Mở rộng cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu 0712 mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ lộc bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27)

- Khái niệm về mở rộng cho vay hộ sản xuất

Mở rộng cho vay hộ sản xuất là sự gia tăng về quy mô cho vay hộ sản xuất của ngân hàng, mở rộng bao gồm mở rộng về số lượng hộ sản xuất vay vốn ngân hàng, sự gia tăng về doanh số cho vay đối với mỗi hộ sản xuất hay sự tăng trưởng tỷ lệ dư nợ đối với hộ sản xuất, gia tăng về ngành nghề cho vay đối với hộ sản xuất. Mở rộng cho vay hộ sản xuất được thể hiện ở một số điểm sau:

doanh trong một thời kỳ nhất định. Doanh số cho vay tăng hay giảm trực tiếp quyết định đến quy mô cho vay hộ sản xuất đã được mở rộng hay chưa. Đây là một con số tuyệt đối phản ánh một cách chính xác về quy mô cho vay hộ

sản xuất của ngân hàng. Bên cạnh đó, dư nợ đối với hộ sản xuất cũng là một con số thể hiện quy mô cho vay hộ sản xuất có được mở rộng hay không.

1.2.1. Tiêu thức đánh giá cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại

Đánh giá việc cho vay đối với hộ sản xuất có hiệu quả hay không có thể 20

+) về số lượng hộ sản xuất vay vốn.

Hộ sản xuất là khách hàng vay vốn trong cho vay đối với hộ sản xuất. Quy mô của cho vay đối với hộ sản xuất lớn hay nhỏ được thể hiện một phần bởi số lượng hộ sản xuất tham gia vay vốn ngân hàng. Hộ sản xuất là đối tượng có nhu cầu vay vốn nhiều, thường xuyên để tiến hành đầu tư sản xuất theo phương án của hộ nhằm phát triển kinh tế hộ sản xuất. Do đó, số lượng hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn và được ngân hàng đáp ứng ngày càng có xu hướng gia tăng. Đây là một trong những yếu tố đánh giá việc mở rộng cho vay hộ sản xuất.

+) về ngành nghề cho vay đối với hộ sản xuất

Ngành nghề của hộ sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho vay hộ sản xuất của ngân hàng. Đây là đối tượng mà hộ sản xuất sẽ đầu tư để sản xuất khi vay vốn ngân hàng, ngân hàng phải xem xét đó có phải là phương án sản xuất khả thi không, để từ đó có ra quyết định cho vay hộ sản xuất hay không. Việc đa dạng về ngành nghề cho vay cũng là yếu tố làm cho việc cho vay hộ sản xuất được mở rộng, khi cho vay đa dạng về ngành nghề thì số lượng hộ sản xuất vay vốn tăng, doanh số cho vay hộ sản xuất cũng tăng. Đồng thời, sự đa dạng về ngành nghề cho vay còn góp phần giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Từ đó, vấn đề mở rộng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng mới được đảm bảo không những về mở rộng quy mô mà còn đảm bảo chất lượng của hoạt động cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay đối với ngân hàng.

+ ) về doanh số cho vay hay tỷ lệ dư nợ đối với hộ sản xuất

Đây là những chỉ tiêu thể hiện việc cho vay hộ sản xuất đã được mở rộng hay chưa mở rộng một cách chính xác tuyệt đối. Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất là khối lượng vốn mà ngân hàng đã cấp cho các hộ sản xuất, kinh

nhìn nhận từ nhiều góc độ. Có thể đứng từ góc độ Ngân hàng đánh giá, có thể đứng từ phía hộ sản xuất đánh giá, hoặc có thể đánh giá tính hiệu quả của cho vay hộ sản xuất từ góc độ quản lý xã hội. Ở mỗi góc độ, những tiêu thức đặt ra không giống nhau. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin được đưa ra một số tiêu thức đánh giá hiệu quả cho vay hộ sản xuất từ góc độ Ngân hàng thương mại.

1.2.4.1. Tỷ trọng cho vay hộ sản xuất trong toàn bộ dư nợ

Tỷ trọng này cho thấy NHTM dành bao nhiêu % trong tổng dư nợ toàn Ngân hàng cho đầu tư vào các hộ sản xuất. Tỷ trọng được tính bằng dư nợ dành cho vay hộ sản xuất chia tổng dư nợ:

Dư nợ cho vay HSX Tổng dư nợ tại Ngân hàng

Tỷ trọng thể hiện định hướng phát triển tín dụng của NHTM chú trọng tăng trưởng dư nợ đối với đối tượng khách hàng nào. Nếu NHTM xác định nguồn thu chủ yếu từ tín dụng hộ sản xuất, A có thể đạt mức >50% và ngược lại. Chỉ số này giúp ta dễ dàng đánh giá quy mô đầu tư vốn vào hộ sản xuất tại mỗi NHTM, tuy nhiên lại không thể hiện được dư nợ cho vay hộ sản xuất phân loại theo thời gian (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) hoặc mục đích (cho vay trồng trọt, cho vay chăn nuôi,..), vì vậy, có thể đánh giá cụ thể cho vay hộ sản xuất theo một số tiêu thức cụ thể hơn.

1.2.4.2. Tỷ trọng cho vay hộ sản xuất theo thời gian

Tỷ trọng cho thấy NHTM dành bao nhiêu % dư nợ cho vay hộ sản xuất phân theo thời gian trong tổng dư nợ. Tỷ trọng được tính bằng dư nợ cho vay hộ sản xuất phân theo thời gian (ngắn/ trung/ dài hạn) chia tổng dư nợ tại Ngân hàng phân theo thời gian.

Dư nợ phân theo thời gian (ngắn/ trung/ dài hạn ) cho vay HSX Tổng dư nợ theo thời gian (ngắn/ trung/ dài hạn) tại Ngân hàng

Xét về dài hạn, nếu B đạt mức cao trong khi khả năng thu hồi nợ từ hộ sản xuất thấp thì Ngân hàng sẽ đối diện với nguy cơ rủi ro thanh khoản. Khi đó các khoản huy động đáo hạn không có nguồn thu bù đắp từ các khoản dư nợ do dư nợ đầu tư vào dài hạn lớn, không thể thu hồi do chưa đến hạn hoặc do Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó, với mục tiêu tăng trưởng B, Ngân hàng phải tính toán rất kĩ lưỡng các tình huống để tránh gặp rủi ro thanh khoản.

1.2.4.3. Tỷ trọng cho vay hộ sản xuất theo mục đích

Tỷ trọng cho phép Ngân hàng đánh giá dư nợ cho vay hộ sản xuất theo từng lĩnh vực: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, diêm nghiệp... Tỷ trọng này đối với từng địa phương sẽ cho kết quả khác nhau do phụ thuộc vào thế mạnh, định hướng phát triển nông thôn từng vùng miền. Tỷ trọng được tính bằng dư nợ phân theo mục đích cho vay hộ sản xuất chia cho tổng dư nợ tại Ngân hàng.

Dư nợ phân theo mục đích cho vay HSX Tổng dư nợ tại Ngân hàng

Ngoài ra, để đánh giá lĩnh vực nào được hộ sản xuất trên địa phương tập trung vay vốn đầu tư có thể đưa ra tiêu chí cụ thể hơn. Việc này giúp cho các nhà quản lý tín dụng nhanh chóng nhận diện lĩnh vực được hộ sản xuất cũng như Ngân hàng tại địa phương chú trọng đầu tư.

Dư nợ phân theo mục đích cho vay HSX

C1 = ____' ____χ___ɪ ______x 100%

Tong dư nợ cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng

1.2.4.4. Lãi suất cho vay hộ sản xuất

Tiêu chí này cho thấy Ngân hàng bỏ một đồng vốn cho vay hộ sản xuất sẽ thu về số tiền lãi bao nhiêu. Lãi suất được tính bằng tiền lãi sinh ra từ một đồng vốn đầu tư vào hộ sản xuất của Ngân hàng.

Tiền lãi thu được từ một đồng vốn cho vay HSX Một đồng vốn đầu tư của Ngân hàng

Cần phân biệt lãi suất cho vay hộ sản xuất với lãi suất cho vay đối với đối tượng khác vì cho vay hộ sản xuất thường được hỗ trợ lãi suất từ phía Chính phủ. Thông thường, với mỗi quy định về lãi suất cho vay, Ngân hàng Nhà nước thường đặt riêng lãi suất cho vay hộ sản xuất để phân biệt với lãi suất cho vay đối tượng khác. Tuy nhiên, ngoại trừ các trường hợp hỗ trợ đặc biệt, lãi suất cho vay hộ sản xuất vẫn đảm bảo đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

1.2.4.5. Khả năng thu hồi nợ từ cho vay hộ sản xuất

Sau khi giải ngân vốn, điều quan trọng đầu tiên đặt ra cho mỗi Ngân hàng là khả năng thu hồi (nợ gốc, nợ lãi) của món vay khi đến hạn thanh toán. Dư nợ lớn dành cho cho vay hộ sản xuất sẽ không có ý nghĩa về mặt hiệu quả nếu Ngân hàng không thể thu hồi nợ đến hạn của những khoản vay ấy. Nếu chỉ số dư nợ cho vay hộ sản xuất trong tổng dư nợ thể hiện hiệu quả về mặt số lượng thì khả năng thu hồi nợ cho vay hộ sản xuất chính là biểu hiện hiệu quả về mặt chất lượng. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:

Số tiền gốc, lãi thu từ hộ sản xuất trong kỳ Số tiền gốc, lãi đến hạn trong kỳ

Tỷ lệ này sẽ cho thấy hiệu quả thu hồi nợ thực trong kỳ của Ngân hàng. Tỷ lệ này đạt cao nhất là 100%, nghĩa là Ngân hàng đã thu được toàn bộ số nợ

gốc, nợ lãi cho vay hộ sản xuất đến hạn. Khi đó, hiệu quả cho vay hộ sản xuất đạt cao nhất. Ngân hàng vừa thu hồi được số vốn bỏ ra, vừa thu được lợi nhuận như kỳ vọng (thu lãi). Trên thực tế, rất hiếm trường hợp tỷ lệ này đạt 100%, thông thường Khách hàng thu xếp tiền trả nợ thường muộn hơn so với ngày đến hạn theo thỏa thuận. Khi đó, để đánh giá khả năng mất vốn của Ngân hàng, ta có thể sử dụng tiêu thức tính nợ xấu cho vay dự án so với tổng dư nợ tại Ngân hàng.

1.2.4.6. Tỷ lệ nợ xấu từ cho vay hộ sản xuất

Khi khoản vay của Khách hàng đến kỳ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán với Ngân hàng nhưng vì lý do nào đó, nghĩa vụ này không được thực hiện. Khi đó, Ngân hàng bắt đầu đối mặt với nguy cơ rủi ro mất vốn. Nguy cơ này được cụ thể hóa bởi số lượng nợ xấu. Đối với cho vay dự án thì đó là nợ xấu phát sinh từ dư nợ cho vay dự án. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Nợ xấu cho vay hộ sản xuất Tổng dư nợ tại Ngân hàng

Dư nợ của tổ chức tín dụng được phân loại theo quy định tại khoản 1 điều 6, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở

lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

25

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

a) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

b) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Cũng theo quy định tại khoản 6 điều 2 của hai quyết định trên, nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Như vậy, khi các khoản nợ vay hộ sản xuất đến hạn nhưng Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Ngân hàng chưa tính là nợ xấu ngay lập tức mà theo các điều kiện nói trên, khoản vay đó mới tính là nợ xấu. Chỉ tiêu này đánh giá rõ nhất hiệu quả thu hồi vốn đầu tư vốn từ hộ sản xuất. Từ chỉ tiêu này, Ngân hàng đưa ra các giải pháp thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo để đưa chỉ tiêu này về mức thấp nhất. Ngoài ra có thể so sánh hiệu quả cho vay hộ sản xuất với hiệu quả của các mục đích cho vay khác bằng cách tính tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất trên tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất Tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng

Con số cho thấy trong tổng số nợ xấu tại đơn vị thì có bao nhiêu % nợ xấu đến từ hoạt động cho vay hộ sản xuất. Điều này cho phép đối chiếu hiệu quả cho vay hộ sản xuất với hiệu quả cho vay đầu tư mục đích khác. Nếu tỷ lệ đạt 100% thì có thể kết luận sự không hiệu quả trong hoạt động cho vay tại

đơn vị đều đến từ cho vay hộ sản xuất. Ngược lại, tỷ lệ càng nhỏ cho thấy hiệu quả cho vay hộ sản xuất lớn hơn nhiều so với hiệu qua cho vay đầu tư mục đích khác.

1.2.4.7. Lợi nhuận thu từ cho vay hộ sản xuất

Mục đích cuối cùng của mỗi Ngân hàng là tạo lợi nhuận tối đa. Một quyết định đầu tư vốn hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận cao. Tương tự với cho vay hộ sản xuất, kết quả cuối cùng nó đem lại cho Ngân hàng là lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận cho vay hộ sản xuất đem lại cũng được coi là thước đo để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động cho vay này. Chỉ tiêu này được tính:

Lợi nhuận thu được từ cho vay hộ sản xuất Dư nợ cho vay hộ sản xuất

Để thu được tiền lãi thu từ cho vay hộ sản xuất, mỗi Ngân hàng phải bỏ ra chi phí hoạt động. Chênh lệch từ tiền lãi thu từ Khách hàng với số tiền Ngân hàng phải bỏ ra trong quá trình quản lý khoản vay đó là lợi nhuận của Ngân hàng. Khi tiền thu được từ lãi vay lớn hõn chi phí bỏ ra thì Ngân hàng đạt lợi nhuận dương, nghĩa là Ngân hàng cho vay hiệu quả. Khi chi phí hoạt động lớn hơn tiền lãi thu được thì Ngân hàng cho vay không hiệu quả. Đối với cho vay hộ sản xuất, lợi nhuận thu được từ mỗi đồng vốn Ngân hàng bỏ ra càng lớn, tính hiệu quả càng cao. Công thức cho thấy một đồng vốn đầu tư cho vay hộ sản xuất thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu xét

Một phần của tài liệu 0712 mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ lộc bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w