7. Những đóng góp của luận văn
2.2.2. Mô hình và tổ chức hoạt động tài trợTMQT tại Vpbank
Năm 1994, Vpbank được sự cho phép của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước thực hiện nghiệp vụ ngoại hối. Đây là cơ sở để Vpbank cung cấp các dịch vụ tài trợ TMQT phục vụ yêu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại quốc tế của đất nước. Tài trợ thương mại trên thực tế không phải là một thế mạnh của Vpbank, trong những năm trước đây, hoạt động này không nằm trong chính sách phát triển trọng tâm của ngân hàng. Vpbank chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ tài trợ TMQT cơ bản về mở, thanh toán tín dụng nhập khẩu, thông báo tín dụng xuất khẩu, xử lý, chiết khấu bộ chứng từ, thực hiện các giao dịch nhờ thu, bảo lãnh...
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, Vpbank không ngừng mở rộng các hoạt động của mình theo hướng phát triển hiện đại, đi theo xu thế chung của các ngân hàng trong và ngoài nước. Nhờ vậy, tài trợ thương mại quốc tế là một hoạt động đang ngày càng được quan tâm và chú trọng.
Trong giai đoạn trước năm 2007, các hoạt động tài trợ TMQT của Vpbank được tổ chức theo mô hình phân tán, các chi nhánh tự thực hiện giao dịch trong tất cả các khâu. Ưu điểm của mô hình này là chủ động, linh hoạt, tuy nhiên nhược điểm là nhỏ lẻ, tự phát, khó quản lý, thiếu chuyên nghiệp và rủi ro cao.
Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014, do sự phát triển chung của ngân hàng cũng như nhu cầu về nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động tài trợ TMQT ngày một cao, Vpbank đã chuyển đổi mô hình phân tán sang mô hình tập trung. Mô hình này được tổ chức cơ bản như sau:
Các chi nhánh cấp 1: trực tiếp nhận hồ sơ giao dịch từ khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ về mặt pháp lý và nội dung. Chi nhánh là đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác và rủi ro của các giao dịch và gửi hồ sơ scan về hội sở thông qua phần mềm ứng dụng sau khi đã hoàn tất trình duyệt tín dụng.
Các phòng giao dịch: thực hiện các giao dịch tài trợ TMQT gián tiếp. PGD tiếp nhận hồ sơ của khách hàng nhưng hồ sơ của giao dịch sẽ được scan chuyển về trung tâm thanh toán hội sở để xử lí sau khi đã được trình duyệt (nếu cần) tại chi nhánh cấp 1 hoặc trung tâm xử lí tín dụng.
Trung tâm thanh toán hội sở: Trung tâm thanh toán sẽ tiếp nhận hồ sơ của chi nhánh/PGD, tư vấn, xử lý toàn bộ hồ sơ ở khâu nghiệp vụ với sự đảm bảo về tín dụng của Chi nhánh đồng thời quản lý hệ thống SWIFT và T24 phục vụ cho hoạt động soạn, gửi và nhận điện ra nước ngoài để đảm bảo hoạt động tài trợ TMQT của toàn hệ thống ngân hàng được thông suốt. Toàn bộ điện đầu ra và đầu vào, cũng như các giao dịch tài trợ phát sinh sẽ do trung tâm thanh toán quản lý.
Giai đoạn từ năm 2014 đến nay, với sự phát triển về quy mô của ngân hàng cũng như sự thay đổi về bộ máy cơ cấu tổ chức, cùng với sự ra đời của Trung tâm xử lý tín dụng tập trung, các khối Ngân hàng bán buôn, khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn, sự tái cơ cấu của khối SME - khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, mô hình tổ chức hoạt động tài trợ TMQT cũng có những thay đổi đáng kể.
vẫn đi theo mô hình tập trung, nhưng có sự tập trung toàn diện hơn, phân chia về nghiệp vụ cũng như trách nhiệm của các bên tham gia một cách rõ ràng hơn. Trong giai đoạn này các Phòng Giao dịch không được thực hiện hay tiếp nhận hồ sơ giao dịch tài trợ TMQT. Toàn bộ việc hồ sơ khách hàng sẽ chuyển về chi nhánh cấp 1 tiếp nhận. Ngoài ra để phục vụ chuyên nghiệp cho từng nhóm đối tượng khách hàng, các trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm SME ra đời. Cùng với chi nhánh cấp 1, các trung tâm này thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ khách hàng từ bộ phận kinh doanh, chịu trách nhiệm kiểm tra tính chân thực của hồ sơ, trực tiếp liên hệ với khách hàng, là cầu nối giữa các đơn vị tác nghiệp với khách hàng.
Trung tâm xử lý tín dụng tập trung (CPC) đảm nhận trách nhiệm kiểm tra hồ sơ tín dụng của khách hàng, đảm bảo hồ sơ của khách hàng đủ điều kiện tín dụng trước khi chuyển hồ sơ lên Phòng tài trợ thương mại xử lý. Phòng tài trợ thương mại là bộ phận sẽ thực hiện việc tư vấn nghiệp vụ, xử lý hồ sơ ở khâu tác nghiệp trước khi đẩy lệnh ra nước ngoài.
Quá trình phát triển của phòng tài trợ thương mại: Tiền thân của phòng tài trợ thương mại là phòng thanh toán quốc tế trực thuộc trung tâm thanh toán. Từ những ngày đầu mới thành lập vào năm 2007, trung tâm thanh toán tập trung thuộc hội sở chính chỉ có 2 phòng lớn là phòng thanh toán trong nước và phòng thanh toán quốc tế. Trong đó phòng thanh toán quốc tế thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại như chuyển tiền quốc tế, nhờ thu, L/C, bảo lãnh với nhân sự khoảng 5-10 người tùy từng thời kỳ. Năm 2011, phòng thanh toán quốc tế chia thành 2 bộ phận là bộ phận chuyển tiền quốc tế và bộ phận tài trợ thương mại. Nhiệm vụ của bộ phận tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu, LC xuất nhập khẩu, thực hiện bảo lãnh... Cuối năm 2013, trung tâm thanh toán chính thức đổi tên thành trung tâm xử lý nghiệp vụ, bộ phận tài trợ thương mại được tách thành một phòng riêng trực thuộc trung tâm. Từ số lượng nhân sự từ 7 người vào năm 2011, hiện nay phòng đã có 14 nhân viên được chia thành hai bộ phận: bộ phận phát hành và tư vấn, bộ phận chứng từ và thanh toán. với chức năng nhiệm vụ là tập trung chuyên sâu vào tất cả các nghiệp vụ tài trợ thương mại, hỗ trợ cho mọi hoạt động phát triển dịch vụ tài trợ TMQT, phòng tài trợ thương mại ngày càng phát huy được tiềm năng, chứng tỏ được vai trò của mình, đóng góp cho sự thành công chung của ngân hàng.
Các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tếVpbank cung cấp: Vpbank hiện nay cung cấp các dịch vụ tài trợ TMQT bao gồm: nhờ thu, tín dụng chứng từ và bảo lãnh. Tuy nhiên, dịch vụ bảo lãnh chủ yếu tập trung ở bảo lãnh trong nước, còn bảo lãnh quốc tế phát sinh rất ít, tần suất giao dịch không thường xuyên. Trung bình một năm phát sinh không đến 10 giao dịch, giá trị giao dịch thấp, vì vậy, khi xem xét số liệu tính toán các chỉ tiêu không xem xét đến số liệu của dịch vụ bảo lãnh. Bên cạnh đó, nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu của ngân hàng cũng chưa từng xuất hiện tại Vpbank nên trong phần này, luận văn sẽ không đề cập đến.
2.2.3. Các chỉ tiêu tuyệt đối
2.2.3.1. Doanh số tài trợ thương mại quốc tế của Vpbank
Doanh số tài trợ TMQT trên cơ sở nghiệp vụ cho vay, tín dụng chứng từ, nhờ thu củaVpbank đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012-2016 dù tốc độ tăng trưởng có khác nhau. Tỷ trọng tài trợ trên hình thức nhờ thu ngày càng cao trong khi hình thức tín dụng chứng dù tăng nhưng tỷ trọng lại thu hẹp đáng kể. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, doanh số tài trợ TMQT tăng cùng với số lượng sản phẩm và khách hàng sử dụng những sản phẩm này cũng tăng đã làm tăng thị phần của Vpbank. Cụ thể, doanh số của các hình thức tài trợ giai đoạn 2012-2016 như sau:
a. Tài trợ trên cơ sở nghiệp vụ cho vay
Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Vpbank đã góp nhần trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa được nhanh chóng thuận lợi, an toàn và đúng thời hạn. Đối với hoạt động cho vay xuất khẩu, Vpbank mới chỉ dừng lại ở hình thức chiết khấu hối phiếu kèm bộ chứng từ, khuyến khích các mặt hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nhằm khai thác tốt nhất tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng lao động. Đối với hoạt động cho vay nhập khẩu, ngân hàng chủ yếu để thanh toán L/C và nhờ thu nhập khẩu và tạo điều kiện cho các đơn vị nhập khẩu các thiết bị vật tư hàng hóa để trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng trong nước đạt chất lượng. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của Vpbank.
Năm
Thông báo/Phát hành Thanh toán
Số món Số tiền Số món Số tiền 2012 XK 156 8.956,4 164 6.006,6 NK 1.064 44.261,8 1.107 53.815,9 2013 XK 185 16.048,5 221 7.742 NK 995 59.446,6 1.077 50.889,7 2014 XK 273 33.548,8 380 26.252,4 NK 852 91.760,8 981 99.220,7 2015 XK 264 81.885 432 75.131,7 NK 756 123.170,1 740 68.439 2016 XK 534 101.556,4 786 99.500,1 NK 1.409 342.627 1.482 325.793,1
Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của Vpbank
Đơn vị: tỷ VND
■Xuất khẩu
■Nhập khẩu
(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng vốn của Vpbank năm 2012-2016)
- về tốc độ tăng trưởng: Tín dụng nhập khẩu gồm có các khoản cho vay chủ yếu để mở và thanh toán L/C, mặc dù chiếm tỷ trọng có sự tăng trưởng qua các năm tuy nhiên tốc độ không đồng đều. Điều này có thể lý giải ở việc tín dụng nhập khẩu là hình thức tín dụng tương đồng với các khoản cho vay thông thường nên sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách tín dụng qua các năm của ngân hàng. Trong giai đoạn 2012 - 2015, dư nợ cho vay tài trợ nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ chậm. Dư nợ năm 2013 chỉ tăng 5,23% so với năm 2012. Sang năm 2014 và 2015, dư nợ cho vay nhập khẩu cũng chỉ tăng lần lượt là 8,3% và 6%. Riêng năm 2016, Vpbank đã có những chính sách phù hợp nhằm khôi phục hoạt động cho vay nhập khẩu nên doanh số đã tăng 14,25% so với năm trước. Ngược lại, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng nhập khẩu chậm nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng xuất khẩu lại ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng doanh số xuất khẩu trong giai đoạn 2012 - 2016 lần lượt là 11,37%; 31,55%; 27,16% và 28,99% . Điều này cho thấy xu hướng ngân hàng tìm kiếm các khoản cho vay mới so với loại hình cho vay truyền thống, nhanh thu hồi vốn và rủi ro thấp hơn.
- về cơ cấu: Qua biểu đồ có thể thấy rằng, tín dụng nhập khẩu chiếm ưu thế hơn hẳn so với tín dụng xuất khẩu. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng thấp nhưng dư nợtín dụng nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất cao, thường chiếm khoảng 80% tổng dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của Vpbank.
b. Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Tài trợ TMQT theo phương thức tín dụng chứng từ của Vpbank là phương thức tài trợ rất thường xuyên và chiếm chủ yếu về số lượng các giao dịch cũng như doanh số hoạt động trong tổng doanh số tài trợ tại Vpbank. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4: Số lượng và doanh số giao dịch L/C xuất nhập khẩu của Vpbank
Năm Số món Thanh toán Thanh toán 2012 62 1.133,25 26 625,07 2013 222 3.564,12 231 3.798,35 2014 338 15.182,3 324 13.410,19 2015 249 18.689,96 231 8.438,31 2016 344 25.915,33 357 23.046,76
(Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT tại Vpbank năm 2012-2016)
- L/C nhập khẩu: Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, L/C nhập khẩu cho thấy sự sụt giảm đáng kể về lượng giao dịch trong giai đoạn 2012 đến năm 2016. Tuy nhiên trái với sự giảm sút về lượng giao dịch, giá trị giao dịch lại tăng lên đáng kể. Giá trị cho mỗi giao dịch mở/thanh toán L/C nhập khẩu từ khoảng 40-50 tỷ đồng năm 2012 đã tăng lên hơn 100 tỷ đồng vào những năm 2015, 2016. Điều này cho thấy sự đầu tư tăng trưởng vào doanh số, tập trung vào các giao dịch có giá trị lớn, nhưng cũng thấy được tài trợ TMQT không phải là mảng dịch vụ được đầu tư phát triển tại VPBank. Với số lượng giao dịch tăng gần gấp đôi, doanh số tăng gần 3 lần so với năm 2015, năm 2016 đánh dấu một bước tiến nhảy vọt đối với giao dịch L/C nhập khẩu. Các con số ấn tượng đó đã nói lên sự tiềm năng phát triển của loại hình dịch vụ này cũng như định hướng phát triển của ngân hàng đã có bắt đầu có sự chú ý đối với tài trợ TMQT.
- L/C xuất khẩu: Trái với L/C nhập khẩu, L/C xuất khẩu lại ghi nhận giao dịch lẫn doanh số thống báo và thanh toán đều tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2015, 2016. Có thể thấy năm 2015, mặc dù số lượng giao dịch không tăng quá nhiều so với các năm trước, thậm chí lượng giao dịch thông báo còn thấp Iion năm 2014 tuy nhiên giá trị lại tăng vọt. Điều này thể hiện giao dịch xuất khẩu có giá trị lớn đang có xu hướng tăng lên. Năm 2016 có số lượng giao dịch tăng gấp đôi so với năm 2015, doanh số thông báo tăng mạnh nhưng doanh số thanh toán lại không tăng nhiều như vậy. Như vậy có thể thấy giao dịch L/C xuất khẩu được thanh toán theo nhiều lô đang tăng lên. Ngoài ra khi nhìn vào bảng số liệu, người đọc nhận thấy sự chênh lệch giữa doanh số thanh toán và doanh số thông báo L/C. Doanh số thanh toán luôn thấp hon doanh số thông báo ở mức đáng kể, như vậy là có nhiều khách hàng chỉ nhận L/C mà không thực hiện hoặc chuyển sang thực hiện ở ngân hàng khác.
c. Tài trợ trên cơ sở phương thức nhờ thu
Trong các nghiệp vụ phát sinh tại Vpbank, giao dịch nhờ thu xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất. Chỉ trong vòng 5 năm, số lượng giao dịch xử lý tăng gần 6 lần, doanh số xử lý đã tăng xấp xỉ 23 lần, số lượng giao dịch thanh toán tăng 14 lần, doanh số thanh toán tăng khoảng 37 lần. Sự phát triển của giao dịch nhờ thu xuất khẩu cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.Điều này có thể giải thích do sự dịch chuyển một phần từ mở L/C sang giao dịch bằng phưong thức nhờ thu, đồng thời Vpbank thu hút được nhiều hon khách hàng nhập khẩu nguyên liệu máy móc và đang trên đà khôi phục được thị phần như trước đây.
Bảng 2.5: Số lượng và doanh số giao dịch nhờ thu của Vpbank
2.2.3.2. Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ TMQT của Vpbank có xu hướng tăng từ năm 2012 - 2016 cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số tài trợ xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, số lượng khách hàng tăng rất chậm từ năm 2012 đến năm 2014, thậm chí giảm nhẹ vào năm 2015. Neu như năm 2013, số lượng khách hàng tăng lên 148 người tương ứng tăng hơn 8,9% so với năm 2012 thì bước sang năm 2014, con số này chỉ tăng thêm 24 người, tăng 1,32% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy tài trợ thương mại quốc tế không phải là mảng dịch vụ được đầu tư phát triển tại Vpbank.
Riêng năm 2015 là năm đầu tiên trong giai đoạn 2 của lộ trình chuyển đổi toàn hàng, Vpbank tập trung nguồn lập kiện toàn bộ máy, thành lập và đẩy mạnh các mảng kinh doanh mới như Dịch vụ Tín dụng Tiểu thương (Household), Dịch vụ Công nghệ số (Digital). Vì vậy, số lượng khách hàng đã giảm 6,2% so với năm 2014.
Với số lượng khách hàng tăng thêm 962 người (về số tương đối tăng 56%) so với năm 2015, năm 2016 đánh dấu một bước tiến nhảy vọt đối hoạt động tài trợ TMQT của Vpbank. Các con số ấn tượng đó đã nói lên sự tiềm năng phát triển của loại hình dịch vụ này cũng như định hướng phát triển của ngân hàng đã có bắt đầu có sự chú ý đối với tài trợ TMQT.
Biểu đồ 2.2. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ TMQT của Vpbank
Đơn vị: người
Loại dịch vụ 2012 2013 2014 2015 2016 Nhờ thu 9419.489, 1129.812, 39.810,40 23.142,27 52.161,33