Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần quân đội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37)

đội

Qua phân tích kinh nghiệm của một số ngân hàng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT có thể tổng hợp và rút ra một số bài học đối với MB như sau:

Thứ nhất, củng cố, nâng cao uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực TTQT, tài trợ thương mại.

Thứ hai, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ TTQT để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Thứ ba, xây dựng chiến lược Marketing hợp lý để có thể quảng bá cũng như giới thiệu sản phẩm dịch vụ TTQT của mình với khách hàng tiềm năng, thu hút khách hàng mới.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình hợp tác, trao đổi nhằm tăng số đại lý, tận dụng được vốn cũng như công nghệ của các ngân hàng, chú trọng phát triển công nghệ thanh toán.

Thứ năm, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự TTQT: Xây dựng đội ngũ chuyên gia chất lượng cao thông qua đào tạo phát triển nguồn nhân lực hiện có kết hợp với tuyển dụng chuyên gia quốc tế; Tăng cường đào tạo phổ biến kiến thức về TTQT để nhân viên ngân hàng có thể hiểu rõ về các sản phẩm dịch vụ, từ đó đưa ra sự tư vấn tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần chú trọng công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, thường xuyên cập nhật, nắm bắt xu hướng thế giới.

Thứ sau, đẩy mạnh các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, tăng cường thu hút vốn ngoại tệ cả trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ để phục vụ tốt hơn cho hoạt động TTQT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT là một yếu tố tất yếu. Để đánh giá toàn diện việc nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT của NHTM, chúng ta phải nghiên cứu cơ sở khoa học. Chương 1 của khóa luận đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

Thứ nhất, khái quát về hoạt động TTQT của NHTM.

Thứ hai, khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT của NHTM.

Thứ ba, các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT của NHTM.

Thứ tư, kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT của một số NHTM, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Quân đội.

Những vấn đề nghiên cứu ở Chương 1 sẽ là cơ sở để Chương 2 của khóa luận phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT tại Ngân hàng TMCP Quân đội trong những năm gần đây.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO NANG Lực CẠNH TRANH THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) được thành lập năm 1994 với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính - ngân hàng cho các doanh nghiệp quân đội. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính và bất động sản tại Việt Nam.

Giai đoạn 2003 - 2010, MB bắt đầu kế hoạch cải tổ để phát triển toàn diện, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững; đánh dấu cho giai đoạn này là những sự kiện tiêu biểu như: Ký kết thỏa thuận hợp tác ba bên với Vietcombank và Viettel, hợp tác với Citibank để xây dựng cơ sở cho phát triển các sản phẩm - dịch vụ tài chính có hàm lượng công nghệ cao sau này; Mở rộng lĩnh vực hoạt động theo lộ trình phát triển chuỗi sản phẩm - dịch vụ tài chính toàn diện, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng. Khép lại giai đoạn 2003 - 2010, MB ghi dấu sự phát triển ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia bằng việc thành lập chi nhánh đầu tiên tại Lào, chính thức khai trương vào ngày 30/12/2010.

Trên cơ sở những thành công và kinh nghiệm đã tích lũy trong hơn 15 năm trước, MB bắt đầu vào giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển 2011 - 2015 với tầm nhìn đến năm 2020 nhằm kiện toàn lại mọi mặt hoạt động, mục tiêu đưa MB vào vị trí TOP3 Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Dấu ấn rõ rệt nhất của MB trong giai đoạn này là việc bứt phá lên giữ vị trí đầu bảng trong 03 năm liên tục 2012, 2013 và 2014 về lợi nhuận kinh doanh, hiệu quả hoạt động so với các NHTMCP không do Nhà nước nắm cổ phần chi phối; được đánh giá là ngân hàng lớn thứ năm tại Việt Nam hiện nay.

Tổng số nhân sự hiện nay của MB là 6.057, mạng lưới kinh doanh ngày càng được mở rộng với 224 điểm giao dịch, trong đó có 01 hội sở chính, 02 chi nhánh nước ngoài, 71 chi nhánh trong nước, 148 phòng giao dịch, và quan hệ với hơn 800 ngân

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Tổng dư nợ tín dụng 60,706 76,314 90,217 104,956 Tổng dư nợ cho vay 59,045 74,479 87,743 100,569 Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng 100% 100% 100% 100%

Ngắn hạn 66.99 % 71.82% 72.95% 62.43% Trung hạn 20.03 % 16.59 % 14.20 % 18.79% Dài hạn 12.97 % 11.59% 12.85% 18.78%

hàng đại lý trên toàn cầu. Trong suốt chặng đường 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Quân đội luôn chú trọng đổi mới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ mới, mang lại cho khách hàng sự yên tâm, thuận tiện và hiệu quả khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

2.1.2. Tình hình một số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Giai đoạn 2011-2014, nhờ chính sách huy động vốn linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, bám sát chính sách của NHNN, nhu cầu khách hàng, MB đã duy trì được nguồn vốn huy động ổn định, tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình 13%/năm. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng tăng trưởng bền vững, tiền gửi có kỳ hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động.

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-2014 của MB

Đơn vị: Tỷ đồng

(Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân đội 2011-2014)

Trong thời gian này, MB đã tập trung thực hiện các giải pháp huy động vốn như: thành lập Ban chỉ đạo huy động vốn hệ thống, ban hành chính sách huy động phù hợp với từng đối tượng vùng/miền/phân khúc khách hàng; xây dựng nhiều chương trình và triển khai tích cực, như “Tiết kiệm MB, vui xuân trúng lớn”, “Tiết kiệm MB, vui hè rộn rã”, “Tiết kiệm nhân an”, “Tiết kiệm Mobile”... Bên cạnh đó, MB cũng quan hệ chặt chẽ các khách hàng truyền thống, khách hàng quân đội, phục vụ lực lượng vũ trang. Xây dựng sản phẩm chuyên biệt cho đối tượng quân nhân, cán bộ nhân viên Quốc phòng với nhiều sản phẩm đa dạng như: Tiết kiệm Quân nhân, cho vay quân nhân. Kết quả đến năm 2014, tổng vốn huy động tăng 14.730 tỷ đồng, tương đương 9,22% so với năm 2012. Trong đó, huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 167.609 tỷ, tăng 23% so với năm 2013 (gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng bình quân toàn ngành ~15,5%).

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Trong hơn 20 năm qua, hoạt động tín dụng của MB không ngừng được mở rộng, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng, dư nợ cho vay và cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng giai đoạn 2011-2014 của MB

Giai đoạn 2011-2014, dư nợ cho vay và dư nợ tín dụng (bao gồm dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tăng trưởng đều qua các năm với tốc độ trung bình lần lượt là 20,09%/năm và 19,52%/năm. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, MB đã định hướng phát triển tín dụng trên nguyên tắc tăng trưởng hợp lý, có chọn lọc, an toàn, hiệu quả và chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu, định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, ưu tiên phát triển khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), duy trì hợp lý nhóm khách hàng qua nhiều sản phẩm, gói giải pháp tín dụng thiết thực như: Gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chương trình liên kết Ngân hàng - Doanh nghiệp của NHNN, thu hộ tiền điện miền Trung, gói dầu khí dành cho các khách hàng kinh doanh xăng dầu... Năm 2014, dư nợ cho vay khách hàng đạt 100.569 tỷ, tăng 15% so với 2013. Trong đó, dư nợ cho vay riêng ngân hàng đạt 100.571 tỷ, tăng 14% so với 2013, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân ngành (~13%).

Trong tổng dư nợ cho vay của MB thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (60-70%), sau đó là cho vay trung hạn, tỷ trọng nhỏ nhất là cho vay dài hạn. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng giai đoạn 2011-2013 biến động theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay trung hạn, riêng năm 2014,

cơ cấu dư nợ biến động theo chiều ngược lại. Điều này cho thấy chính sách tín dụng của MB có sự thay đổi tập trung vào cho vay các dự án đầu tư dài hạn.

Với phương châm đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, MB đã rất chú trọng kiểm soát chất lượng nợ, quản trị tốt rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 1,84%, năm 2013, 2014 tỷ lệ này tăng lên lần lượt là 2,45% và 2,73% nhưng vẫn luôn duy trì ở mức thấp hơn so với ngành. Nguyên nhân nợ xấu tăng lên trong giai đoạn này được Thống đốc NHNN lý giải là do tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn.

2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ

Biểu đồ 2.2: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận hoạt động dịch vụ

giai đoạn 2011-2014 tại MB

Đơn vị: Tỷ đồng 2000.0 1500.0 1000.0 500.0 0.0 -500.0 -1000.0 1408.2 1190.9 -548.3 -171.7 -235.2 -457.8 ■Thu nhập từ hoạt động dịch vụ ■Chi phí hoạt động dịch vụ

■Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

(Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân đội 2011-2014)

Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân đội rất đa dạng, bao gồm bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ quản lý quỹ, dịch vụ cho thuê... Trong đó, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm tỷ trọng chủ yếu, thứ hai là dịch vụ thanh toán và tiền mặt. Giai đoạn 2011-2014, thu nhập từ hoạt động dịch vụ biến động bất thường trong khi chi phí liên tục tăng, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2014 khoảng 211,6 tỷ đồng, tương đương 28,65%. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ giảm mạnh trong năm 2012, 2013 do sự thiếu hiệu quả trong hoạt động chứng khoán và hoạt động quản lý quỹ của ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2014 thu nhập này tăng mạnh khoảng 434 tỷ đồng, tương đương 44,58% so với năm 2013. Tỷ trọng thu nhập dịch vụ/ Tổng thu nhập hoạt động của MB tương đối nhỏ và biến động khá mạnh trong khoảng 6% - 9%.

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh số TTQT (tỷ USD) ^53^ 5.96 6.24 7.37 7.54

Tốc độ tăng trưởng (%) 12.14

% 4.75% 18.13% 2.37%

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

2.2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

2.2.1.1. Các văn bản quy định chung - Luật các tổ chức tín dụng 2010 - Luật thương mại 2005

- Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt

- Pháp lệnh ngoại hối 2005 và nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối

- Quyết định số 2635/2008/QĐ-NHNN ngày 6/11/2008 của Thống đốc NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

- Thông tư số 03/2008 TT-NHNN ngày 11/04/2008 của NHNN hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng

2.2.1.2. Văn bản điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế a. Luật Việt Nam

- Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/11/2006 ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiếu khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

- Một số yêu cầu khi mở L/C trả ngay, quy định tại công văn 405/NHNN- QLNH ngày 23/01/2006 của vụ quản lý ngoại hối - NHNN

b. Luật quốc tế

- Quy tắc thống nhất và thực hành về TDCT - UCP (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit) của Phòng Thương mại quốc tế

- Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo phương thức thanh toán TDCT - ISBP (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits)

- Các quy tắc thực hành thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo TDCT - URR (ICC Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursements under Documentary Credits)

- Các quy tắc thống nhất về Nhờ thu - URC (The ICC Uniform Rules for Collections)

2.2.1.3. Văn bản, quy định nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

- Quyết định 0338/2010/QT-MB-HS về quy trình thanh toán nhờ thu nhập khẩu.

- Quyết định 4683/2010/QĐ-MB-HS về việc ban hành quy định nghiệp vụ tín dụng chứng từ xuất khẩu.

- Quyết định 0170/2011/HD-MB-HS về sử dụng hướng dẫn cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu bằng bộ chứng từ xuất khẩu

- Quyết định 0329/2011/HD-MB-HS về hướng dẫn thực hiện dịch vụ và thanh toán chứng từ xuất khẩu.

- Quyết định 0318/2014/QT-MB-HS về quy trình thanh toán thư tín dụng hàng nhập.

- Quyết định 0134/2014/HD-MB-HS về hướng dẫn dịch vụ phát hành UPAS L/C.

2.2.2. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

2.2.2.1. Tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế

Bảng 2.2: Doanh số TTQT, tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT của MB và kim ngạch XNK giai đoạn 2010-2014

Doanh số TTQT của MB tăng liên tục qua các năm song tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2011, doanh số TTQT tăng khá mạnh, 644,72 triệu USD, tương đương 12,14%. Tuy nhiên năm 2012, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, doanh số TTQT chỉ tăng khoảng 282,71 triệu USD, tương đương 4,75% so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số TTQT lấy lại tốc độ tăng trưởng, thậm chí tăng mạnh hơn nhiều so với

năm 2011, cao gấp 4 lần năm 2012 (18,13%) - một con số khá ấn tượng so với các NHTM khác, như Vietcombank doanh số TTQT năm 2013 chỉ tăng thêm 7,2% so với năm 2012. Tuy nhiên năm 2014, doanh số TTQT lại tăng chậm lại, đây cũng là năm MB có tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT thấp nhất giai đoạn 2011-2014 (2,37%).

MB đã tiến hành mở rộng thị trường cả về thành phần, số lượng khách hàng, quy mô, số món thanh toán. Khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của MB trong thời gian qua tăng lên liên tục về số lượng và ngày càng đa dạng về thành phần với tốc độ trung bình 18%/năm. Đến năm 2014, MB đã có hơn 90.000 khách hàng có quan hệ giao dịch quốc tế thường xuyên, với thành phần đa dạng từ tập đoàn, tổng công ty nhà nước đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay MB không chỉ phục vụ cho các

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần quân đội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w