Tình trạng dinh dưỡng đánh giá theo BM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2018 (Trang 68 - 71)

Nam (n=72) Nữ(n=48)

4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng đánh giá theo BM

Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng, trong đó bệnh ĐTĐ typ 2 đang là 1 trong những bệnh có tốc độ gia tăng và ngày càng trẻ hóa một cách nhanh chóng. Người châu

Á mắc ĐTĐ typ 2 sớm hơn, mặc dù có BMI thấp hơn, bị biến chứng nặng hơn và tử vong sớm hơn [2]. Chỉ số BMI trung bình của bệnh nhân là 24,2 ± 3,6. (bảng 3.8). Trong đó nhóm bệnh nhân có BMI ≥ 25 chiếm tỷ lệ cao nhất 62,5% (biểu đồ 3.4).

Kết quả tương tự nghiên cứu của tác giả Lê Thị Tiến (2017) trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 có tổn thương thận có BMI trung bình là 24,16 ± 3,98 [73]. Tác giả Lê Tuyết Hoa (2014 - 2016) nghiên cứu trên 467 bệnh nhân có BMI trung bình là 24,5 ± 3,8 [44].

Tương tự với kết quả BMI trung bình ở châu Á là 24,4 ± 4,1, ở châu Âu là > 25kg/m2 [74]. Ling xu và cộng sự (2007), cho thấy chỉ số BMI trung bình của bệnh nhân cao tuổi ĐTĐ là 25,64 ± 3,1 [75].

Tác giả Nguyễn Thị Phương Thùy (2012), cho thấy chỉ số BMI tuy có thấp hơn 23,8 ± 3,1 nhưng nhóm thừa cân béo phì cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 66% [76].

Tuy nhiên kết quả của chúng tôi có cao hơn một số nghiên cứu khác: Trần Ngọc Mạnh Tú (2017) trung bình là 22,91 ± 3,13 [77]. Lý Trần Kiên (2017) [34] là 22,55 ± 4,23. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với một số nghiên cứu trong nước có thể là do khác biệt về đối tượng nghiên cứu, bên cạnh đó nhiều bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu này có tình trạng phù vì vậy có thể làm ảnh hưởng đến BMI. Vì vậy nhận định trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có giá trị tương đối.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cân nặng trung bình, chiều cao trung bình giữa nam và nữ (p<0,01) (bảng 3.8). Tuy nhiên, chúng tôi không nhân thấy sự khác biệt khi so sánh BMI trung bình giữa 2 giới nam và nữ. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan và cộng sự [72],

tuy nhiên có sự khác biệt so với nghiên cứu của Kwon cũng nghiên cứu trên 396 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ở Hàn Quốc: BMI trung bình của nữ (26,13±3,59) cao hơn nam (25,02±3,34) có sự khác biệt giữa 2 giới với p<0,05 [78]. Nam giới được chẩn đoán mắc ĐTĐ ở độ tuổi trẻ hơn nữ giới ở cùng một chỉ số BMI trên tất cả các nhóm tuổi trong nghiên cứu này. Điều này chỉ ra rằng: nam giới có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn nữ giới ở cùng một chỉ số BMI. Theo Yogita Rochlani (2017), vòng bụng càng lớn sẽ gây ra sự để kháng insulin càng nhiều do đó tỷ lệ các biến chứng càng cao. Do vòng bụng càng lớn vòng đời càng ngắn nên cần kiểm soát tỷ lệ vòng bụng/ vòng mông ở ngưỡng bình thường theo khuyến cáo để ngăn ngừa các biến chứng như tim mạch, thận…[79].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có tổn thương thận có chỉ số BMI trong giới hạn bình thường chiếm cao nhất (58,3%), tỷ lệ thừa cân-béo phì là 39,2%, tỷ lệ bị suy dinh dưỡng trường diễn là 2,5% (Biểu đồ 3.4).

Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với nghiên cứu của Vũ Thị Ngát và cộng sự trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 nói chung: thừa cân-béo phì, bình thường, suy dinh dưỡng trường diễn lần lượt là 53,3%; 41,7%; 5% [64]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác với nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan và cộng sự trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có tình trạng dinh dưỡng như sau: thừa cân-béo phì là 18,9%; bình thường là73,9%; suy dinh dưỡng trường diễn là 7,2%[72]. Có sự khác biệt này có thể do khác nhau về địa điểm nghiên cứu cũng như các đặc điểm về điều kiện sống và các phong tục khác.

Theo y văn có nhiều bằng chứng cho thấy thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng của ĐTĐ typ 2 qua cơ chế đề kháng insulin, ngoài ra nó còn là yếu tố nguy cơ làm tăng biến chứng của ĐTĐ như bệnh lý

thận, tim mạch... Ở Pháp, 40-60% người béo phì bị bệnh ĐTĐ typ 2 và 70-80% người bệnh ĐTĐ typ 2 bị béo phì [80],[81]. Ở Việt Nam cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa béo phì và ĐTĐ typ 2, nguy cơ ĐTĐ typ 2 tăng lên khi chỉ số BMI tăng và giảm đi khi cân nặng giảm. Một số nghiên cứu cho thấy có thể giảm tới 64% ở nam và 74% ở nữ nếu BMI không vượt quá 24 [82].

Tỷ lệ bệnh nhân thừa cân, béo phì là 39,2%, cũng chứng tỏ vấn đề sức khỏe hiện nay nước ta, điều kiện kinh tế xã hội phát triển, ăn uống đầy đủ và dư thừa các chất dinh dưỡng làm cho tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng lên, gây nguy cơ cao mắc bệnh mạn tính không lây như ĐTĐ, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp... Tuy nhiên khó phân tách ảnh hưởng của các yếu tố, ví dụ người bệnh béo phì, ĐTĐ, THA có bệnh thận tiến triển người ta sẽ khó mà phân tách đâu là ảnh hưởng của béo phì, đâu là ảnh hưởng của rối loạn chuyển hóa lipid, của tăng huyết áp trên bệnh nhân béo phì có suy thận.

Có một vài nghiên cứu nhận định rằng BMI có liên quan đến gia tăng nguy cơ mắc biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ, chế độ ăn, giảm cân có thể làm giảm protein niệu và cải thiện chức năng thận.

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi tình trạng dinh dưỡng theo BMI của bệnh nhân nghiên cứu ở các giai đoạn bệnh, ở hai giới nam, nữ và ở các nhóm độ tuổi (Bảng 3.9; 3.10; 3.11) cho thấy đều có sự khác biệt về BMI nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2018 (Trang 68 - 71)