KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc ninh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 58)

GIA TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng ở một số quốc gia trên thế giới

1.3.1.1. Trung Quốc

Từ một số nguyên nhân chính gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự - Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng.

a. Nguyên nhân các khoản nợ xấu xuất phát từ:

- Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn.

- Tài sản thế chấp: Cho vay dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng mà không đánh giá nguồn trả nợ chính. Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng gần đây đã làm cho trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn.

- Thông tin khách hàng: Không thu thập đầy đủ thông tin KH vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt thời hạn hiệu lực khoản vay.

- Không văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

- Giám sát sau giải ngân kém: không giám sát các khoản cho vay xây dựng như kiểm tra tình hình thực tế, tiến độ rút vốn vay, thanh tra... Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

b. Mua bán nợ xấu:

Từ năm 2001, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép hình thành thị trường mua bán nợ xấu ngân hàng với sự tham gia của rất nhiều thành phần quốc doanh, tư nhân, trong nước và quốc tế. Trung Quốc quan niệm rằng, nếu chỉ để cho các thành phần quốc doanh mua bán trên thị trường này, quá trình định giá sẽ không thực sự cạnh tranh. Vì thế, Chính phủ nước này cho phép Morgan Stanley và sau này là các ngân hàng đầu tư khác của Mỹ không chỉ tham gia mua cổ phần mà còn được phép mua bán nợ xấu các ngân h àng.

Sở dĩ hoạt động này trên thế giới thông suốt vì có hệ thống pháp lý hoàn hảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thị trường này phát triển như nhân lực có tay nghề cao, cung cấp dịch vụ bài bản...

1.3.1.2. Nhật Bản

- Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt; Neu mức lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các NHTM, NHNN sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp.

- Hiện nay các NH Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các NH.

1.3.1.3. Mỹ và Châu Âu

Các Ngân hàng Mỹ nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất tốn tài sản. Ví dụ như JPMorgan và Bank of America đã bắt đầu nỗ lực hoãn các vụ tịch thu tài sản để trả nợ và nỗ lực làm việc với các chủ nợ để họ vẫn có thể trả tiền. Các biện pháp phổ biến là giảm lãi suất và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vẫn có thể trả tiền mà không phải bán tài sản thế chấp.

Mỹ và Châu Âu: Cũng đã bơm tiền vào các ngân hàng, nhờ đó nhiều ngân

hàng lớn đã mua lại các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhỏ đang trên bờ vực phá sản, giúp những chính sách hỗ trợ khách hàng của ngân hàng lớn áp dụng luôn cho khách hàng của ngân hàng nhỏ.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm

Một là, chất lượng tín dụng quan trọng hơn là mở rộng tín dụng; Nếu không

hiểu rõ về doanh nghiệp, đừng cho vay; Cẩn trọng khi cho vay đối tượng mới; Thiện chí, tính trung thực của người vay rất quan trọng.

Hai là, các khoản vay cần tính đến cả 2 phương án (Kinh doanh hiệu quả, trả

sản thế chấp không thể thay thế nguồn trả nợ, đồng thời TSTC phải đảm bảo 4 đặc tính (pháp lý, giá trị, tính khả mại và khả năng quản lý của ngân hàng); Cần xem xét thái độ nơn nóng của doanh nghiệp khi đi vay; Không nên để rơi vào tình huống "sự đã rồi"; Ln nghĩ đến lợi ích của Ngân hàng.

Ba là, cẩn trọng với nhóm khách hàng liên quan; Công nghệ mới nhưng không

quên vai trị kiểm tra, kiểm sốt truyền thống.

Bốn là, cẩn trọng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI), đặc

biệt trong trường hợp doanh nghiệp có quan hệ mua-bán, sản xuất, gia công với công ty mẹ/công ty liên quan ở nước ngoài.

- Phải thường xuyên đánh giá đầy đủ năng lực sản xuất của khách hàng. - Tăng cường kiểm sốt, quản lý theo dõi được dịng tiền của khách hàng. - Phải thẩm định đánh giá đúng về yếu tố kỹ thuật, yếu tố thị trường của

Kết luận chương 1

Trong chương 1 của luận văn, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Cụ thể, luận văn đã trình bày những nội dung chính về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trên các khía cạnh về mặt khái niệm (khái niệm rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng); hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại; nội dung công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại; chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại (khái niệm, chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại). Ngoài ra, luận văn cịn trình bày kinh nghiệm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại tại một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bắc ninh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 58)