7. Những đóng góp của luận văn
3.2.3. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
Đối với những sản phẩm truyền thống, Vpbank cần liên tục cập nhật và hoàn thiện hơn nữa quy trình nghiệp vụ, tích hợp thêm tiện ích, phối kết hợp định kỳ nghiên cứu, đánh giá và tổng hợp ý kiến của mình và lấy ý kiến khách hàng nhằm nâng cao hơn nữa tốc độ và chất lượng xử lý giao dịch. Bên cạnh đó tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường, phân đoạn thị trường, phân tích tiềm năng của ngân hàng, đối thủ cạnh tranh để tạo ra những sản phẩm dịch đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Dựa trên tình hình thực tế và khả năng phát triển, trong giai thời gian tới, Vpbank có thể hướng tới một số các sản phẩm như sau:
3.2.3.1. Thúc đẩy chương trình cho vay ưu đãi tài trợ xuất/nhập khẩu
Chương trình được ban hành nhằm mục đích tạo lợi thế cạnh tranh và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay của VPBank, thu hút khách hàng, đẩy mạnh doanh thu, thu phí và phát triển bán các sản phẩm xuất nhập khẩu thương mại. Với chương trình cho vay ưu đãi tài trợ Xuất/Nhập này, khách hàng sẽ được vay USD hoặc VND (để mua USD) ngắn hạn với lãi suất ưu đãi để thanh toán L/C hoặc sẽ được chiết khấu bộ chứng từ bằng USD/VND với lãi suất ưu đãi.
Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, do mất cân đối lớn về ngoại tệ mua bán trong hệ thống nên khó có thể mở rộng ưu đãi tín dụng xuất nhập khẩu cho mọi đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu, mọi ngành hàng và thị trường. Trước hết, lựa chọn một số khách hàng xuất nhập khẩu lớn và uy tín để thực hiện ưu đãi, tài trợ toàn diện. Vpbank cần đặt ra mục tiêu chuẩn trong từng thời kỳ về khả năng tài chính, kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu theo hướng sau: khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh, có uy tín trong quan hệ tín dụng, thanh toán sẽ được ưu đãi nhiều hơn đối với khách hàng chỉ quan hệ tín dụng duy nhất với Vpbank. Ưu tiên các ngành hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như: dầu khí, thu mua và chế biến nông sản, thủy sản; Chú trọng khách hàng có đầu tư công nghệ cao, hiện đại để sản
xuất chế biến hàng xuất khẩu và xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến, có giá trị gia tăng cao.
3.2.3.2. Phát triển bao thanh toán.
Bộ phận tài trợ thương mại quốc tế cần thành lập các nhóm dự án, tiến hành nghiên cứu tính khả thi, xây dựng quy trình, quy hoạch cán bộ để phát triển, đa dạng hóa các nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế.Đây phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết và phải tiến hành ngay, vì nếu không sẽ bị thụt lùi so với các ngân hàng khác, và có thể dẫn đến mất thị phần.Trước mắt, Vpbank nên sớm triển khai quy trình đã được nghiên cứu và đưa vào áp dụng hình thức bao thanh toán.
Theo thống kê của FCI (Factor Chain International - Hiệp hội bao thanh toán thế giới): tổng doanh số bao thanh toán của năm 2016 tăng 7,5%, ước tính khoảng 5,1 tỷ Euro so với năm 2014. Như vậy, con số tăng trưởng doanh số của hoạt động bao tài trợ TMQT là khá lớn. Điều đó chứng tỏ các nhà xuất nhập khẩu trên thế giới đang ngày càng nhận thấy những lợi thế mà hình thức bao thanh toán mang lại như vốn lưu động, tránh được những rủi ro tín dụng và thực hiện thu hộ người xuất khẩu, trong khi người nhập khẩu không phải mở L/C.
Tại Việt Nam, bao thanh toán đang từng bước được giới thiệu một cách đầy đủ và đã được một số ngân hàng đưa vào áp dụng như Vietinbank, Vietcombank, Teckcombank... Như vậy, Vpbank hoàn toàn có khả năng triển khai dịch vụ bao thanh toán để tìm ra cho mình những đối tác thích hợp vừa đảm bảo thực hiện tốt các giao dịch hiện tại, vừa đảm bảo phát triển thị phần trong và ngoài nước.
3.2.3.3. Phát triển bảo lãnh, tín dụng thư dự phòng
Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng thư dự phòng là một trong những hình thức tài trợ thương mại hết sức phát triển trên thế giới chiếm khoảng 20% doanh số giao dịch tài trợ. Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng có ưu điểm là đa dạng về hình thức và đem lại nguồn thu phí cao cho ngân hàng, vượt trội so với mức phí của các loại hình tài trợ khác. Hiện nay ở Việt Nam dịch vụ bảo lãnh bắt đầu phát triển tại một số ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, Agribank.. Tại Vpbank có phát hành bảo lãnh nhưng chủ yếu là bảo lãnh trong
nước, bảo lãnh quốc tế rất ít phát sinh và chưa có trường hợp nào thực hiện.Vì thế tới bão lãnh quốc tế là mảnh đất màu mỡ mà Vpbank có thể khai thác. Nen kinh tế phát triển hội nhập quốc tế sâu rộng như tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới ngày càng tăng. Để chứng minh uy tín của mình với các đối tác mới, doanh nghiệp thường phải dựa vào uy tín của ngân hàng, giúp mình cam kết về nghĩa vụ doanh nghiệp phải thực hiện.Bảo lãnh với tính linh hoạt cao, đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng, sẽ có cơ hội để phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới như xu hướng đang diễn ra trên thế giới.
Bên cạnh những ưu điểm, bão lãnh còn là hình thức tài trợ tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng khi bảo lãnh là công cụ mà các doanh nghiệp lừa đảo thường sử dụng để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.Một khó khăn nữa đối với Vpbank khi thực hiện giao dịch bảo lãnh quốc tế đó là uy tín của Vpbank chưa cao. Hiện nay, tại Việt Nam, đối với các giao dịch bảo lãnh có giá trị lớn, để bên nhận bảo lãnh chấp nhận, các ngân hàng Việt Nam thường cần có xác nhận của các ngân hàng có uy tín trên thế giới trong bão lãnh thư của mình. Do năng lực hoạt động cũng như uy tín của Vpbank còn yếu nên tính đến thời điểm này Vpbank chưa được ngân hàng nào chấp nhận cấp hạn mức xác nhận bảo lãnh.
Để hạn chế rủi ro cũng như khăc phục các điểm yếu kể trên, Vpbank cần thực hiện một số biện pháp như: ban hành quy trình cụ thể, các khung qui định, hướng dẫn cần thiết khi thực hiện giao dịch bảo lãnh quốc tế; tăng cường đào tạo nhân lực có chất lượng cao, am hiểu dịch vụ bảo lãnh; tích cực tìm hiểu, thẩm định thông tin khách hàng; đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Vpbank và các ngân hàng đại lý lớn, đặc biệt ở bộ phận FI để nhanh chóng xin được các gói hạn mức từ các ngân hàng lớn.
3.2.3.4. Mở rộng các loại hình L/C phát hành
Mặc dù doanh số L/C nhập khẩu lớn nhất trong các loại hình tài trợ tại Vpbank song các hình thức của loại hình tài trợ này lại kém đa dạng. Hiện nay mới phát hành các L/C trả chậm, trả ngay thông thường, có phát sinh một số L/C xác nhận, còn các loại L/C khác đang bị bỏ ngỏ. Trong khi trên thế giới, giao dịch phát hành L/C rất đa dạng : L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng, L/C đối ứng.. .Đơn cử như thị trường Hàn Quốc rất phổ biến loại hình L/C UPAS - L/C
trả chậm cho phép thanh toán trả ngay. Đây là loại hình L/C mang lại nhiều lợi ích cho cả người mở L/C, người hưởng L/C và ngân hàng khi người hưởng L/C được thanh toán tiền ngay, bên mở LC được thanh toán trả chậm còn ngân hàng mở được hưởng ưu đãi lãi suất của ngân hàng thanh toán. Vì thế có thể khai thác được tiềm năng của mảng phát hành L/C nhập khẩu sẽ giúp mang lại nguồn thu không nhỏ cho Vpbank nói chung và dịch vụ tài trợ thương mại nói riêng.
Trên thực tế đã cho thấy, nhu cầu của khách hàng về các loại L/C đặc biệt tuy chưa nhiều nhưng cũng đã bắt đầu có phát sinh. Nhiều trường hợp khách hàng có nhu cầu (phát sinh nhiều nhất là L/C chuyển nhượng) nhưng ngân hàng do thiếu trang bị về loại hình sản phẩm này nên không thực hiện được. Thực tế này đang đòi hỏi Vpbank cần sớm nghiên cứu, phát triển các loại hình LC thông dụng trên thế giới cũng như phù hợp với thị trường kinh doanh tại Việt Nam.Vpbank cần đẩy mạnh công tác bán hàng, tìm kiếm nhu cầu của khách hàng và giới thiệu các loại hình sản phẩm mới đến với doanh nghiệp.Vừa có thể khai thác được thị trường tiềm năng vừa mang lại lợi ích đến cho khách hàng. Đi cùng với việc bán hành, Vpbank cần nghiên cứu, xây dựng quy trình thực hiện cho các sản phẩm mới, nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên, cải tiến hệ thống công nghệ, tăng cường sự phối hợp giữa bộ phận kinh doanh với các đơn vị back office cũng như giữa các đơn vị back office với nhau.