7. Những đóng góp của luận văn
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh củaVpbank trong giai đoạn 2012-20
2012-2016
Trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi, tăng trưởng chậm hơn so với dự báo, tăng trưởng thương mại đạt thấp, giá dầu thô thất thường, nhu cầu và giá nông sản giảm mạnh, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại. Vpbank luôn đạt mức tăng trưởng ổn định và bền vững, ngay cả trong bối cảnh khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hậu quả mà nó mang lại, thể hiện qua một số chỉ tiêu hoạt động chính sau:
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động trọng tâm của bất cứ ngân hàng nào.Bên cạnh nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu vốn của các ngân hàng.
Bảng 2.1: Tổng tiền gửi của khách hàng trong giai đoạn 2012-2016
Tăng trưởng về số tương
Cho vay khách hàng 36.903 52.474 144.673
Tăng trưởng về số tuyệt đối - 15.571 25.905 38.425 27.869
Tăng trưởng về số tương đối 42,2% 49,37% 49% 23,86%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng VPBank năm 2012 - 2016)
Có thể thấy trong 5 năm trở lại đây, hoạt động huy động vốn của ngân hàng đều đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định.Năm 2013,huy động từ khách hàng đạt 88.345 tỷ đồng, tăng 28.665 tỷ đồng (tương đương 48%) so với 2012, vượt kế hoạch đề ra và nằm trong nhóm các ngân hàng thương mại có tăng trưởng cao về huy động. Bước sang năm 2014, huy động khách hàng đạt 119.163 tỷ đồng, tăng 30.818 tỷ đồng (tương đương 34,88%) so với năm 2013. Mặc dù tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thấp hơn năm 2013 nhưng 2014 được coi là một năm có những đổi mới đáng kể trong huy động vốn. Bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trưởng trong phân khúc khách hàng cá nhân truyền thống, VPBank đã mở rộng khai thác triệt để ở các phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa nguồn lực, đồng thời gia tăng tính ổn định của nguồn vốn và đóng góp hiệu quả cho mục tiêu giảm chi phí vốn.Tới cuối năm 2015, tiền gửi của khách hàng đạt 152.131 tỷ đồng, tăng ròng gần 33 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 27,67%) so với 2014, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng và giúp VPBank tiếp tục nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động.Năm 2016, tiền gửi của khách hàng và Phát hành giấy tờ có giá đạt 172.438 tỷ đồng, tăng trưởng 20.307 tỷ đồng tương ứng tăng 13,35% so với năm trước, với sự tăng trưởng mạnh ở các phân khúc chiến lược của Ngân hàng. Năm 2016 cũng ghi nhận sự dịch chuyển lớn về nguồn cũng như hình thức huy động. Huy động từ tiền gửi truyền thống đã dịch chuyển sang huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá, giúp quy mô giấy tờ có giá đạt 48.651 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2015. Đặc biệt, trong năm 2016, Ngân hàng phát hành thêm hơn 21.175 tỷ đồng giấy tờ có giá kỳ hạn từ 1-5 năm. Đây là nguồn vốn ổn định, dài hạn để tài trợ cho tăng trưởng tài sản trung dài hạn, đảm bảo an toàn trong cấu trúc tài sản của VPBank. Thêm vào đó, nguồn vốn huy động cũng được bổ sung bằng việc thu hút gần 3.800 tỷ đồng từ các tổ chức quốc tế, giúp đa dạng hóa nguồn tài trợ, khẳng định được vị thế và uy tín của Vpbank trên thị trường. Bằng việc duy trì tăng trưởng ổn định ở các hoạt động cốt lõi của ngân hàng, song song với việc cải thiện chất lượng tín dụng, giảm thiểu chi phí huy động nhờ tăng cường các nguồn huy động vốn giá rẻ nên hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao, tỷ lệ biên thu nhập lãi thuần (NIM) được tối ưu, tăng từ 6,3% năm 2015 lên 7,7% năm 2016.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh truyền thống, đem lại nguồn lợi chủ yếu trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam, nguồn thu từ tín dụng vẫn chiếm khoảng 80- 90% tổng thu nhập1.
Bảng 2.2. Tổng dư nợ cho vay khách hàng trong giai đoạn 2012 - 2016
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Thu nhập hoạt động thuần 3.01
9 4.969 96.26 12.066 16.864
Thu nhập lãi thuần 2.96
7
4.075 5.214 10.219 15.168
Cho vay khách hàng năm 2013 đạt 52.474 tỷ đồng, tăng 15.571 tỷ đồng (tương đương 42,2%) so với cuối năm 2012, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc so với mức bình quân trong vòng 3 năm qua và tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung toàn ngành2. Có được điều này là nhờ VPBank áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kỳ kinh tế còn khó khăn.Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro được chú trọng đã giúp kiểm soát chất lượng tín dụng của danh mục cho vay tốt hơn. Năm 2014, tổng dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 91.535 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với năm 2013, trong đó riêng cho vay khách hàng đạt 78.379 tỷ đồng vượt 8% kế hoạch đại hội đồng cổ đông đề ra. Để tăng trưởng tín dụng tốt trong điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp, VPBank đã liên tục áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và với nhiều đối tượng khách hàng. Định hướng kinh doanh năm 2015 của VPBank là tập trung thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, huy động và cơ sở khách hàng của hai phân khúc khách hàng chủ chốt là Khách hàng Cá nhân và SME thông qua việc nâng cao năng suất bán và chất lượng của đội ngũ bán hàng đã được đầu tư mạnh trong năm 2014, phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng, dễ tiếp cận và phù hợp với từng đối tượng khách hàng, hoàn thiện các quy trình phát triển sản phẩm, hệ thống bán hàng chuyên nghiệp và chuyên biệt tương ứng. Nhờ vậy, cuối năm 2015 cho vay khách hàng đạt 116.804 tỷ đồng, tăng 38.425 tỷ so với cùng kỳ năm 2014, trong đó cho vay khách hàng cá nhân tăng 25.927 tỷ đồng, cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 12.498 tỷ đồng.Năm 2016, VPBank tiếp tục phát triển hai mảng kinh doanh trọng tâm phục vụ phân khúc Khách hàng Cá nhân (KHCN), Khách hàng Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME). Mặt khác, VPBank đã nhanh chóng thiết lập mảng kinh doanh phục vụ phân khúc Tín dụng Tiểu thương.Cho vay khách hàng năm 2016 tăng trưởng đạt144.673 tỷ, tương đương tăng trưởng 24% so với cuối năm 2015.Mức tăng trưởng này cao hơn mức tăng trưởng trung bình của ngành và có sự chuyển dịch lớn theo phân khúc khách hàng. Các phân khúc chiến lược đã có được sự tăng trưởng vượt bậc, giúp tăng tỷ trọng đóng góp trong tổng dư nợ tín
2Tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng 2012 của ngành ngân hàng là 7% (Thống kê của ngân hàng nhà nước)
dụng lên gần 77 %. Cụ thể, Khối KHCN ghi nhận mức tăng trưởng dư nợ 50%, Khối SME tăng trưởng 30%, Khối Tín dụng Tiểu thương tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đạt dư nợ gần 2,000 tỷ đồng.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 2012 - 2016
Nhìn chung, trong giai đoạn 2012 - 2016, hoạt động kinh doanh của Vpbank luôn ở mức tăng trưởng khá, tương đối ổn định, các chỉ số an toàn luôn được duy trì và đảm bảo tuân thủ các giới hạn theo quy định của NHNN3. Trong 1-2 năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá hơn những năm trước, mang lại thành tựu không nhỏ, tạo đà cho ngân hàng đạt được những mục tiêu tham
vọng đã đề ra là trở thành 1 trong 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn điều lệ bình quân (ROE)
11
động thuần đạt 3.019 tỷ đồng, tăng 531 tỷ đồng, tương đương tăng 21% so với năm 2011, chủ yếu do đóng góp của tăng trưởng thu nhập lãi thuần. Thu nhập lãi thuần đạt 2.967 tỷ đồng, chiếm 98% tổng thu nhập hoạt động thuần, tăng 922 tỷ đồng, tương ứng tăng 45% so với năm 2011, do thu nhập lãi tăng 801 tỷ và chi phí lãi giảm 121 tỷ so với năm 2011.
- Năm 2013, nhờ sự tăng trưởng mạnh trong các hoạt động cốt lõi của ngân hàng và thay đổi trong cấu trúc nguồn vốn và sử dụng vốn, tổng thu nhập hoạt động thuần hợp nhất năm 2013 đạt 4.969 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2012 (tăng 1.855 tỷ đồng, tương ứng 60%). Cơ cấu thu nhập của VPBank được
cải thiện rõ nét theo hướng tăng các nguồn thu ngoài lãi cùng với việc giảm dần sự phụ thuộc vào thu từ tín dụng. Thu lãi thuần năm 2013 chỉ còn chiếm 82% tổng thu nhập hoạt động thuần, thay vì tỷ trọng 98% của năm 2012. Tỷ trọng thu ngoài lãi tăng thêm 16% (từ 2% - năm 2012 lên 18% - năm 2013). Kết quả này thể hiện sự thành công trong chiến lược chuyển dịch mô hình kinh doanh của VPBank đã diễn ra trong các năm qua.
- Năm 2014, nhờ sự tăng trưởng mạnh trong các hoạt động cốt lõi của ngân hàng, thu lãi kinh doanh chứng khoán thành công, đồng thời duy trì được bảng cân đối hiệu quả nên tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2014 là khá cao, đạt 6.269 tỷ đồng, tăng 26% so với năm trước. Đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng này đến từ thu nhập lãi thuần (tăng 1.139 tỷ đồng - chủ yếu nhờ tăng trưởng cho vay, huy động vượt bậc, cải thiện cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn hiệu quả), tiếp đến là hoạt động mua bán kinh doanh chứng khoán (tăng 157 tỷ đồng - tương ứng 52%). Cơ cấu nguồn thu tiếp tục được cải thiện theo hướng tăng các nguồn thu ngoài lãi.
- Năm 2015, tổng thu nhập hoạt động thuần tăng trưởng tốt nhờ vào đóng góp lớn từ hoạt động dịch vụ và thu nhập lãi thuần. Tổng thu hoạt động thuần đạt 12.066 tỷ, tăng trưởng 92% so với với năm trước, chủ yếu nhờ tăng trưởng thu lãi và thu từ hoạt động dịch vụ. Năm 2015, nhờ cơ cấu và chuẩn hóa danh mục sản phẩm, danh mục đầu tư, tập trung tăng trưởng mạnh vào các sản phẩm mang lại thu nhập cao, nâng cao hiệu quả bảng cân đối, hiệu quả sử dụng vốn, chất lượng tài sản nên thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh (tăng 96% so với năm 2014).
- Năm 2016 tiếp tục là một năm kinh doanh thành công của VPBank với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của tổng thu nhập hoạt động thuần trong giai đoạn 2013-2016 đạt 50,3%. Tổng thu nhập hoạt động thuần đạt 16.864 tỷ đồng năm 2016, tăng 40% so với năm 2015 và là mức thu nhập hoạt động thuần đạt được cao nhất từ trước đến nay của VPBank. Thu nhập hoạt động thuần chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần, đạt 15.168 tỷ, tăng 4.814 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 47% so với năm trước. VPBank có được tăng trưởng về thu nhập hoạt động thuần cao hơn nhiều so với tăng trưởng về quy mô tài sản (ở mức 18%) là nhờ chiến lược tăng trưởng mạnh ở các phân khúc cốt lõi, sản phẩm mới
tiềm năng, tăng cường chất lượng tài sản, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, bán chéo và nâng cao hiệu quả cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn.
2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Vpbank
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động tài trợ TMQT tại ngân hàng Vpbank
2.2.1.1. Các tập quán quốc tế liên quan tới thanh toán quốc tế
UCP (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit) - Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ. Mặc dù UCP chỉ là những quy định được soạn thảo bởi Phòng Thương Mại Quốc Te (Paris) nhưng được coi là Luật quốc tế về ngân hàng trong giao dịch tín dụng chứng từ và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới . UCP là văn bản giải thích, hướng dẫn cách thực hành nghiệp vụ tín dụng chứng từ trên phạm vi toàn thế giới. Khi thỏa thuận áp dụng, UCP sẽ được dẫn chiếu vào thư tín dụng và ràng buộc các bên liên quan. Từ khi được ban hành năm 1933 đến nay, UCP đã qua 6 lần sửa đổi, bản sửa đổi mới nhất năm 2007 là UCP600.
ISBP (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credit) - Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra chứng từ trong Tín dụng chứng từ. Đây là tài liệu bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP600 do phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành. Hiện nay ấn bản mới nhất là số xuất bản 745 năm 2013. ISBP không sửa đổi UCP mà giải thích chi tiết rõ ràng làm thế nào những quy tắc này được áp dụng trong giao dịch hằng ngày. Thông qua việc sử dụng ISBP, những người làm việc kiểm tra chứng từ có thể thực hành công việc phù hợp với các tập quán mà các đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên thế giới. Do vậy, ISBP ra đời góp phần làm giảm đáng kể số lượng chứng từ bị từ chối thanh toán do bất hợp lệ khi xuất trình lần đầu tiên.
URR (Uniform Rules for Bank Reimbursement under Documentary Credit) Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo Tín dụng chứng từ. Văn bản mới nhất từ của phòng Thương Mại Quốc Tế là số xuất bản 725 năm 2008 (URR 725).
ISP98 (International Standby Practices) - Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế. Văn bản này cũng do Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành, cung cấp các quy tắc về thực hành nghiệp vụ ngân hàng tiêu chuẩn đối với thư tín dụng và các cam kết độc lập có liên quan như thư tín dụng dự phòng.ISP98 là một sản phẩm mang tính cách mạng về việc áp dụng UCP đối với thư tín
dụng dự phòng. Tuy nhiên, thư tín dụng dự phòng vẫn có thể được phát hành theo UCP nếu các bên quyết định như vậy.
Ngoài ra, một số các văn bản pháp luật khác được quốc tế công nhận và sử dụng rộng rãi như: Incoterms 2000 và 2010; Các điều kiện bảo hiểm ICC clauses 1982, 2009... Bên cạnh những quy tắc, tập quán chung thống nhất trên quốc tế thì bản thân mỗi quốc gia cũng cần có một hành lang pháp lý riêng phù hợp với đặc thù kinh tế của mình.
2.2.1.2. Các văn bản pháp luật trong nước
So với lịch sử hình thành và phát triển hoạt động tài trợ TMQT trên thế giới thì nghiệp vụ này ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Bộ phận pháp luật này chỉ mới được chú ý điều chỉnh trong văn bản pháp luật trong 20 năm gần đây. Khung pháp lí cho hoạt động này cũng đang dần được các cơ quan ban ngành cũng như các nhà làm luật cố gắng hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Trước năm 1993, chưa có một văn bản luật nào điều chỉnh hoạt động tài trợ TMQT. Quyết định số 22/1994/QĐ-NH1 ngày 22/2/1994 ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt và Thông tư 08 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện quyết định này đã đánh dấu sự ra đời của hành lang pháp lí về tài trợ thương mại trong nước. Sau đó, do yêu cầu thực tế, các văn bản pháp luật khác điều chỉnh các quan hệ trong tài trợ TMQT lần lượt ra đời và được sửa đổi giúp các bên tham gia tháo gỡ khó khăn trong hoạt động giao thương quốc tế.
Hiện nay, ở Việt Nam, các văn bản chủ yếu điều chỉnh nghiệp vụ tài trợ TMQT bao gồm các văn bản sau:
Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. Luật các tổ chức tín dụng 2010.
Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam.
Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 28/1005 ngày 13/05/2005.
Nghị định số 160/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.
QĐ 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Thống đốc