Tình hình hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đa dạng hóa danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 65)

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2009 - Tháng 3/2013

(Nguồn: Phòng nguồn vốn MHB Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của MHB Hà Nội

có xu hướng giảm. Sự sụt giảm về vốn này chủ yếu là do sự sụt giảm nguồn vốn huy động từ thị trường 2. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do: trước năm 2010, MHB Hà Nội là một trong hai chi nhánh cấp 1 được Tổng giám đốc MHB ủy quyền huy động vốn trên thị trường 2 dưới sự giám sát của Ban quản lí Nguồn vốn Hội sở. Kể từ năm 2010, tuân thủ quy định của NHNN, chi nhánh MHB Hà Nội đã không thực hiện việc huy động vốn trên thị trường này.

Bên cạnh đó, có thể thấy nguồn vốn huy động từ thị trường một không ổn định, trong năm 2010, tổng nguồn vốn huy động tại thị trường một tăng 679 tỷ đồng so với

năm 2009, tuy nhiên sang giai đoạn từ năm 2011 đến nay thì tổng số vốn huy động từ thị trường một có xu hướng giảm xuống so với các năm trước đó: năm 2011 giảm 315 tỷ đồng, năm 2012 giảm 228 tỷ đồng, tháng 3 năm 2013 giảm 489 tỷ đồng. Kết quả của việc huy động vốn từ thị trường một không được như mong đợi có thể được lý giải qua các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan: Giai đoạn 2011- nay là giai đoạn đầy khó khăn của nền kinh tế nói chung và của thị trường tài chính nói riêng. Năm 2011, trong khi lạm phát

tăng cao đến mức 18.58% khiến cho Chính phủ phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hi sinh mục tiêu tăng trưởng để kiềm chế lạm phát thì các NHTM lại bắt đầu một cuộc chạy đua lãi suất huy động bất chấp các quy định của NHNN về trần huy động. Cuộc chiến lãi suất huy động giữa các NHTM đặc biệt xảy ra ở các NHTM cổ

Khoá luận tốt nghiệp 37 Khoa Ngân Hàng

phần có quy mô vốn nhỏ, khả năng thanh khoản kém. Điều này đã đẩy lãi suất huy động thực tế có thời điểm đã tăng đến 17%-18%. Sự việc này đã khiến một số lượng lớn khách hàng gửi tiền tại MHB Hà Nội chuyển sang các tổ chức tín dụng khác có lãi suất huy động cao hơn. Thêm vào đó, thị trường tài chính ngày càng cạnh tranh với sự ra đời của hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM trong nước cũng như sự thâm nhập thị trường của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn từ thị trường.

Bên cạnh đó, về sự sụt giảm tổng số vốn huy động phải kể đến nguyên nhân từ chính bản thân ngân hàng: Đó là do so với các NHTM quốc doanh hay các NHTM cổ phần đã tồn tại và có vị thế lâu dài thì thương hiệu MHB đối với khu vực Hà Nội còn chưa được dân chúng và các tổ chức kinh tế biết đến nhiều.

1.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2009- Tháng 3/2013

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Khoá luận tốt nghiệp 38 Khoa Ngân Hàng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán cuối các năm 2009 — Tháng 3/2013)

Năm 2009, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng trong hoạt động cho vay của MHB chi nhánh Hà Nội. Tổng dư nợ cho vay vào thời điểm cuối năm 2009 là 930 tỷ đồng, tăng 369 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 65,8%). Tiếp đó, từ năm 2010 đến năm 2012, dư nợ cho vay của MHB Hà Nội liên tục tăng so với năm trước với các mức tăng trưởng tương ứng là 33,1%, 10,2

% và 3,7%. Tuy nhiên sang quý 1 năm 2013, dư nợ cho vay của MHB Hà Nội giảm 20,7% xuống mức 1122 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm được sử dụng để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Như vậy có thể thấy, từ năm 2009 đến năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ liên tục tăng chứng tỏ mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại trong quý 1 năm 2013 ngân hàng đang gặp khó khăn hơn trong việc mở rộng tín dụng, tăng trưởng dư nợ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tổng dư nợ của chi nhánh sụt giảm trong quí 1 năm 2013, nhưng có thể kể đến các nguyên nhân sau:

Những khó khăn của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các khách hàng hiện tại của MHB Hà Nội: Năm 2011 và đầu năm 2012, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, thị trường bất động sản, chứng khoán gần như đóng

Khoá luận tốt nghiệp 39 Khoa Ngân Hàng

băng, khiến cho nhu cầu xây dựng và mua sắm nhà ở cũng như đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của người dân giảm sút ... điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, qua đó ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các khách hàng hiện đang là khách hàng của chi nhánh. Ngoài ra năm 2012 là năm khó khăn của cả nền kinh tế vĩ mô cũng như của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô tích tụ trong những năm gần đây đã khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Vì vậy để củng cố điều kiện kinh tế vĩ mô và triển khai cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế, Chính phủ buộc phải ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, cố gắng tăng trưởng. Bên cạnh đó, mặc dù tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nhằm tăng trưởng kinh tế nhưng hiệu quả đầu tư chưa được cải thiện: Tỉ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP vẫn còn cao (35,8%), tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước vẫn duy trì khoảng 37% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó vốn đầu tư từ NSNN chiếm

khoảng 54%. Ngoài ra tổng cầu tiêu dùng năm 2012 mặc dù có cải thiện so với năm 2011, nhưng vẫn thấp hơn so với những năm trước: tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 16% so với năm 2011, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 6,2%, chỉ băng một nửa so với giai đoạn 2007-2010. Chính vì do sức mua tăng chậm như vậy khiến cho hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy nhu cầu vốn của các doanh nghiệp giảm sút, qua đó tác động đến dư nợ của ngân hàng.

Những khó khăn của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm khách hàng mới: Nền kinh tế khó khăn, sức mua của người dân giảm, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa không tiêu thụ được, năm 2012 là năm đánh dấu sự đóng cửa ngừng hoạt động của hàng loạt doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là số lượng khách hàng

mục tiêu của chi nhánh sẽ bị thu hẹp. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay tỉ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng nhanh, việc tìm kiếm những khách hàng không chỉ có uy tín tín dụng tốt mà còn có khả năng trả nợ đảm bảo là khá khó khăn. Điều này đã làm cho công tác tìm kiếm khách hàng và thẩm định khách hàng mới của MHB Hà Nội ngày càng thận trọng hơn, các chỉ tiêu đánh giá khách hàng được nâng cao hơn.

Sự sàng lọc khách hàng hiện tại của MHB Hà Nội: Trước tình hình nợ xấu được quan tâm như hiện nay, để hạn chế nợ xấu, MHB Hà Nội thực hiện tăng cường kiểm

Năm 2011 Năm 2012 Nợ quá hạn 9,353 64,015 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,69% 4,53% Nợ xấu 5,394 16,471 Tỷ lệ nợ xấu 0,39% 1,16% Tổng dư nợ 1.363 1.414

Khoá luận tốt nghiệp 40 Khoa Ngân Hàng

tra mục đích sử dụng vốn vay và hoạt động kinh doanh của khách hàng, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro thì không tiến hành giải ngân mới và sử dụng các biện pháp thu hồi nợ trước hạn.

về tình hình nợ xấu và nợ quá hạn

Bảng 2.2: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh năm 2011 và năm 2012

(Nguồn: Báo cáo quản lí rủi ro của chi nhánh năm 2011, 2012)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, năm 2012, tất cả các chỉ tiêu về nợ quá hạn

và nợ xấu cả về dư nợ, cả về tỷ lệ % trên dư nợ đều có xu hướng tăng. So với toàn hệ

thống thì các chỉ tiêu này của chi nhánh đều thấp hơn khá. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn toàn hệ thống là 6,51%, tăng 2,69% so với năm 2011, tỷ lệ nợ xấu là 3,05%, tăng

0,74% so với năm 2011. Qua đó có thể thấy không riêng gì MHB chi nhánh Hà Nội mà các chi nhánh khác trong toàn hệ thống hay cả hệ thống MHB đều gặp khó khăn rất nhiều trong năm 2012. Tổng dư nợ tăng lên trong khi tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cũng tăng lên, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng trong năm qua bị giảm sút. Nguyên nhân của sự gia tăng này có thể là do nền kinh tế những năm qua đầy biến động, tỷ lệ lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng thấp, tổng cầu tiêu dùng giảm mạnh... làm cho các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa do hàng hóa sản xuất ra không bán được, việc tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài là rất khó khăn. Đứng trước bối cảnh như vậy, MHB Hà Nội cần phải thận trọng hơn trong việc

lựa chọn khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

c. Hoạt động khác

Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, MHB Hà Nội còn cung

Khoá luận tốt nghiệp 41 Khoa Ngân Hàng

cấp đa dạng các dịch vụ : dịch vụ chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, chiết khấu chứng từ, kinh doanh ngoại tệ. Việc mở rộng các hoạt động dịch vụ ngày càng được chú trọng hơn bên cạnh các hoạt động truyền thống bởi sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM trên thị trường tài chính, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và bởi xu thế hội nhập, công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển giúp cho ngân hàng có điều kiện cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ mới.

d. Lợi nhuận của chi nhánh

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận của MHB Hà Nội qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm MHB Hà Nội)

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy lợi nhuận của MHB Hà Nội không ổn định qua các năm. Năm 2010, lợi nhuận của chi nhánh giảm mạnh, điều này có thể là do mặc dù nguồn vốn huy động từ thị trường 1 tăng, nhưng nguồn vốn huy động từ thị trường

2 không còn, tổng nguồn vốn huy động giảm tác động làm giảm lợi nhuận. Đến năm 2011, nguồn vốn huy động giảm nhưng do lãi suất cho vay năm 2011 khá cao, khoảng

cách chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động được nới rộng khiến cho lợi nhuận năm 2011 tăng do với năm 2010. Năm 2012, lợi nhuận lũy kế của chi nhánh đạt gần 44 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm

xuất nhập khẩu.

Cho vay theo hạn mức dự phòng: Đây là 1 loại hình cho vay trong đó MHB cam

kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. MHB và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực, mức phí trả của hạn mức tín dụng dự phòng.

Khoá luận tốt nghiệp 42 Khoa Ngân Hàng

này là do năm 2012, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động giảm, đồng thời nợ xấu gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của chi nhánh.

1.2. Thực trạng đa dạng hóa danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP pháttriển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đa dạng hóa danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w