Kiến nghị đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ Việt
Nam , thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp,
diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước. Là đơn vị chịu trách nhiệm trước Chính phủ về tình hình phát triển các ngành nghề nông nghiệp và công cuộc đổi mới nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần làm tốt vai trò chỉ đạo trong công tác đổi mới kinh tế nông thôn. Trong phạm vi luận văn liên quan đến phát triển kinh tế hộ sản xuất, giúp hộ sản xuất nâng cao năng suất lao động, dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, tôi xin đưa ra một số kiến nghị:
- Đầu tư nghiên cứu phát triển giống cây, con đạt năng suất cao, kết hợp với Cục quản lý thị trường thuộc Bộ công thương kiểm tra, giám sát công tác phòng chống buôn bán giống cây, con giả, kém chất lượng.
- Đầu tư phát triển hệ thống phụ trợ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn: kênh đào, hệ thống tưới tiêu, hệ thống máy móc hiện đại phục vụ sản xuất..
81
- Trình Chính phủ những chính sách ưu đãi hỗ trợ cá nhân, hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi.
- Kết hợp với các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là Agribank trong việc đưa chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất đi vào đời sống sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất, cá nhân khu vực nông thôn.
- Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thị trường quốc tế, tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam so với các nước bạn.
Kiến nghị với Bộ Công thương
Với vai trò cầu nối giữa thị trường trong nước và quốc tế, kiến nghị Bộ Công thương tiếp tục đưa ra chính sách hỗ trợ hộ sản xuất trong hoạt động mở rộng quy mô sản xuất, đưa sản phẩm của hộ ra thị trường thế giới giúp phát triển hoạt động của hộ sản xuất lên mức độ chuyên nghiệp, sản xuất quy mô lớn. Thực trạng hiện nay, hầu hết các hộ sản xuất tại khu vực miền Bắc đều hoạt động theo quy mô vừa và nhỏ, sản phẩm chỉ đủ phục vụ nhu cầu người dân các tỉnh lân cận, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Mỹ Lộc cũng không nằm ngoài quy luật này. Do đó, rất cần Bộ Công thương có những quy định ưu đãi nhằm mở rộng quy mô, chất lượng của sản xuất hộ khu vực miền Bắc. Có tiền đề ưu đãi, hộ sản xuất mới có cơ sở tiếp cận vốn vay giá rẻ của Ngân hàng để từ đó chuyên nghiệp hóa quy mô sản xuất. Vai trò cầu nối giữa hàng hóa nông nghiệp trong nước với thị trường quốc tế đòi hỏi Bộ Công thương liên tục đưa ra các quy định ưu đãi, các chính sách mở rộng thị trường để hàng hóa của hộ sản xuất có thể thâm nhập thị trường quốc tế. Có động lực đó, việc cho vay mở rộng quy mô hộ sản xuất của Ngân hàng mới có thể thực hiện tốt, hiệu quả được.
82
Kiến nghị với Bộ Tài chính
Cho vay hộ sản xuất luôn tiềm ẩn rủi ro mất vốn, chậm thu hồi vốn do sản xuất hộ phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết: thiên tai, hạn hán và yếu tố dịch bệnh... Ngoài công tác tích cực phát triển hệ thống tưới tiêu, phòng chống dịch bệnh, có những rủi ro bất khả kháng xảy đến với hộ sản xuất. Lúc này, rất cần Bộ Tài chính nghiên cứu, đệ trình Chính phủ phương án hỗ trợ vốn, hỗ trợ cơ chế giúp hộ sản xuất tháo gỡ khó khăn. Hàng năm, nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam chứng kiến rất nhiều khó khăn từ sự khắc nghiệt của thời tiết và dịch bệnh, Bộ Tài chính đã kịp thời đưa ra các gói hỗ trợ nông dân trong thời gian khó khăn, vừa tháo gỡ khó khăn cho nông dân, Ngân hàng vừa tạo dựng sự an tâm của các Ngân hàng thương mại khi đầu tư vốn vào lĩnh vực phát triển nông thôn mới- lĩnh vực được coi là đem lại ít lợi nhuận, nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Trong tương lai, tôi cho rằng Bộ Tài chính rất cần duy trì sự quan tâm cần thiết đối với những khó khăn, thách thức mà kinh tế hộ, kinh tế cá thể tại khu vực nông thôn gặp phải để góp phần không nhỏ vào thành công của mục tiêu mở rộng cho vay hộ sản xuất cũng như hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong thời gian không xa.