Các khó khăn và nguyênnhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng chương trình nông thôn mới ở xã hương lâm, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46)

2.6.1 .Các thuận lợi

2.6.2. Các khó khăn và nguyênnhân

- Chương trình xây dựng nơng thơn mới khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh chính trị của địa phương. Bước đầu triển khai tổ chức thực hiện gặp phải vướng mắc khó khăn nhất định. Đời sống kinh tế của nhân dân đang cịn ở mức thấp khơng đủ khả năng để đóng góp, xây dựng. Nhận thức của nhân dân về NTM chưa đồng đều, còn mơ hồ. Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã chưa có kinh nghiệm thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Các khoản kinh phí hoạt động, nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất phân bổ vừa ít, vừa chậm, làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và chất lượng các hạng mục đầu tư.

- Trình độ, nhận thức của cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới chưa được nâng cao. Số người dân được tiếp cận kiến thức truyền thông các văn bản từ cấp trên về phong trào xây dựngNTM chưa được nâng lên. Nhận thức của một số cán bộ và nhân dân chưa cao trong công tác bảo vệ môi trường, nhiều hộ không chú trọng đến vấn đề đào hố rác, xây dựng hàng rào xanh và chăn nuôi gia súc không đảm bảo vệ sinh mơi trường (về tiêu chí số 17: Mơi trường).

- Công tác chỉ đạo, phối hợp từ cấp trên cũng như các Ban, ngành liên quan cấp xã được phân công nhiệm vụ chưa được nhịp nhàng, đồng bộ.

- Thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý phần lớn là kiêm nhiệm nhiều việc khơng có chun trách riêng để giành thời chuyên sâu.

- Việc phối hợp thực hiện giữa các Ban, ngành trong cơ quan đồn thể dù có, nhưng vẫn cịn hạn chế về mặt này, mặt khác, một số cán bộ, Đảng viên, từ cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và Đồn thể nhân dân chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện theo chương trình, kế hoạch Đề án nên chương trình xây dựng nơng thơn mới thời gian qua chưa đạt được theo mong muốn.

- Một số cán bộ, Đảng viên và một bộ phận nhân dân vẫn cịn mơ hồ về chương trình xây dựng nơng thôn mới, chưa hiểu rõ đặc trưng và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới, đồng thời việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà

pháp đột biến để thúc đẩy sự phát triển toàn diện về mọi mặt đời sống xã hội và bộ mặt nông thôn khởi sắc theo tinh thần và nội dung chỉ đạo.

- Chương trình xây dựng NTM là một nhiệm vụ lớn, có nhiều vấn đề mới đối với cấp xã, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trong khi thời gian triển khai ngắn nên việc triển khai thực hiện chưa thực sự chủ động.

- Xây dựng NTM đòi hỏi nhu cầu về vốn rất lớn. Mặc dù có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, song ngân sách nhà nước chưa đảm bảo nhu cầu, sức đóng góp của người dân cịn hạn chế do kinh tế nơng thơn cịn khó khăn, chưa phát triển mạnh. Khi tham khảo ý kiến của cán bộ xã về khó khăn trong huy động nguồn lực từ cộng đồng thì có hai nội dung chính gặp khó khăn trong huy động là huy động đóng góp bằng tiền và huy động đóng góp bằng tài sản.

Về huy động đóng góp bằng tiền, người dân vẫn cịn có tâm lý ỷ lại, trơng chờ Nhà nước làm, điều kiện khó khăn đơng con. Về huy động đóng góp bằng đất đai được cho là một vấn đề rất khó khăn hiện nay, do diện tích đất của hộ ít nên người dân không muốn hiến đất mà không được đền bù.

(Nguồn: Ban Chỉ đạo Xây dựng Nông thôn mới xã Hương Lâm huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế)

- Mặc dù có nhiều văn bản quy định về sự tham gia đóng góp của người dân nhưng chưa đầy đủ và cụ thể, cơ chế huy động vốn chưa được ban hành mà chỉ giao cho địa phương tự vận động trên tinh thần tự nguyên của người dân, trong khi đó năng lực tổ chức vận động quần chúng của một số cán bộ cơ sở còn hạnchế.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CƠNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NTM Ở XÃ HƯƠNG LÂM,

HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Tăng cường cơng tác tun truyền về XD chương trình NTM

Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác vận động, tuyên truyền xây dựng nơng thơn mới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú hơn trong thời gian tới, tập trung tuyên truyền các chủ đề trọng tâm như huy động các nguồn lực thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn nhất là vùng khó khăn để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và những phần việc cơ sở, người dân phải thực hiện.

Chương trình xây dựng NTM chủ yếu dựa vào người dân thực hiện là chính, vì vậy nội dung tun truyền phải hướng đến người dân, chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn những tiêu chí, chỉ tiêu mà nếu khơng có sự tham gia của người dân thì khơng thể hồn thành (mở rộng giao thơng xóm, ấp; tham gia các hình thức bảo hiểm; chỉnh trang nhà ở, cảnh quan mơitrường).

Ngồi ra, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức xây dựng nơng thơn mới chính là thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống người dân. Từ đó có thể thực hiện nhanh chóng và bền vững các tiêu chí NTM theo quy định. Đồng thời, thực hiện đa dạng hóa các hình thức tun truyền, ngồi tun truyền, tăng cường tuyên truyền trong toàn thể hội viên, cán bộ Đồn xã và thơng qua hội đó tuyên truyền rộng rãi đến quần chúng nhân dân.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, rút kinh nghiệm để chỉ đạo nhân rộng. Kịp thời tổng kết biểu dương, khen thưởng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa với việc biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong và ngồi tỉnh.

Về hình thức tun truyền: Phải kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền như tuyên truyền qua các cuộc họp ở xóm, ấp, q trình tun truyền phải khơi gợi sự tham gia thảo luận của người dân, không phải là tuyên truyền một chiều, cán bộ đọc, người dân nghe (chú trọng tổ chức các cuộc họp để thảo luận không nên lồng ghép nhiều chương trình vào một cuộc họp); qua loa phát thanh của xã, BCĐ xã phải xây dựng chuyên mục về xây dựng NTM và có kế hoạch phát thanh định kỳ trong suốt quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM;

3.2. Đa dạng hóa nguồn huy động vốn để đầu tư XD NTM

Một là,cần ưu tiên triển khai lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc chương trình NTM để phát huy hiệu quả đầu tư. Song song với đó, cần huy động có hiệu quả nguồn lực từ nhân dân, ngân sách các cấp, bố trí lồng ghép, huy động mọi nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các

nên sự phát triển đột phá, có tính chất lan toả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp cho Chương trình theo kế hoạch hằng năm; đảm bảo đầu tư hiệu quả, đúng trọng tâm theo kế hoạch đề ra.

Hai là,rà sốt, hồn thiện Bộ tiêu chí xây dựng NTM thể hiện đầy đủ các nội dung của Chương trình, đồng thời phản ánh đặc thù của các địa phương.Ưu tiên hỗ trợ đầu tư các cơng trình hạ tầng thiết yếu, trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân làm chủ trong xây dựng NTM; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện Chương trình.

Ba là,tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho người dân và các tổ chức kinh tế vay vốn tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; hướng dẫn nơng dân vay vốn nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, thực hiện tốt các cơ chế tín dụng có liên quan.

Bốn là,đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích các DN đầu tư. Sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản huy động hợp pháp khác để xây dựng NTM.

Năm là,chú trọng phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của, hiến vật kiến trúc, cây lâu năm, quyền sử dụng đất... góp phần thực hiện có hiệu quả các nội dung Chương trình.

3.3. Nâng cao vai trò của người dân trong các giai đoạn thực hiện chươngtrình XD NTM trình XD NTM

Thứ nhất, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương phải thực hiện tốt

cơng tác dân vận. Các cấp chính quyền cần tích cực tuyên truyền, vận động để người dân hiểu chương trình xây dựng nơng thơn mới nhằm mục đích phát triển nơng thơn tồn diện, bền vững, góp phần nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của chính dân cư nơng thơn. Trong xây dựng nơng thơn mới, người dân vừa là người làm vừa là người thụ hưởng. Đồng thời, các cấp chính quyền cũng cần chú ý tuyên truyền cho người dân hiểu trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, hỗ trợ kỹ thuật,… cịn vai trị chính vẫn là mỗi người dân. Khi người dân hiểu thấu đáo vấn đề này, sẽ khơng cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại.

Thứ hai, cán bộ chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương phải gương

mẫu đi đầu trong việc đóng góp tiền của, ngày cơng để nhân dân nhìn vào đó thực hiện. Hơn nữa, họ đang sinh sống và công tác tại địa phương nên cũng cần có tráchnhiệm góp cơng, góp của vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở địa phương như những người dân bình thường khác.

Thứ ba, để phát huy tốt vai trị chủ thể của nhân dân, các cấp chính quyền phải

phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tự quản, tự bàn bạc quyết định chương trình xây dựng nơng thơn mới ở địa phương. Chỉ khi nào cán bộ chính quyền lấy cơng

khai, minh bạch làm đầu, phát huy tính dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho người dân có quyền quyết định việc sử dụng nguồn vốn do mình đóng góp, giám sát việc sử dụng nguồn vốn đó thì người dân mới tích cực, hăng hái đóng góp tiền của để xây dựng nông thôn mới.

Thứ tư, cán bộ chính quyền khi huy động sức dân vào xây dựng nông thôn mới

không được làm quá sức dân. Người dân không phải trong một sớm một chiều được thụ hưởng những kết quả từ việc xây dựng nông thôn mới nên ngay từ đầu kêu gọi họ đóng góp quá sức sẽ tạo cho họ cảm giác chương trình nơng thơn mới là một gánh nặng. Vì vậy, cán bộ chính quyền khi huy động sức dân phải vừa sức, từng bước, tránh nóng vội.

3.4 Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập người dân nơng thơn

Khi người dân có thu nhập cao, ổn định thì việc huy động sự đóng góp sẽ thuận lợi hơn. Các cấp chính quyền, đồn thể thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn (tổ chức sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản.. theo quy hoạch, thế mạnh của địa phương). Triển khai các chương trình hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước (khuyến nông, dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình phát triển cánh đồng lớn, sản xuất sản phẩm chất lượng theo hướng GAP...). Xây dựng những dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn phù hợp với nhu cầu của người dân, lợi thế của địa phương, thiết thực có định hướng tới thịtrường.

3.5. Phát huy triệt để các hình thức và đối tượng tham gia xây dựng chươngtrình NTM trình NTM

Trong xây dựng NTM, để người dân thực sự là chủ thể, cần khẳng định và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân chủ động tham gia. Thực hiện tốt các nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, thực sự quan tâm đến lợi ích thiết thực của dân trong việc quyết định lựa chọn nội dung, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Người dân phải được tham gia ngay từ đầu việc lựa chọn những nội dung, những cơng trình được cộng đồng cho là bức xúc nhất liên quan đến sản xuất và đời sống. Khi đó, người dân trong cộng đồng mới thấy mình là người chủ thật sự đối với các hoạt động phát triển trong cộng đồng, từ đó sẽ tự nguyện đóng góp các nguồn lực để thực hiện các hoạt động đó.

Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng phải dựa trên điều kiện và mục tiêu phát triển cụ thể của mỗi địaphương. Ngồi kinh phí hỗ trợ, cịn có sự đóng góp các nguồn lực của người dân về sức người lẫn sức của. Cần có các giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng bằng việc đóng góp sức lao động, do đó sẽ làm giảm nguồn kinh phí mà người dân phải đóng góp. Người dân là người trực tiếp hưởng lợi từ các cơng trình, khi họ nhận ra được tầm quan trọng của các hoạt động phát triển nơng thơn thì họ sẽ hưởng ứng ngày càng nhiệt tình hơn.

- Huy động tại chỗ: huy động người dân đang sinh sống tại nơng thơn đóng góp về sức người lẫn sức của như đóng góp tiền, cơng lao động, vật tư tại chỗ,... vào cơng tác xây dựng mơ hình NTM.

- Huy động từ bà con xa quê: đây là thành phần người dân trong nông thôn nhưng đi làm ăn ở nơi xa hoặc thanh niên có trình độ thốt ly ra ngồi làm ăn gửi tiền về đóng góp cho gia đình và thơn, xóm.

Việc cần làm hiện nay là giúp người dân nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của mình, cần có ý thức tự lập chủ động được nguồn vốn, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Trong thực hiện xây dựng NTM ở xã Hương lâm bước đầu đã phát huy nội lực trên cơ sở dựa vào sức dân, tranh thủ sự trợ giúp cử Nhà nước, với đề tài: ”Tình hìnhhuy động, quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng chương trình NTM ở xã Hương Lâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”, nghiên cứu đã đạt một số kết quả sau:

Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn vốn đầu tư trong chương trình xây dựng NTM, phân tích thực trạng thực hiện chương trình NTM cũng như thực trạng huy động vốn trong chương trình này tại địa bàn xã Hương Lâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đề tài cũng phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những vấn đề cịn tồn tại. Trong đó, vấn đề nâng cao sự hiểu biết của người dân về chương trình NTM cũng như vấn đề thúc đẩy người dân tham gia đóng góp vốn xây dựng NTM đang là những yếu tố quan trọng góp phần tăng hiệu quả thực hiện chương trình NTM, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.

Xã Hương Lâm đã nổ lực huy động được một lượng vốn khá lớn cho chương trình XD NTM trên địa bàn. Mặc dù nguồn huy động vốn rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn khác chiếm tỷ lệ thấp;

VĐT phát triển trong chương trình NTM chủ yếu do cấp tỉnh và cấp huyện quản lý;

100% các hộ điều tra đã tham gia đóng góp vốn trong chương trình NTM ở xã Hương Lâm; với nhiều dạng khác nhau, từ tiền mặt, ngày công lao động cho đến đất đai. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân còn mơ hồ trong hiểu biết về vốn đóng góp được sử dụng như thế nào; bên cạnh đó, các hộ điều tra cũng cho rằng vốn đóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng chương trình nông thôn mới ở xã hương lâm, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)