Thứ nhất, kiến nghị với Nhà nước trên vai trò xây dựng chính sách: Cần xây dựng chính sách phù hợp thực tế, mang tính thời sự cao. Hoạt động kinh doanh của hộ sản xuất nói riêng, đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung là hoạt động liên tục biến đổi trong thời gian ngắn, do đó chính sách ưu đãi về vốn vay đối với các đối tượng này rất cần Nhà nước ban hành kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế. Với mỗi văn bản pháp luật được ban hành, rất cần các thông tư, nghị định dưới luật hướng dẫn thi hành cụ thể, rõ ràng.
83
Thứ hai, Nhà nước cần đảm bảo điều kiện tốt nhất để chính sách dễ dàng đi vào đời sống. Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách, Luật và văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay các chính sách, quy định của nhà nước ta thường không có tính ổn định gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng, dễ xảy ra trường hợp các cán bộ khó nhớ được các quy định này bởi chưa kịp quen với quy định này thì đã có một quy định mới ban hành có thể dẫn đến làm sai. Do đó nhà nước và các cơ quan hữu quan cần có sự nghiên cứu một cách khoa học và kỹ lưỡng để đưa ra các chính sách phù hợp tránh thay đổi nhiều trong một thời gian ngắn.
Thứ ba, Nhà nước cần dùng các công cụ pháp lý của mình để tạo điều kiện, cơ chế cho phép các ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Nhà nước cũng cần xóa bỏ dần việc can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh và hoạt động cho vay tạo sự tự chủ cho các ngân hàng.
Có thể nói, những kiến nghị nói trên đối với các cơ quan chức năng đều là những kiến nghị rất cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Để hoàn thành tốt mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới, cần huy động mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ mọi giải pháp từ phía các cơ quan chức năng liên quan. Mục tiêu mở rộng dư nợ cho vay hộ sản xuất tại mỗi Ngân hàng thương mại riêng lẻ chính là cách để dần hoàn thiện mục tiêu lớn của Đất nước: Mục tiêu phát nông thôn mới, hướng tới năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những định hướng và mục tiêu cụ thể mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Lộc- Bắc Nam Định hướng tới, luận văn đã đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị với các cấp bộ ngành có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các giải pháp tăng cường mở rộng hoạt động cho vay hộ sản xuất mang lại hiệu quả tốt cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Lộc- Bắc Nam Định.
85
KẾT LUẬN •
Có thể nói việc mở rộng cho vay hộ sản xuất là việc cần thiết đối với ngân hàng No &PTNT Huyện Mỹ Lộc- Bắc Nam Định. Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ. Đảng và nhà nước Việt Nam đã có các chính sách phát triển cho các hộ sản xuất. Đồng thời trên địa bàn huyện Mỹ Lộc thì các hộ sản xuất chiếm một tỷ lệ rất lớn trong thành phần kinh tế. Việc mở rộng cho vay hộ sản xuất sẽ giúp chi nhánh tăng được dư nợ cho vay, giúp chi nhánh tìm được những khách hàng tiềm năng để từ đó có các kế hoạch và chính sách cho vay hợp lí.
Hoà nhịp vào sự phát triển sôi động của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của toàn hệ thống, NHNo&PTNT Huyện Mỹ Lộc- Bắc Nam Định đã khẳng định được vai trò của mình nhằm góp phần mở rộng hoạt động cho vay Hộ sản xuất trong thời gian vừa qua. Đồng thời Chi nhánh cũng rất chú trọng đến công tác kiểm tra xét duyệt trước khi cho vay, theo dõi chặt chẽ các khoản cho vay để hạn chế mức độ rủi ro, đảm bảo an toàn cho các khoản vay đối với Hộ sản xuất. Qua phân tích thực trạng cho vay Hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Mỹ Lộc- Bắc Nam Định, có thể nhận thấy rằng chính sách cho vay tới Hộ sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hộ sản xuất đặc biệt là người nông dân là người bạn đáng tin cậy đồng hành cùng NHNo&PTNT Huyện Mỹ Lộc- Bắc Nam Định, vì vậy cho Hộ sản xuất vay vốn không chỉ là nhiệm vụ trước mắt, giải pháp tình thế mà còn là nhiệm vụ lâu dài gắn liền với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc mở rộng cho vay Hộ sản xuất là một vấn đề cấp thiết nhằm đa dạng hóa đối tượng khách, tăng thu nhập cho Ngân hàng. Với ý nghĩa đó, luận văn đã có những đóng góp chủ yếu trong việc mở rộng cho vay đối với Hộ sản xuất. Hy vọng qua luận văn này, với các giải pháp đã được đưa ra sẽ tạo điều kiện cho
86
NHNo&PTNT Huyện Mỹ Lộc- Bắc Nam Định mở rộng được hoạt động cho vay đối với Hộ sản xuất một cách có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, những vấn đề đưa ra trong luận văn này còn mang tính khái quát, do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trên cơ sở tham khảo một số giáo trình, các quyết định và văn bản của ngân hàng No & PTNT Việt Nam làm tài liệu nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, còn nhiều điều thiếu sót và có khi sai lầm trong việc đưa ra các vấn đề có liên quan, tác giả rất mong sự bỏ qua và góp ý sửa chữa của quý thầy cô.
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Phan Thu Hà , giáo trình ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
2. PGS. TS Lưu Thị Hương, giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
3. Vũ Cao Đàm ( 2008), giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản thế giới.
4. Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Mỹ Lộc- Bắc Nam Định năm 2012, 2013, 2014.
5. Báo cáo tổng kết năm, báo cáo phương hướng nhiệm vụ năm của
NHNo& PTNT Huyện Mỹ Lộc- Bắc Nam Định năm 2012, 2013, 2014. 6. Tạp chí ngân hàng.
7. Các văn bản, các quyết định của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam. Các website tham khảo
1. https: //www.agribank.com.vn