Tình trạng dinh dưỡng đánh giá theo SGA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2018 (Trang 71 - 73)

Nam (n=72) Nữ(n=48)

4.2.2. Tình trạng dinh dưỡng đánh giá theo SGA

Phương pháp đánh giá tổng thể đối tượng SGA hiện nay được nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Ưu điểm của phương pháp này là có

thể đánh giá bệnh nhân trong suốt quá trình mắc bệnh bao gồm những thay đổi về cân nặng, biểu hiện của tình trạng dinh dưỡng kém, những đánh giá lâm sàng của thầy thuốc.

Theo phương pháp đánh giá tổng thể đối tượng SGA đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có tổn thương thận, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân không có nguy cơ Suy dinh dưỡng là 81,7%, tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng là 18,3%. (Biểu đồ 3.5)

Tỷ lệ bệnh nhân Nam không có nguy cơ SDD là 80,6%, có nguy cơ SDD là 19,4%. Tỷ lệ bệnh nhân nữ không có nguy cơ SDD là 83,3%, có nguy cơ SDD là 16,7%. Tỉ lệ nguy cơ SDD giữa nam và nữ của bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương thận có sự khác biệt,nam cao hơn nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.14). Kết quả này khá giống với nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy và cộng sự ở bệnh nhân khoa Thận -tiết niệu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2012, nguy cơ SDD theo SGA là 18,2% [83]. Kết quả này là tương đối cao, cao hơn tỷ lệ SDD ở Khoa nội tiết (14,3%) và thấp hơn tỷ lệ này ở Khoa tiêu hóa (58,5%) trong nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai (2006) [84].

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tình trạng dinh dưỡng theo SGA ở các giai đoạn bệnh và các nhóm tuổi (bảng 3.13 và 3.15) cho thấy sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng nhưng không có ý nghĩa thống kê. (Không có sự gia tăng nguy cơ SDD khi giai đoạn bệnh tăng và khi độ tuổi tăng)

Kết quả nghiên cứu này cho thấy với hai cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc hay đánh giá bằng SGA, tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ về SDD ở phương pháp SGA cao hơn bằng phương pháp BMI (biểu đồ 3.6)

Dùng SGA cho phép phát hiện bệnh nhân nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân có BMI bình thường: Bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng và gầy chiếm tỷ lệ 33,3% thấp hơn hẳn đối tượng không có nguy cơ suy dinh dưỡng và gầy chỉ chiếm 66,7% (bảng 3.16). Kết quả này cho thấy rằng, những người bệnh hiện đang mắc và điều trị bệnh ĐTĐ typ 2 có tổn thương thận có một nguy cơ nhất định bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, bệnh nhân cần được phát hiện sớm nguy cơ suy dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp SGA cho phép phát hiện bệnh nhân nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân có BMI bình thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2018 (Trang 71 - 73)