Các chỉ tiêu đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế của ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần quân đội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 30)

tế của ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính

a. Nâng cao uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực TTQT

Nâng cao uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực TTQT là chỉ tiêu định tính đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT của ngân hàng. Bởi lẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT thông qua hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng... sẽ tác động khiến uy tín, thương hiệu của ngân hàng ngày một cao hơn, tạo nên hiệu ứng thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ, gia tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô, thị trường trong và ngoài nước. Uy tín, thương hiệu càng cao chứng tỏ năng lực cạnh tranh TTQT càng được nâng cao, càng nhiều khách hàng và đối tác biết đến ngân hàng, tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

b. Nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT

Ngày nay, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các NHTM, việc phát triển, mở rộng hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng không chỉ là gia tăng số lượng sản phẩm dịch vụ mà cần song song với nâng cao chất lượng dịch vụ. Bởi lẽ đặc tính của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là hầu như không có sự khác biệt nên giữa các ngân hàng cùng cung cấp dịch vụ TTQT, khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn ngân hàng có chất lương dịch vụ cao hơn. Chất lượng dịch vụ TTQT được nâng cao thể hiện ở thời gian giao dịch rút ngắn, sai sót giảm thiểu, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm chi phí cho khách hàng, nâng cao chất lượng tư vấn, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng... từ

đó đảm bảo quyền lợi, đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Vậy nên, đây là chỉ tiêu định tính đánh giá mức độ nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT của NHTM.

c. Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng

Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, các hoạt động thương mại của nước ta với các nước trên thế giới ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, các đối tác của doanh nghiệp XNK Việt Nam ngày càng mở rộng mà không bị bó hẹp trong một quốc gia, vùng lãnh thổ nào, các giao dịch thương mại cũng ngày càng đa dạng và phức tạp, kéo theo đó là nhu cầu dịch vụ TTQT ngày càng phong phú của khách hàng. Bên cạnh chất lượng dịch vụ thì khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng sẽ được xem xét khi lựa chọn ngân hàng. Vì vậy, để đánh giá mức độ nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT cần đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ngân hàng đáp ứng ngày càng nhiều và càng tốt nhu cầu khách hàng trong TTQT chứng tỏ năng lực cạnh tranh TTQT càng được nâng cao.

e. Mở rộng mối quan hệ với khách hàng

Mối quan hệ với các khách hàng được mở rộng cả về chiều sâu và chiều rộng thể hiện những cố gắng, nỗ lực của ngân hàng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ với những khách hàng hiện tại cũng như thu hút các khách hàng mới. Nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT thông qua đào tạo đội ngũ cán bộ TTQT; đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại; cải tiến quy trình; nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ... sẽ tạo ấn tượng tốt cũng như làm hài lòng khách hàng và sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ được biết đến nhiều hơn.

d. Nâng cao khả năng hỗ trợ các nghiệp vụ khác

Hoạt động thương mại diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp khiến cho nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của khách hàng cũng trở nên phong phú. Không nằm ngoài xu thế đó, dịch vụ TTQT mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng cũng dẫn đến phát sinh một số nghiệp vụ đi kèm khác của ngân hàng như mua bán ngoại tệ, tín dụng, bảo lãnh, tiền gửi, tài trợ xuất nhập khẩu. và chúng có tác động qua lại, tương tác với nhau. Khả năng hỗ trợ các nghiệp vụ này của ngân hàng tăng lên hay giảm xuống cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá việc nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT của ngân hàng. Nếu TTQT hỗ trợ càng tốt cho sự phát triển các nghiệp vụ đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh TTQT của ngân hàng tăng lên, ngược lại,

TTQT không hỗ trợ, hỗ trợ ngày càng ít hoặc thậm chí là kìm hãm các nghiệp vụ khác phát triển thì cũng tức là năng lực cạnh tranh TTQT của ngân hàng đang yếu đi.

1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng

a. Doanh số TTQT

Doanh số TTQT được tính bằng tổng giá trị TTQT được thực hiện thông qua ngân hàng trong năm. Chỉ tiêu này cho thấy quy mô hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT. Doanh số thanh toán lớn chứng tỏ hoạt động TTQT của ngân hàng được thực hiện nhiều, quy mô lớn và chiếm lĩnh thị trường, năng lực cạnh tranh TTQT cao. Tuy nhiên, khi xem xét doanh số TTQT cần kết hợp với việc xem xét số món và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ để tìm ra mối quan hệ, từ đó mới đưa ra kết luận đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT của ngân hàng.

b. Tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT

Nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT đồng nghĩa với doanh số các năm phải có sự tăng trưởng, doanh số năm sau đạt cao hơn doanh số năm trước. Tốc độ tăng trưởng doanh số thể hiện tỷ lệ phần trăm tăng, giảm của doanh số năm sau so với năm trước.

— / -ι^ . t . J_______________________________> / Doanh số năm t—Doanh số năm (t-l~) „

Tôc độ tăng trưởng doanh sô =---T—, 7 7 “ 7—-—-%100%

* Doanh SO năm (t-l)

Tốc độ này càng cao chứng tỏ doanh số tăng nhanh, quy mô hoạt động TTQT ngày càng lớn, thị trường mở rộng nhanh chóng và năng lực cạnh tranh TTQT tăng nhanh.

c. Tăng trưởng thị phần TTQT

Thị phần hoạt động TTQT của một NHTM là phần hoạt động TTQT của ngân hàng đó chiếm lĩnh trên thị trường.

._______ DoanhsoTTQT của NHTM

Thị phần TTQT = —---;—Ẩ ~ 7 --- -———

Doanh sô TTQT của cả hệ thông ngân hàng

Ngày nay, hầu hết các giao dịch TTQT đều được thực hiện qua hệ thống NHTM, nên ta coi doanh số thanh toán quốc tế của cả hệ thống ngân hàng thể hiện toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia. Nên chỉ tiêu trên có thể tính toán theo công thức sau:

._______ DoanhsoTTXNKcuaNHTM

Thị phần TTQT = —7--- " '—;---7——

Thị phần TTQT thể hiện doanh số TTQT của ngân hàng chiếm bao nhiêu % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Thị phần TTQT cao chứng tỏ NHTM chiếm lĩnh thị trường, năng lực cạnh tranh TTQT cao, ngân hàng có uy tín, được khách hàng tín nhiệm.

Nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT thì thị phần TTQT phải có sự tăng trưởng, tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêu này cần đặt trong mối quan hệ với doanh số TTQT và số lượng đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trưởng để đánh giá chính xác thị phần tăng do năng lực cạnh tranh được nâng cao hay do yếu tố khách quan trên thị trường. Thị phần

tăng càng nhanh, quy mô giao dịch của ngân hàng càng lớn, năng lực cạnh tranh TTQT tăng càng nhanh.

d. Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động TTQT/Tổng doanh thu dịch vụ

Tỷ lệ DT TTQTỊTồng DT dịch vụ = Doanh thu dịch vụ TTQT Tổng DT dịch vụ

Doanh thu TTQT bao gồm các khoản phí thu được từ cung ứng dịch vụ TTQT cho khách hàng. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng doanh thu dịch vụ của ngân hàng thì doanh thu TTQT chiếm bao nhiêu phần trăm. Nói cách khác tỷ lệ này chính là mức độ đóng góp về doanh thu của hoạt động TTQT trong tổng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng như sự phát triển của hoạt động TTQT so với sự mở rộng của tổng thể hoạt động dịch vụ. Tỷ lệ này càng cao cho thấy hoạt động TTQT của ngân hàng chiếm vị trí càng quan trọng trong các hoạt động dịch vụ của ngân hàng và ngân hàng có thế mạnh về mảng dịch vụ này.

e. Mức độ đa dạng của các nghiệp vụ TTQT

Mức độ đa dạng của các nghiệp vụ TTQT của ngân hàng được thể hiện bằng số lượng phương thức thanh toán, sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung ứng, đây cũng là một trong những nhân tố quyết định đến thành công trong hoạt động TTQT của mỗi ngân hàng. NHTM muốn nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT thì cần cung cấp một danh mục phong phú các sản phẩm, dịch vụ TTQT khác nhau để đáp ứng được nhiều nhu cầu khách hàng. Sản phẩm, dịch vụ TTQT càng đa dạng chứng tỏ năng lực cạnh tranh TTQT của ngân hàng càng được nâng cao, có thể mở rộng mạng lưới khách hàng, tăng thêm thu nhập, nâng cao uy tín, thương hiệu ngân hàng.

f. Mở rộng thị trường

Ngân hàng mở rộng thị trường sang những phân khúc khách hàng mới thể hiện qua chính sách khách hàng, sự gia tăng số lượng, thành phần khách hàng, số món và giá trị các món thanh toán. Đây là dấu hiệu của nâng cao năng lực cạnh tranh, bởi vì mỗi thị trường đều có những đặc điểm khác nhau, đòi hỏi ngân hàng phải nghiên cứu, phát triển những sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhưng qua đó ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới khách hàng, quảng bá hình ảnh của mình. Quy mô sản phẩm dịch vụ, đối tượng khách hàng được ngân hàng phục vụ ngày càng gia tăng về số lượng, đa dạng về thành phần cho thấy năng lực cạnh tranh TTQT ngày càng được nâng cao.

g. Rủi ro trong TTQT

rr,,ι^"^π. .1 1 . , N ợ quá hạn

Tỷ lệ NQH trong thanh toán L/C = ;—-T---——-——— Tông doanh sô thanh toán L/C

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ quá hạn trong tổng doanh số thanh toán L/C. Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết mực độ mà ngân hàng chậm thu hồi vốn và nghiêm trọng hơn là có thể không thu hồi được vốn khi khách hàng không trả nợ hoặc bị phá sản. Hệ số này càng nhỏ thì dư nợ quá hạn càng ít so với doanh số thanh toán L/C, thể hiện công tác thẩm định khách hàng, tổ chức thu hồi nợ tốt.

Ty lệ sai sót trong việc kiêm tra BCT = -T---... .—

Tông sâ BCT NH thực hiện kiêm tra

Chỉ tiêu này phản ánh số BCT mà ngân hàng mắc sai sót trong việc kiểm tra trong tổng số BCT mà ngân hàng thực hiện kiểm tra. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ trình độ nghiệp vụ của chuyên viên TTQT của ngân hàng càng thấp, ngân hàng mắc nhiều lỗi trong việc kiểm tra BCT, chất lượng thanh toán thấp.

Trong TTQT đặc biệt là thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng khi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp. Vì vậy, nếu tỷ lệ sai sót trong kiểm tra chứng từ càng cao, ngân hàng mắc nhiều lỗi trong việc kiểm tra BCT, đưa ra kết luận xuất trình phù hợp với những BCT có lỗi thì rủi ro của NHPH càng cao vì nhà nhập khẩu có thể không đồng ý thanh toán, chấp nhận thanh toán BCT trong khi ngân hàng vẫn phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.

Các chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trong thanh toán L/C, tỷ lệ sai sót trong việc kiểm tra BCT càng thấp thì rủi ro trong TTQT càng thấp, khách hàng, đối tác càng tin tưởng lựa chọn ngân hàng để giao dịch. Đây là các chỉ tiêu định lượng phản ánh nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT của ngân hàng. Bởi lẽ nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT thông qua nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ TTQT, xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, cải tiến quy trình TTQT, nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính. thì rủi ro trong TTQT càng giảm.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại cổ phần quân đội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w