Thực trạng đa dạng hóa danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP phát

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đa dạng hóa danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65)

1.2.1. Thực trạng đa dạng danh mục tín dụng theo sản phẩm

Số lượng sản phẩm tín dụng hay hình thức thức cho vay, phương thức cho vay cùng với tiện ích đi kèm với sản phẩm là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ đa dạng hóa danh mục tín dụng của ngân hàng. Một danh mục tín dụng đa dạng sẽ giúp cho ngân hàng đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau về vốn cho khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng, từ đó tăng năng lực cạnh tranh. Nhận thức được điều đó, MHB nói chung và MHB chi nhánh Hà Nội ngày càng triển khai nhiều sản phẩm tín dụng mới với những tiện ích vượt trội nhằm thu hút khách hàng.

Một số sản phẩm tín dụng truyền thống mà chi nhánh cung cấp là:

Đối với khách hàng doanh nghiệp, có các sản phẩm cho vay truyền thống như:

Cho vay trung và dài hạn để đầu tư TSCĐ hay DAĐT: Đây là sản phẩm cho vay nhằm bổ sung vốn cho các doanh nghiệp mua sắm, nâng cấp máy móc thiết bị hoặc đầu tư các dự án về xây dựng nhà ở hay nhà xưởng...

Cho vay ngắn hạn: Đây là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng là tổ chức có nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền mua NVL hay thanh toán tiền mua hàng hóa của các nhà

cung cấp trong nước. Ngoài ra nếu khách hàng có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên trong cả một chu kì kinh doanh thì MHB Hà Nội sẽ xem xét cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng ngắn hạn được sử dụng trong thời gian ngắn, giúp khách hàng ổn định được nguồn tài chính và tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình (cho vay theo hạn mức tín dụng).

Ngoài ra, đi kèm với sản phẩm cho vay ngắn hạn còn có các sản phẩm cho vay khác như cho vay ngắn hạn từng lần, cho vay ngắn hạn theo hạn mức. Trong đó phải kể đến hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng và cho vay tài trợ

Đỗ Thị Bích Ngọc Lớp: NHTME - K12

Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu: MHB sẽ tài trợ vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh hàng hóa, thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã kí với nước ngoài hoặc để nhập khẩu hàng hóa, thanh toán cho các đối tác nước ngoài với các phương thức thanh toánnhư L/C, nhờ thu D/P, D/A.

Bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống, đối với khách hàng doanh nghiệp, MHB Hà Nội cũng triển khai nhiều sản phẩm tín dụng mới như:

Cho vay theo các khoản phải thu: Đây là một hình thức cho vay mang lại nhiều tiện ích nổi trội cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp thường xuyên bán hàng trả chậm nhưng lại cần vốn lưu động phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Với hình thức cho vay này, MHB sẽ ứng trước cho khách hàng một khoản tiền dựa trên giá trị khoản phải thu. Khách hàng có thể thu tiền hàng ngay thay vì phải đợi đến kì hạn trả chậm của khoản phải thu, từ đó tăng nguồn vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh số bán hàng, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc theo dõi và quản lí khoản phải thu.

Cho vay cầm cố: Đây là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh khi có nhu cầu cầm cố tài sản đang sở hữu hợp pháp như: Vàng, xe có nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hay một nhu cầu nào khác mà pháp luật Việt Nam hiện hành không cấm.

Dịch vụ bảo lãnh các loại: MHB cung cấp dịch vụ phát hành thư bảo đảm bảo lãnh đối với các khách hàng có nhu cầu đảm bảo nghĩa vụ đối với bên mời thầu khi tham gia dự thầu, đảm bảo việc thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm do mình sản xuất như đã cam kết với đối tác hay đảm bảo việc hoàn trả tiền ứng trước theo hợp đồng đã kí kết.

hàng sở hữu, có nhu cầu vốn gấp. Tuy nhiên, ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng

phục vụ nhà nhập khẩu chính, phải là ngân hàng có uy tín, có quan hệ tốt với MHB trong quan hệ thanh toán, hoạt động hối đoái. Bộ chứng từ xuất khẩu phải phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C đã mở. Đồng thời, khách hàng phải mở tài khoản và có hoạt động thanh toán quốc tế với MHB, có uy tín, tín nhiệm trong kinh doanh cũng như trong quan hệ tín dụng với MHB.

Đối với khách hàng cá nhân, ngoài các sản phẩm tín dụng truyền thống như cho vay cầm cố, cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp, cho vay tiêu dùng... Ngày nay, MHB Hà Nội đã đưa vào thị trường nhiều sản phẩm tín dụng mới, đáp ứng nhu cầu phong phú của các khách hàng cá nhân. Ví dụ như:

Cho vay mua xe ôtô: là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua xe ôtô phục vụ nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh, với tài sản thế chấp bằng chính xe mua hoặc tài sản khác theo quy định của ngân hàng.

Cho vay hỗ trợ du học: Không chỉ cho vay vốn đáp ứng nhu cầu du học, MHB còn cung cấp trọn gói các sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giải quyết nhanh chóng những bận tâm của khách hàng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cho con em mình đi du học.

Cho vay phục vụ nhà ở: Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà và/ hoặc đất ở, xây dựng, sửa chữa nhà ở theo đúng mong muốn.

Không chỉ đa dạng về hình thức và phương thức cho vay, các tiện ích đi kèm sản phẩm cũng là một trong những yếu tố thu hút khách hàng. Khi sử dụng các sản phẩm tín dụng của MHB Hà Nội, khách hàng không những được đáp ứng hoàn hảo về nhu cầu vốn mà còn được tư vấn, hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình bởi một đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp mà không phải trả bất kì một khoản phí nào, được tham gia các chương trình tài trợ đặc biệt với nhiều ưu đãi do MHB phối hợp với các tổ chức quốc tế thực hiện.

Ví dụ như trong bối cảnh nền kinh tế đầy khó khăn những tháng đầu năm 2013, MHB Hà Nội đã ban hành công văn số 211CV/NHNHN-KD về việc triển khai một

Đỗ Thị Bích Ngọc Lớp: NHTME - K12

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh các năm 2011, 2012, tháng

3/2013 của MHB chi nhánh Hà Nội)

Quan sát các biểu đồ trên có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, tỷ trọng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp có xu hướng tăng lên, đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu như năm 2011, cho vay doanh nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp 45 Khoa Ngân Hàng

số gói tín dụng với các chương trình ưu đãi hỗ trợ đặc biệt:

Với sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế: Các khách hàng là đối tượng áp dụng sản phẩm này sẽ được hưởng ưu đãi về lãi suất cho vay (áp dụng lãi suất 11,5%-12%/năm trong vòng 3 tháng đầu tiên sau khi giải ngân), ưu đãi về tỷ lệ cấp tín dụng trên TSBD là bất động sản (tối đa là 70% giá trị TSBĐ), ưu đãi về tỷ lệ kí quỹ bảo lãnh.

Tuy nhiên nếu so sánh với các NHTM khác, ví dụ như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thì danh mục tín dụng của MHB chi nhánh Hà Nội còn chưa được đa dạng bằng. Nhìn chung các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh thường là các sản phẩm tín dụng truyền thống, các sản phẩm tín dụng mới, hiện đại, đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng nhưng quy trình áp dụng phức tạp, đòi hỏi hiểu biết chuyên sâu của cán bộ như bao thanh toán, thế chấp quyền đòi nợ, ... vẫn chưa được Chi nhánh triển khai.

1.2.2. Thực trạng đa dạng danh mục tín dụng theo đối tượng khách hàng

Về đối tượng khách hàng, đối tượng khách hàng của MHB Hà Nội ngày càng đa dạng. Ngày nay, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của

MHB Hà Nôi tập trung chủ yếu cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân và hộ gia đình.

Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: Tỷ đồng

Đỗ Thị Bích Ngọc Lớp: NHTME - K12

Khoá luận tốt nghiệp 46 Khoa Ngân Hàng

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh các năm 2011, 2012, tháng 3/2013

của MHB chi nhánh Hà Nội)

Biểu đồ 2.4: Tỉ trọng dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng năm 2011- tháng 3/2013

định, duy chỉ có 3 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này giảm khá mạnh 6%. Sự sụt giảm

này cho thấy, đầu năm 2013, MHB Hà Nội gặp khó khăn trong việc cho vay đối với

đối tượng khách hàng cá nhân. Sự sụt giảm này có thể được lí giải như sau: Đầu năm

Khoá luận tốt nghiệp 47 Khoa Ngân Hàng

chỉ chiếm 56% tổng dư nợ, tương đương 758 tỷ đồng, trong đó SMEs chiếm 37%, tương đương 505 tỷ đồng thì đến hết quí 1 năm 2013, mặc dù mức dư nợ đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp nói chung chỉ là 711 tỷ đồng, giảm so với 2 năm trước đó, nhưng tỷ trọng trên tổng dư nợ lại tăng lên đạt 63%. Cụ thể là dư nợ đối với các doanh nghiệp lớn là 236 tỷ đồng (21%/ tổng dư nợ), dư nợ đối với SMEs là 475 tỷ đồng (42%/ tổng dư nợ). Như vậy, có thể nói, cho vay doanh nghiệp ngày càng được Chi nhánh quan tâm, đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng tiềm năng mà MHB Hà Nội khai thác. Đối với các khách hàng doanh nghiệp, MHB nói chung và MHB Hà Nội nói riêng ngày càng khẳng định được thế mạnh của mình trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Xác định là đối tượng khách hàng mục tiêu đầy tiềm năng, MHB luôn chủ trương dành một phần vốn riêng để phục vụ các SMEs,

nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu mua chế biến nông sản. Đồng thời Chi nhánh cũng cung cấp trọn gói các sản phẩm ngân hàng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp với các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Năm 2011-2012 là giai đoạn vô cùng khó khăn của các doanh nghiệp, sản phẩm sản xuất ra không bán được, hàng tồn kho tăng mạnh, các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm chi phí. Đồng thời đây cũng là giai đoạn vất vả đối với các ngân hàng trong việc tìm kiếm, lựa chọn khách hàng có uy tín, khả năng trả nợ cao, phương án kinh doanh khả thi. Mặc dù vậy, MHB Hà Nội vẫn duy trì được lượng khách hàng truyền thống, đã từng giao dịch với ngân hàng trong thời gian dài. Để có được thành tích như vậy phải kể đến chính sách lãi suất cạnh tranh, và những ưu đãi khác của ngân hàng như ưu đãi về phí thanh toán, tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm. Ngoài ra, Chi nhánh còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bằng cách tổ chức nhiều đội, nhóm đi tiếp cận các đại lý tại địa bàn hoạt động của chi nhánh nhằm thực hiện chính sách tiếp cận và phục vụ toàn bộ “vệ tinh” của các doanh

nghiệp đang quan hệ với MHB.

Về đối tượng khách hàng cá nhân thì trong thời gian qua bởi qui định về hạn chế cho vay phi sản xuất của NHNN nên tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ có giảm xuống. Tuy nhiên do duy trì được lượng khách hàng gắn bó qua nhiều năm với mục đích vay vốn đa dạng nên tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức tương đối ổn

Đỗ Thị Bích Ngọc Lớp: NHTME - K12

2013, nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, các khách hàng cá nhân thắt chặt chi tiêu, hạn chế phụ thuộc vào nguồn tín dụng bên ngoài. Hơn nữa, đối với khách hàng cá nhân, MHB Hà Nội chủ yếu cho vay nhằm mục đích tiêu dùng và cho vay mua và sửa chữa nhà ở, đây là hai lĩnh vực mà người dân luôn hạn chế trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, thu nhập bị giảm đi.

Nếu như MHB nói chung và MHB chi nhánh Hà Nội nói riêng xác định khách hàng mục tiêu là đối tượng khách hàng SMEs và khách hàng cá nhân thì Vietcombank lại hướng tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn với tỷ trọng trên tổng dư nợ chiếm từ 70 đến 80%. Tóm lại, mỗi ngân hàng với qui mô và tiềm lực tài chính cũng như thế mạnh khác nhau có thể tập trung tín dụng hướng đến các đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng đều có một điểm chung đó là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

1.1.1. Thực trạng đa dạng danh mục tín dụng theo kì hạn cho vay

Hoạt động cho vay luôn là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM hiện nay nhưng bên cạnh đó rủi ro trong cho vay cũng là một trong những vấn đề mà các nhà quản trị ngân hàng cần phải giải quyết. Một trong những nhân tố quan trọng để các nhà quản trị có thể đánh giá và quản trị rủi ro cho vay đó là cơ cấu dư nợ phân theo thời gian. Sự hợp lí giữa thời gian huy động vốn và thời gian cho vay cũng như tỷ lệ hợp lí giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn có thể giúp cho ngân hàng hạn chế được các rủi ro có thể xảy đến từ hoạt động cho vay.

Theo như phân tích ở trên, dư nợ tín dụng giai đoạn năm 2009 - 2012 liên tục tăng. Năm 2009, nếu như tổng dư nợ chỉ đạt 930 tỷ đồng thì con số này năm 2012 đạt 1.414 tỷ đồng, tăng 484 tỷ đồng, tương đương 52% so với năm 2009, đạt 103% kế hoạch Hội sở giao (1.370 tỷ đồng). Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều có sự thay đổi qua các năm.

Chúng ta có thể xem xét cơ cấu tín dụng của chi nhánh và dư nợ theo thời gian từ năm 2009 đến nay thông qua bảng 2.3 dưới đây:

Năm

2009 Năm2010 2011Năm Năm 2012

Tháng 3/2013 Dư nợ ngắn hạn 521 650 931 1.097 769

% / Tổng dư nơ 56% 53% 68% 78% 69%

Dư nợ trung dài hạn 409 588 433 317 353

%/ Tổng dư nợ 44% 47% 32% 21% 31%

Tổng dư nợ 930 1.238 1.364 1.414 1.122

Nhìn vào bảng trên ta thấy MHB Hà Nội đang có sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ mạnh mẽ. Trong năm 2009 và 2010 thì dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm trên 40% tổng dư nợ thì sang năm 2011 và 2012, tỷ lệ này giảm xuống còn 32% và 21%, đầu năm 2013, thì tỷ lệ này lại tăng lên, đạt 31%. Sự sụt giảm dư nợ trung và dài hạn trong ba năm gần đây của MHB Hà Nội có thể lí giải bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất là thị trường bất động sản đóng băng nên MHB Hà Nội đã thận trọng hơn trong việc tài trợ cho vay đối với các dự án xây dựng mới. Ngoài ra nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, MHB Hà Nội cũng thận

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đa dạng hóa danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w