Khẩu phần thực tế của của bệnh nhân ĐTĐ typ2 có tổn thương thận tại khoa thận tiết niệu bệnh viện NTTW năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2018 (Trang 75 - 81)

Nam (n=72) Nữ(n=48)

4.3. Khẩu phần thực tế của của bệnh nhân ĐTĐ typ2 có tổn thương thận tại khoa thận tiết niệu bệnh viện NTTW năm

thận tại khoa thận tiết niệu bệnh viện NTTW năm 2018

Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong phòng và điều trị bệnh ĐTĐ, đặc biệt càng quan trọng hơn nữa ở những bệnh nhân đã có biến chứng. Một khẩu phần hợp lý, cân đối cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, giảm nguy cơ thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.

Điều tra khẩu phần ăn của 120 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận nằm điều trị tại khoa, thu được kết quả năng lượng ăn vào trung bình là 1293,9 ± 326,1 kcal/ngày. Kết quả của chúng tôi có thấp hơn với nhu cầu khuyến nghị và không giống với một số nghiên cứu như: mức năng lượng trung bình theo nghiên cứu của Phạm Thị Lan Anh (2011) 1400 Kcal [88], theo tác giả Lê Thị Thúy Hiền (2012) là 1537 Kcal/ngày [89], theo Khổng Thị Thúy Lan (2015) [84] là 1472 kcal/ngày, theo Phạm Thị Thùy Hương (2017) [90] là 1560 kcal/ngày; nghiên cứu của Vũ Thị Ngát (2018) [64] là 1634 kcal/ngày.

Có nhiều nguyên nhân của việc khẩu phần thiếu về cả số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng. Một trong các nguyên nhân chúng tôi nhận thấy ở nghiên cứu này là bệnh nhân lo lắng về bệnh tật, kinh tế hơn nữa bệnh nhân trong 48h đầu nhập viện chế độ ăn cũng bị ảnh hưởng bởi việc nhịn ăn làm xét nghiệm và quá trình di chuyển đến bệnh viện.

Số lượng Protein: Lipid: Glucid khẩu phần trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 59,7g: 34,2g: 187,1g và năng lượng do Glucid cung

cấp trong khẩu phần ăn là 58,0%; Protein cung cấp là 18,3%; Lipid cung cấp là 23,7% năng lượng khẩu phần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đáp ứng đúng theo nhu cầu khuyến nghị về tỷ lệ 3 chất sinh năng lượng (Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện 2016: tỷ lệ % về năng lượng của 3 chất sinh nhiệt lần lượt là Protein chiếm 15-20%; Lipid chiếm 20-25% và Glucid chiếm 55 – 65%) và khá tương đồng với nghiên cứu của Lê Thị Thúy Hiền (2012) [89] tỷ lệ P: L: G = 20,2: 20,4: 59,4% năng lượng khẩu phần. Tuy nhiên, kết quả này có lượng Glucid thấp hơn trong nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan (2015) [84] lượng Glucid là 228,9g; chiếm 62,7% năng lượng; nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương (2017) [90] lượng Glucid là 253,3g; chiếm 64,3% năng lượng.

Như vậy trong khẩu phần ăn của các bệnh nhân nghiên cứu có tỷ lệ các chất sinh năng lượng trung bình Glucid, Protein và Lipid trong khẩu phần ăn phù hợp với khuyến nghị. Tuy nhiên, cân nặng trung bình của đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là 57.9 kg (Bảng 3.8), như vậy, lượng Protein đối tượng nên ăn vào dao động trong khoảng 34,7- 46,3 g (Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện 2016 tùy theo mức độ suy thận mà nên cung cấp chất đạm từ 0,6g-0,8g/kg/24h), điều này cho thấy lượng Protein đối tượng đã tiêu thụ cao hơn nhu cầu khuyến cáo, 59,7 ± 21,2 g/ngày (bảng 3.20). Kết quả nghiên cứu này cũng khá tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương (2017) [90] (67,9g so với khuyến nghị chỉ cần 55,6g Protein); thấp hơn nghiên cứu của Vũ Thị Ngát (2018) [64] là 80,5 g/ngày.

Tỷ lệ Protein động vật/Protein tổng số được khuyến nghị cần > 35%, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 52,0% đạt so với nhu cầu khuyến nghị. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan (2015) [72] là 38%; tương tự với nghiên cứu của Phạm Thị Thùy

Hương (2017) [90] là 52,1%; Vũ Thị Ngát (2018) [64] là 55,2%. Tỷ lệ Lipid thực vật/Lipid tổng số cũng được khuyến nghị là 2/3, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này chỉ đạt 43% thấp hơn nhu cầu khuyến nghị. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan (2015) [72] là 52,6%; nghiên cứu của Vũ Thị Ngát (2018) [64] là 49,3%; nhưng cao hơn nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương (2017) [90] là 37,9%. Hơn nữa, mức năng lượng trung bình của đối tượng trong nghiên cứu còn thấp hơn nhu cầu khuyến nghị, do đó việc tư vấn, giải thích, xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân là rất quan trọng và cần được quan tâm nhiều hơn nữa từ nhân viên y tế cho bệnh nhân trong cả quá trình quản lý bệnh ĐTĐ, chứ không chỉ trong thời gian nằm viện.

Mặc dù, năng lượng khẩu phần ăn vào là không đạt so với nhu cầu khuyến nghị, tuy nhiên, trong 120 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 3/120 bệnh nhân bị thiếu năng lượng trường diễn (2,5%); có 70/120 bệnh nhân (58,3%) có BMI bình thường; 47/120 bệnh nhân thừa cân-béo phì (39,2%). Thiếu năng lượng trường diễn hay thừa cân-béo phì đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nói chung và kết cục điều trị cho bệnh nhân nói riêng, đặc biệt là bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có tổn thương thận, thiếu có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính như hạ đường máu, ngược lại, nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã chỉ ra thừa cân và béo phì, đặc biệt béo bụng có liên quan đến đề kháng insulin và rối loạn lipid máu. Do vậy việc tăng cường tư vấn và giám sát chế độ ăn là rất cần thiết và cần cá thể hóa tối đa trong điều trị, đặc biệt là điều trị bằng dinh dưỡng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, cũng như nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Cơ thể con người không những cần 3 chất sinh năng lượng mà còn cần các chất không sinh năng lượng, đó là các vitamin và chất khoáng.

Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ các chất đó, tuy nhiên chúng lại có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì, nâng cao sức đề kháng và tình trạng dinh dưỡng cũng như sức khỏe nói chung. Theo nhu cầu khuyến nghị, lượng canxi nên được bổ sung hàng ngày là 1,000mg; trong nghiên cứu của chúng tôi lượng canxi trung bình khẩu phần là 442,8 ± 273,8 mg, đạt khoảng 44%; trong đó canxi khẩu phần của nam giới nhiều hơn nữ giới: 463,7 mg so với 412,6 mg. Tỷ lệ Ca/P là yếu tố giúp hấp thu canxi, hạn chế loãng xương được khuyến nghị nên đạt > 0,8, nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 0,58 thấp hơn nhu cầu khuyến nghị. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan (2015) [72] là 0,54 và Phạm Thị Thùy Hương (2017) [90] là 0,6; Ngoài ra, lượng sắt khẩu phần là 11,2 ± 4,5 mg; vitamin A là 13,5 ± 193,5 mcg; vitamin B1 là 1,1 ± 0,5 mg; vitamin B2 là 0,7 ± 0,4 mg; vitamin C là 139,8 ± 125,3 mg và vitamin PP là 12,1 ± 5,6 mg đều không đạt nhu cầu khuyến nghị. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương (2017)[90]: vitamin A (456,8- 495,6 mcg); vitamin B1 (0,9-1,0 mg); vitamin B2 (0,6-0,7mg; vitamin C (122,7-129 mg) và vitamin PP (11,6-14,3 mg).

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lượng tiêu thụ lương thực-thực phẩm trung bình trong ngày của bệnh nhân là 77,0g gạo; 121,7g lương thực khác; khoai củ 81,2g, như vậy, lượng gạo và lương thực là 280g/ngày thấp hơn nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan (2015) [72] người bệnh tiêu thụ trung bình 169,1g gạo/ngày; lương thực khác là 84,6g/ngày; khoai củ và các sản phẩm chế biến từ khoai củ là 13,5g/ngày; nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương (2017)[90] khối lượng tiêu thụ trung bình của bệnh nhân là 236,9g gạo/ngày; lương thực khác là 156,9g/ngày; khoai củ là 102,4g/ngày; nghiên cứu của Vũ Thị Ngát

(2018) [64] người bệnh tiêu thụ trung bình là 135,8g gạo/ngày; lương thực khác là 113,5g/ngày; khoai củ là 130g/ngày.

Lượng thịt các loại trong nghiên cứu của chúng tôi người bệnh tiêu thụ trung bình là 45,5 g/ngày thấp hơn nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan (2015)[72] (89,3 g/ngày); nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương (2017) [90] (69,8 g/ngày), nghiên cứu của Vũ Thị Ngát (2018)[64] (84,2 g/ ngày). Trong khi đó, lượng cá các loại tiêu thụ 86,9g/ngày, khá tương đồng so với kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2009-2010; cao hơn nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan (2015) [72] (28,8g/ngày); thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương (2017) [90] (118,7g/ngày); nghiên cứu của Vũ Thị Ngát (2018) [64] (187,5g/ngày).

Lượng trứng/sữa tiêu thụ trung bình trong nghiên cứu này là 94,6g/ngày, cao hơn nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan (2015) [72] (19,3g/ngày); nghiên cứu của Vũ Thị Ngát (2018) [64] (77,4g/ngày); thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương (2017) [90] (271,3g/ngày).

Lượng tiêu thụ rau các loại trung bình là 148,7g/ngày, khá tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương (2017) [90] (156g/ngày); thấp hơn nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan (2015) [72] (359,5g/ngày); nghiên cứu của Vũ Thị Ngát (2018) [64] (469,7g/ngày). Lượng tiêu thụ hoa quả trung bình là 204,4g/ngày, cao hơn tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc (70g); nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan (2015) [72] (142,4g); nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương (2017) [90] (144g/ngày); khá tương đồng với nghiên cứu của Vũ Thị Ngát (2018) [64] (230,1g/ngày)

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có tổn thương thận tại khoa thận tiết niệu bệnh viện NTTW năm 2018.

- Bệnh nhân chưa kiểm soát tốt cân nặng với tỷ lệ bệnh nhân thừa cân-béo phì là 39,2%; bình thường là 58,3%; bệnh nhân gầy là 2,5%.

- Tỷ lệ bệnh nhân có SGA-A là: 81,7%; SGA-B/C là:18,3%.

Khẩu phần thực tế của bệnh nhân ĐTĐT2 có tổn thương thận tại khoa Thận tiết niệu bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018.

- Khẩu phần trung bình của bệnh nhân là 1293,9 ± 326,1 kcal/ ngày, chỉ đạt 60,8% theo nhu cầu khuyến nghị.

- Tỷ lệ cân đối của khẩu phần P : L : G là 18,3% :23,6%: 58,1%; Tỷ lệ % Protein động vật / Protein tổng số: 50%. Đáp ứng đúng theo nhu cầu khuyến nghị. Tuy nhiên số gam Protein ăn thực tế 59,7 ± 21,2 g/ngày cao hơn NCKN cho bệnh nhân ĐTĐ có tổn thương thận 34,7-46,3 g/ ngày.

- Các vitamin và khoáng chất: Vitamin B1, B2, A, C, Calci thấp so với nhu cầu khuyến nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2018 (Trang 75 - 81)