7. Những đóng góp của luận văn
3.2.9. Tăng cường công tác quản trị rủi ro
Hoạt động tài trợ thuơng mại ẩn chứa nhiều rủi ro khi vừa chứa các rủi ro tín dụng thông thường, vừa có những rủi ro riêng biệt do tính chất quốc tế của giao dịch này mang lại. Có thể kể đến một số các rủi ro cơ bản như rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro liên quan đến khung pháp lý tại Việt Nam, rủi ro tác nghiệp, rủi ro về chính sách, thị trường quốc tế...
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, người viết chỉ xin đề cập đến việc quản trị một số loại rủi ro đặc trưng của nghiệp vụ tài trợ thương mại.
a. Rủi ro nghiệp vụ
Hiện nay tại Vpbank mới cung cấp một số dịch vụ tài trợ thương mại cơ bản, trong đó, có tính chất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong số các loại dịch vụ này là việc phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu và chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.
Đối với L/C nhập khẩu: là rủi ro khách hàng xuất khẩu giao hàng không đúng quy định hoặc lập chứng từ giả để đòi tiền, và người nhập khẩu mất khả năng thanh toán:
Biện pháp ngăn ngừa người bán giao hàng không đúng hợp đồng, lập chứng từ giả để đòi tiền:
Mục đích của biện pháp này là giúp người mua bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, đảm bảo uy tín của Vpbank trong thanh toán trên thị trường quốc tế cũng như có thể ngăn ngừa hành vi không trong sáng của người bán.
Về cách tổ chức thực hiện, Vpbank nên đề nghị người mua trong thư tín dụng phần chứng từ xuất trình nên có các nội dung sau:
Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng do người bán lập và người mua hay đại diện của người mua ký xác nhận hàng hóa được giao đúng hợp đồng.
Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi phòng thương mại công nghiệp ở nước người bán.
Vận đơn do hãng tàu có văn phòng đại diện ở Việt Nam phát hành để người mua có thể xác định tính chân thật của vận đơn và tình trạng lô hàng.
Ve nội dung và hình thức chứng từ phải đảm bảo rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung. Các chứng từ khác phải do những cơ quan đáng tin cậy phát hành. Ví dụ: Không nên yêu cầu xuất trình “Giấy chứng nhận xuất xứ 3 bản” mà nên yêu cầu “Giấy chứng nhận xuất xứ đánh máy do phòng thương mại công nghiệp xxx phát hành 3 bản”. Miêu tả hàng hóa cần ngắn gọn nhưng cụ thể, tránh người bán lợi dụng sự miêu tả sơ sài để giao sai hàng quy định
Bên cạnh đó, Vpbank cần chủ động cảnh báo với người mua quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Ke đó, khi người bán xếp hàng lên tàu, Vpbank khuyến cáo người mua phải giám sát, kiểm tra để đảm bảo hàng hóa được giao đầy đủ và đúng chất lượng. Cách thức này nên sử dụng với những lô hàng có trị giá lớn hoặc người bán và người mua mới giao dịch mua bán lần đầu tiên và trị giá lô hàng ở mức tương đối lớn với doanh nghiệp. Mặc dù việc này sẽ tốn chi phí của người mua: chi phí ăn ở, đi lại... nhưng đối với những lô hàng nhập khẩu có giá trị lớn thì đây là việc cần nên làm. Bởi vì việc này giúp người mua đảm bảo quyền lợi của mình rất cao và chi phí này nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí và thời gian người mua xử lý rủi ro người bán giao hàng không đúng hợp đồng.
Trong giải pháp này, Vpbank có thể tận dụng dịch vụ của ngân hàng đại lý, kiểm tra thông tin về công ty người bán thường phải mở tài khoản và cung cấp những thông tin cơ bản cho ngân hàng đại lý. Còn người mua phải chủ động tìm hiểu về năng lực pháp lý, về mức độ tin cậy. Đối với những lô hàng được giao lần đầu và có giá trị lớn thì người mua nên đến trực tiếp đến gặp gỡ và tìm hiểu về đối tác trước khi ký hợp đồng.
Đối với bộ phận kiểm tra chứng từ chú ý về tính chân thực của chứng từ, khi nhận được bộ chứng từ nhập khẩu, cần kiểm tra với đại lý của hãng tàu về lịch trình tàu, ngày dự kiến hàng đến để tránh trường hợp lô hàng giả mạo.
Biện pháp hạn chế rủi ro nếu người nhập khẩu mất khả năng thanh toán:
Ngoài việc thẩm định như các hình thức tín dụng thông thường, về phía nghiệp vụ của Vpbank cần lưu ý vấn đề nắm quyền kiểm soát hàng hóa. Trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán với nước ngoài, Vpbank còn
nguồn thu thanh toán từ hàng hóa để bù đắp khoản tiền ngân hàng đã bỏ ra để thanh toán L/C, đặc biệt là đối với L/C dùng chính hàng hóa làm tài sản đảm bảo. Những trường hợp này Vận tải đon phải là vận đon đường biển, được lập theo lệnh của Vpbank, không nên cho phép vận đon tàu chuyến được chấp nhận do không kiểm soát được hàng hóa. Quy định về hàng hóa trong L/C, không quy định quá chung chung, so sài, tránh người bán giao hàng không đúng với quy định thực tế trong hợp đồng, khi phải phát mại tài sản sẽ gây thiệt hại lớn so với giá trị đã thanh toán trên L/C. Lưu ý về chứng từ yêu cầu trong L/C phải đảm bảo để ngân hàng thông quan được hàng hóa khi nhập về Việt Nam. Nhiều trường hợp L/C chỉ quy định một số loại chứng từ co bản, các chứng từ còn lại bên bán sẽ gửi trực tiếp cho bên mua. Khi ngân hàng xiết nợ từ tài sản là nguồn hàng hóa, ngân hàng không có đủ chứng từ (ví dụ các giấy chứng nhận kiểm dịch, hun trùng...) để thông quan tại hải quan từ đó khó khăn trong việc lấy hàng.
Biện pháp ngăn ngừa rủi ro khi phát hành bảo lãnh nhận hàng
Mục tiêu của biện pháp này là hạn chế những bất lợi cho Vpbank khi phát hành bảo lãnh nhận hàng trong khi giúp khách hàng nhận được hàng khi chưa có chứng từ
Trong thực tế, rủi ro phát sinh từ việc phát hành bảo lãnh nhận hàng cũng là một vấn đề nan giải của Vpbank khi có phát sinh tranh chấp. Để hạn chế rủi ro khi phát hành bảo lãnh, Vpbank nên yêu cầu khách hàng gửi đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng theo mẫu của Vpbank, bản sao vận đon và hóa đon thưong mại để làm căn cứ phát hành trị giá thư bảo lãnh.
Vpbank cần liên lạc với đại diện hãng tàu (hàng không) tại Việt Nam để xem họ có chấp nhận thư bảo lãnh nhận hàng do Vpbank phát hành không. Việc này nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí của khách hàng nếu thư bảo lãnh bị từ chối. Bên cạnh đó, Vpbank cũng cần tư vấn cho khách hàng khi phát hành thư tín dụng nên tính toán thời gian xuất trình chứng từ của người bán sao cho khi hàng về đến cảng thì bộ chứng từ về tới Vpbank. Như vậy, khách hàng không tốn chi phí đề nghị Vpbank phát hành bảo lãnh nhận hàng và thời gian đi lại giữa Vpbank và hãng tàu (hàng không) để gửi và hoàn trả thư bảo lãnh nhận hàng.
Đối với L/C xuất khẩu là rủi ro người xuất khẩu xuất trình L/C giả mạo, làm chứng từ giả, ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán.
Năm Ngân hàng Tiền phạt
12/2012 HSBC 1,9 tỷ USD
12/2012 Standard Charter Bank 327 triệu USD
06/2012 ING Bank 619 triệu USD
05/2008 Royal Bank of Scotland 750.000 GBP
Để hạn chế rủi ro này, ngân hàng cần nâng cao kỹ năng kiểm tra chứng từ. Khi nhận được L/C gốc của khách hàng, ngân hàng cần xác thực L/C cẩn thận tránh trường hợp L/C giả mạo. Kiểm tra uy tín của ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán thông qua bankeralmanac, hoạt động của FI. Khi khách hàng xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu, yêu cầu khách hàng xuất trình cả tờ khai hải quan, chứng minh thực tế hàng đã được xuất. Vpbank nên áp dụng chiết khấu có truy đòi đối với chứng từ bất hợp lệ nếu ngân hàng phát hành có quan hệ đại lý với mình.
Đối với ngân hàng không có quan hệ đại lý với Vpbank, chỉ nên chiết khấu có truy đòi sau khi ngân hàng phát hành có điện đồng ý chấp nhận bất hợp lệ chứng từ và Vpbank đã hoàn tất việc thẩm định đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng phát hành thông qua hệ thống ngân hàng đại lý của Vpbank ở nước của ngân hàng phát hành.
b. Rủi ro về phòng chống rửa tiền
Phòng chống rửa tiền là một trong những mối quan tâm mới của của các ngân hàng thương mại hiện nay. Do sự liên kết giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ, các hình thức tội phạm trên thế giới ngày một tinh vi hơn, cũng vì thế công tác phòng chống rửa tiền ngày càng được quan tâm trên thế giới
Định nghĩa về rửa tiền theo FATF: rửa tiền và việc “xử lý” tiền do tội phạm mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng để “hợp pháp hóa” những món lợi thu được từ việc tham gia vào hành vi phạm tội.
Định nghĩa về rửa tiền tại luật PCRT: Là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
Hoạt động rửa tiền có rất nhiều tác hại tới nền kinh tế, làm suy yếu các định chế tài chính bị liên quan. Định chế tài chính liên quan đến rửa tiền phải chịu nhiều rủi ro và mỗi rủi ro đều gây ra chi phí tiêu cực như: Rủi ro uy tín,rủi ro hoạt động (nghiệp vụ), rủi ro pháp lý. Một số ngân hàng lớn bị vướng vào hoạt động phòng chống rửa tiền đã phải chịu những mức phạt rất lớn.
Bảng 3.1: Mức phạt cho một số ngân hàng liên quan đến hoạt độngphòng chống rửa tiền
Vpbank trong giai đoạn trước hoạt động này chưa được chú trọng nhiều, tuy nhiên trong 1 vài năm trở lại đây, dưới tác động của các cơ quan tổ chức, ngân hàng trong nước cũng như quốc tế, công tác phòng chống rửa tiền ngày càng được quan tâm đặc biệt. Đối với hoạt động tài trợ TMQT Vpbank nên bắt đầu xây dựng khung qui định liên quan đến hoạt động này như: xây dựng check list phòng chống rửa tiền cho từng nghiệp vụ, quy định các nguồn tham khảo, nguồn tra cứu các quốc gia, tổ chức, cá nhân.. .liên quan đến cấm vận và phòng chống rửa tiền. Đầu tư mua user của worldcheck để tra cứu thông tin, tiến tới tích hợp hệ thống tự động cảnh báo trên nguồn đầu ra, đầu vào trên toàn bộ hệ thống thông tin của ngân hàng như T24, Swift.