3.3.3.1. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia
Ở Việt Nam hiện nay, thông tin về doanh nghiệp nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nước, thiếu sự phối hợp thống nhất về quy chuẩn lưu trữ thông tin. Thêm nữa các thông tin phần lớn vẫn được lưu trữ dưới dạng văn bản giấy và chưa được tin học hóa. Điều này gây khó khăn cho việc tra cứu thông tin, gây mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc hoặc mờ, nát.. Các ngân hàng khi muốn khai thác thông tin thường gặp khó khăn do không được sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước.
Việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, trước hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước và gián tiếp là giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng.
3.3.3.2 Nâng cao hiệu quả các giải pháp hỗ trợ đối với DN
Các giải pháp hỗ trợ DN hiện đang được Chính phủ liên tục triển khai. Các giải pháp này mang tính hỗ trợ DN để tạo ra điều kiện thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế nhằm rút ngắn khoảng cách về vốn, trình độ sản xuất, năng lực quản lý. Tuy nhiên việc hỗ trợ này là không khả thi bởi nó không xuất phát từ nội lực bên trong của DN. Chính phủ không hỗ trợ tất cả những doanh nghiệp mà thay vào đó là tạo một sân chơi lành mạnh với các thể chế kinh tế rõ ràng để các doanh nghiệp tham gia chủ động thử sức mình, thông qua cạnh tranh để nâng cao năng lực sản xuất toàn xã hội.
3.3.3.3. Nâng cao chất lượng hệ thống đăng ký giao dịch đảm bảo:
mối cung cấp thông tin về các giao dịch bảo đảm đối với các tài sản động sản
và bất động sản của mọi cá nhân, tổ chức. Đăng ký giao dịch đảm bảo là biện
pháp quan trọng đảm bảo lợi ích của ngân hàng trong quan hệ với khách hàng, giúp ngân hàng dành được quyền ưu tiên trong trường hợp xử lý tài san.
Dịch vụ thông tin này đã giúp các ngân hàng rất nhiều trong việc đánh giá về
tài sản bảo đảm. Tuy nhiên hiện nay việc cung cấp thông tin còn chậm, thông
thường là 3 ngày làm việc và việc hỏi thông tin chưa kết nối trực tuyến. Do vậy Bộ tư pháp cần hiện đại hóa hệ thống thông tin, xây dựng kênh cung cấp
thông tin trực tuyến có thu phí giống như trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) nhằm cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn.
3.3.3.4. Kiến nghị với Bộ Tài chính
Một số DN có điểm xuất phát thấp về năng lực tài chính vì vậy khi trong quan hệ với thị trường vốn mà chủ yếu là ngân hàng thương mại, DN liên tục gặp khó khăn không thể sử dụng thông tin tài chính để thuyết phục ngân hàng tài trợ cho phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của mình, các DN sử dụng các kỹ thuật sửa đổi BCTC gửi ngân hàng nhằm làm đẹp tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Ngân hàng sở dĩ vẫn chấp nhận BCTC này vì cho rằng quan điểm ghi nhận doanh thu, chi phí, lợi nhuận của thuế không phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp, coi BCTC đã được sửa đổi là BCTC nội bộ của doanh nghiệp. Để hạn chế tình trạng trên, bộ Tài chính cần có biện pháp giám sát chặt chẽ sự tuân thủ chế độ tài chính, chuẩn mực kế toán của các DN để đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ doanh thu, chi
tín dụng tại Ngân hàng.