu của khách hàng trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bộ phận thẩm định tiến hành thẩm định song song cùng với bộ phận tín dụng, đồng thời cũng có lúc phải tiếp xúc với khách hàng để thu nhận thơng tin, do đó các thơng tin do bộ phận tín dụng cung cấp khơng cịn nhiều ý nghĩa, mơ hình bị phá vỡ vì tính khách quan khơng đạt được.

+ Quy trình kéo dài thời gian cấp tín dụng, gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng và cơ hội kinh doanh của khách hàng vì phải qua nhiều bộ phận, nhiều thủ tục giấy tờ rườm rà, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.

+ Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các bộ phận tham gia trong hoạt động cấp tín dụng mà trong điều kiện vấn đề hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn cịn tồn tại đã dẫn đến tâm lý e ngại của các cán bộ có liên quan. Bộ phận tín dụng chỉ đưa ra các đề xuất về cấp tín dụng cịn bộ phận thẩm định và phải có ý kiến đồng ý hay không đồng ý về khoản vay. Tuy nhiên bộ phận thẩm định thường không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, một cơng việc rất quan trọng khi thẩm định tín dụng, trong khi khả năng thu thập thơng tin rất khó khăn nên đã xuất hiện tâm lý e ngại quá mức trong thẩm định.

Sự tuân thủ quy trình tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh có những thời điểm chưa nghiêm và thiếu thận trọng. Nhiều khoản tín dụng bị phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng và được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộ quản lý khoản vay. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, khơng dựa vào q trình thu thập thơng tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và chính xác. Q trình giải ngân và giám sát sau khi cho vay rất lỏng lẻo, có nhiều khoản giải ngân bằng tiền mặt theo sự lý giải của khách hàng một cách bất hợp lý và đã thực sự trở thành nợ xấu, giám sát kiểm tra sau khi cho vay thực hiện qua loa. Chi nhánh thực hiện đầu tư tín dụng ngồi địa bàn hoạt động của Chi nhánh nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong sử dụng vốn vay và kiểm soát nguồn tiền của khách hàng khơng đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Tất cả những điều đó đã làm cho khả năng phịng ngừa, chống đỡ rủi ro tín dụng của Agribank

chi nhánh tỉnh Bắc Ninh cịn hạn chế, chất lượng tín dụng giảm sút.

- Quy định về chính sách khách hàng

Các chính sách phí, lãi suất của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh áp dụng đối với khách hàng chưa có sự rõ ràng và chưa có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro với lợi ích địi hỏi của ngân hàng tương ứng với mức độ rủi ro đó. Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh chưa ban hành một chính sách khách hàng và cơ sở phân loại khách hàng để thực thi chính sách đó. Các chính sách phí, lãi suất được đưa ra là phí, lãi suất ưu đãi áp dụng đối với những khách hàng tốt nhất nhưng “chuẩn ” về khách hàng tốt nhất vẫn chưa rõ ràng, thống nhất mà chỉ định tính, chưa lượng hóa để việc áp dụng được hợp lý và khách quan. Vì vậy chính sách khách hàng thiếu đi tính hợp lý và khoa học.

- về định hướng khách hàng

Để thực hiện cấp tín dụng một cách chủ động, có sự nghiên cứu kỹ càng, lựa chọn những thị trường mục tiêu phù hợp với đặc thù của ngân hàng và ít rủi ro, cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch tín dụng và định hướng thị trường, khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên hiện nay Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa xây dựng được một chiến lược rõ ràng cũng như định hình sự lựa chọn về phân khúc thị trường nhất định cho từng khu vực. Chính vì vậy hoạt động đầu tư tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh cịn mang tính thụ động, đầu tư tín dụng theo phong trào nên khả năng phịng ngừa và hạn chế rủi ro không đảm bảo.

- về danh mục đầu tư

Hiện nay danh mục đầu tư của chi nhánh còn tập trung vào các doanh nghiệp lớn; mặc dù đã có định hướng phát triển đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay thể nhân nhưng do chỉ đạo chưa quyết liệt nên tỷ trọng đầu tư tín dụng đối với khu vực này cịn thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản trị rủi ro.

- về nguồn nhân lực

Trong thời gian gần đây, công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị kịp thời, số lượng cán bộ chủ chốt để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh thiếu khá nhiều. Một số chuyển sang làm lãnh đạo tại các ngân hàng cổ phần nên lực lượng cán bộ nắm giữ các vị trí chủ chốt, đặc biệt cán bộ làm cơng tác tín dụng càng thiếu trầm trọng. Thêm vào đó, hầu hết cán bộ làm cơng tác tín dụng tuổi đời cịn trẻ, dưới 30 tuổi, phần lớn công tác trong lĩnh vực tín dụng từ 1 - 3 năm nên kinh nghiệm còn hạn chế. Khác với các nghiệp vụ khác tại Ngân hàng, cán bộ làm cơng tác tín dụng ngồi u cầu về trình độ chun mơn cịn địi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Trong khi đó muốn có một cán bộ tín dụng đủ năng lực, kinh nghiệm để đáp ứng u cầu cơng việc phải qua đào tạo, làm việc ít nhất là 3 năm. Điều này cho thấy với lực lượng cán bộ cịn ít kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn cũng như công tác đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, khả năng hạn chế rủi ro tín dụng sẽ rất khó khăn.

+ Chun mơn hố cán bộ tín dụng: Từ thực tế hiện nay, địi hỏi cơng tác phân tích đánh giá khách hàng vay vốn cần được chun mơn hố tức là mỗi cán bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm phụ trách việc phân tích một hoặc một số loại hình doanh nghiệp, một số ngành nghề kinh doanh hoặc một bước trong quy trình thẩm định bởi vì khơng phải cán bộ tín dụng nào cũng có khả năng hiểu biết sâu về tất cả các ngành nghề kinh doanh cũng như hoạt động tài chính của tất cả các loai hình doanh nghiệp. Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những thuận lợi, khó khăn và đặc thù riêng, nếu thực hiện phân cơng theo loại hình doanh nghiệp hoặc theo ngành nghề kinh doanh sẽ giúp cho cán bộ tín dụng có điều kiện hiểu sâu hơn về từng ngành nghề, lĩnh vực hoặc loại hình doanh nghiệp mà mình phụ trách. Như vậy thì chất lượng của tín dụng sẽ được nâng cao, việc theo dõi sau khi cho vay và mở rộng quan hệ với khách hàng cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, lãnh đạo quản lý cũng dễ dàng hơn.

Hiện nay Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh chưa có sự phân cơng rõ ràng theo hướng chun mơn hố như vậy tới từng cán bộ tín dụng. Các cán bộ tín dụng phải thực hiện phần lớn quy trình cho vay đối với mọi doanh nghiệp. Tất nhiên có

cán bộ tín dụng có kinh nghiệm lâu năm, có cán bộ tín dụng cịn rất trẻ kiến thức cập nhật nhưng khơng có sự phân cơng phù hợp, bất kỳ cán bộ tín dụng nào cũng có thể làm việc với loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh mà khơng có sự cân nhắc, chọn lựa. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian và hiệu quả của cơng việc. Cán bộ tín dụng cũng mất thời gian để tìm hiểu, cập nhật thơng tin để hiểu thêm về đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp hoặc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh vì nếu hiểu biết khơng đầy đủ sẽ phân tích một cách rời rạc, hời hợt qua loa. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do đội ngũ cán bộ tín dụng cịn rất trẻ, chưa va chạm với thương trường và thực tế về nghiệp vụ. Bên cạnh đó vì cán bộ trẻ mới về nên ban lãnh đạo chưa nắm hết được hết khả năng cũng như năng lực của mỗi cán bộ để có sự phân cơng cho phù hợp.

+ Trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.

Mặc dù chất lượng phân tích, đánh giá doanh nghiệp vay vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng phải kể đến đó là khả năng đánh giá của mỗi cán bộ tín dụng. Một trong những hạn chế chủ yếu về phía Ngân hàng hiện nay là do trình độ non yếu khơng đủ khả năng đánh giá phân biệt phương án hoặc dự án khả thi hay không khả thi. Cán bộ tín dụng thiếu khả năng phán đốn và có cách nhìn tồn diện về hiệu quả thực tế, tồn diện của phương án, dự án vay vốn của khách hàng đưa ra nên chỉ xoay quanh các tài sản mang tính vật chất đảm bảo trực diện. Chưa quan tâm hoặc chưa đủ khả năng thực hiện công tác tư vấn cho khách hàng mà chỉ lo thúc giục khách hàng cung cấp các thủ tục hình thức một cách máy móc. Ngồi ra, số cán bơ tín dụng khơng được đào tạo theo đúng chuyên ngành tín dụng và một số cán bộ mới được tuyển hầu hết là những người còn rất trẻ, mới tốt nghiệp, họ thiếu rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức lại chưa vững vàng. Việc khơng ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng như kiến thức thực tế về thị trường hiện đại cho đội ngũ cán bộ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Do vậy, chi nhánh phải có những biện pháp kịp thời để khắc phục những hạn chế này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc ninh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w