Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn của các ngân hàng

Một phần của tài liệu 0787 nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 31)

1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn của các ngân hàngthương mại thương mại

Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh độ thích nghi của Ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển.Chínhvì vậy, để đánh giá được ngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chất lượng cho vay. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay bao gồm

a. Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu.

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh

với thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.

Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Kết cấu dư nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất.

b. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn

x Doanh số thu nợ

Vòng quay uốn tín dụng = —---——- - -— Dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay của tín dụng ngân hàng càng nhanh, điều này cũng chứng tỏ việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn do đó tỷ lệ này cao cũng chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng rất tốt. Mặt khác vòng quay vốn tín dụng nhanh chứng tỏ tốc độ luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế nhanh, ngân hàng đã tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một lượng vốn nhất định nhưng do tốc độ chu chuyển vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh.

, Dư nợ ngắn hạn

Hiệu suât sử dụng nguồn uốn ngắn hạn = ——7---V---7—■— Nguon uốn ngắn hạn

Chỉ tiêu này rât quan trọng vì nó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, liệu ngân hàng đã sử dụng hết khả năng của mình trong cho vay ngắn hạn hay chưa?

c. Chỉ tiêu nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và không được ngân hàng gia hạn. Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này(cao hơn lãi suất thông thường). Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả mất vốn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn

, Tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn Tỉ lệ nợ quá hạn ngắn hạn — —--- --- ----:---2—^,—

Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn

Xét về mặt bản chất, cho vay là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng cho vay càng thấp.

Để thuận lợi cho công tác phân tích chất tích chất lượng tín dụng, cũng như để phục vụ tốt cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng, các nhà quản trị thường phân loại nợ theo, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Theo điều 6 quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN quy định các TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm nợ [10], cụ thể như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

• Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một (01) năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

• Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;

• Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

• Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

• Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

• Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

• Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

• Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

• Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

• Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

• Trong đó khoản 3 và khoản 4 điều 6 quy định:

• Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Một phần của tài liệu 0787 nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w