Tình trạng dinh dưỡng đánh giá theo phương pháp hóa sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2018 (Trang 73 - 75)

Nam (n=72) Nữ(n=48)

4.2.3. Tình trạng dinh dưỡng đánh giá theo phương pháp hóa sinh

sinh

Tình trạng dinh dưỡng do thiếu protein

Albumin là protein hình cầu có tính hòa tan cao (trọng lượng phân tử 69000) albumin được phân bố ở dịch ngoại bào và trên 60% nằm trong khu vực ngoại mạch. Albumin có chu kỳ tuần hoàn là 15 đến 20 ngày, 95% albumin do gan sản xuất, khi chức năng gan giảm, albumin giảm, nước không được giữ lại ở trong lòng mạch mà vào khoang gian bào gây ra hiện tượng phù (phù dinh dưỡng). Albumin của huyết thanh tham gia 2 chức năng chính là duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương chiếm 70-80% và liên kết vận chuyển các chất có trọng lượng phân tử nhỏ như: bilirubin, hormon steroid, acid béo và các thuốc trong máu. Mặc dù nồng độ albumin huyết thanh bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: tình trạng viêm, tình trạng tăng dị hóa trong lọc máu, mất acid amin qua dịch lọc..nhưng nó vẫn là một chỉ số thường dùng nhất để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Theo nhiều tác giả, albumin huyết thanh là một chỉ số rất có giá trị trong tiên lượng tình trạng bệnh [85].

Nồng độ albumin huyết thanh là một chỉ số thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 43,1% bệnh nhân có nồng độ albumin huyết thanh < 35 g/l.

Thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Lý Trần Kiên [3 3] là 58,3%; 49,1 % là kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lam Hồng (2006) [86]. Tác giả Phạm Quốc Toản (2015) [68] nghiên cứu thấy tỷ lệ giảm albumin huyết thanh là 82,2%. Và cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Thành (2015) [62] là 36,51%.

Chỉ số albumin thấp làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng [87]. Nghiên cứu của Ikizler có kết luận rằng nhóm bệnh nhân có nồng độ albumin huyết thanh <35 g/l có tỷ lệ tử vong trong viện cao hơn 10% so với nhóm bệnh nhân có nồng độ albumin huyết thanh > 35 g/l.

Tình trạng kiểm soát đường huyết và rối loạn Lipid máu

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kiểm soát không đạt HbA1c là 93.3% cao hơn nhiều so với Lý Trần Kiên (2017) [33] không đạt mục tiêu là 57,4%. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến việc hạn chế biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ đặc biệt là bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có tổn thương thận.

Tăng lipid máu được coi là nguyên nhân gây tổn thương cầu thận tiến triển trong bệnh ĐTĐ. Sự tiến triển của ĐTĐ có tổn thương thận có thể dẫn tới tăng lipid máu [26]. Theo kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ kiểm soát không đạt các thành phần lipid đều trên 28%, cao nhất là Cholesterol (64,6%), tiếp theo là LDL-C (55,4%), HDL-C (40,2%), Triglycerid (28,1%). Trong đó Triglycerid của nhóm thừa cân – béo phì kiểm soát kém hơn nhóm bình thường (p < 0,05). Kết quả này cũng cao

hơn nhiều so với Lý Trần Kiên (2017)[34] HDL-C (17,0%), LDL-C (19,1%), Cholesterol (39,4%), Triglycerid (58,0%). Do đó cần điều trị rối loạn chuyển hóa lipid và điều chỉnh chế độ ăn nhằm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2018 (Trang 73 - 75)