Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0787 nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35)

1.4.2.1. Các nhân tố thuộc về khách hàng

a. Khả năng đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng

Để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra những khách hàng có thể cho vay hay không thể cho vay. Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng mới được xem xét cho vay. Những điều kiện,

tiêu chuẩn này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào từng ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các ngân hàng thường tập trung xem xét các vấn đề cụ thể sau: tính hợp lý, tính hợp pháp của mục đích sử dụng vốn; năng lực tài chính; năng lực sản xuất kinh doanh của DN; tính khả thi của dự án; các biện pháp bảo đảm.

Rõ ràng khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Bởi nếu đa số các khách hàng không thể đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng, có thể do điều kiện vay quá khắt khe, không thực tế hoặc do khả năng của khách hàng quá thấp, thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay trong khi vẫn bảo đảm an toàn tín dụng.

b. Khả năng của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay có hiệu quả

Việc sử dụng vốn vay có hiệu quả nó biểu hiện ở khả năng thích ứng trong sản xuất kinh doanh và đầu tư của khách hàng với nhu cầu thị trường, ở khối lượng sản phẩm và doanh thu mang lại, cũng có nghĩa là việc kinh doanh của khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh.

Năng lực công nghệ của các đơn vị kinh tế được tạo nên bởi trình độ trang thiết bị; trình độ tay nghề, kiến thức khoa học công nghệ. Năng lực công nghệ cao cho phép thực hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời dễ dàng hơn trong việc tiếp thu công nghệ tiên tiến từ bên ngoài đưa vào.

Năng lực quản lý của DN bao gồm chất lượng nhân sự quản lý, sự phối hợp giữa các thành viên trong ban quản lý nhằm xây dựng một cơ cấu tổ chức tối ưu trong DN, cho phép tận dụng tối đa nguồn tài lực, vật lực của DN để đạt được mục đích kinh doanh cao nhất. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và đầy biến động thì vai trò của công tác quản lý của DN càng quan trọng, bởi trong điều kiện đó đòi hỏi hoạt động của DN phải thường xuyên được điều chỉnh để thích ứng với những biến động của

môi trường kinh doanh, của chính bản thân DN.

Nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường. Khách hàng càng có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn, với qui mô và lãi suất ưu đãi hơn. Do đó chất lượng của khoản vay được bảo đảm hơn.

c. Đạo đức và thiện chí của khách hàng

Trong quan hệ tín dụng muốn có hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự hợp tác từ cả hai phía người cho vay và người đi vay. Nếu như khách hàng không có thiện chí thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Sự thiếu thiện chí của khách hàng có thể biểu hiện trực tiếp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng như: cố tình sử dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo ngân hàng, hoặc cũng có thể các hành vi gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của ngân hàng như kinh doanh trái pháp luật, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau. Tất cả những hành vi đó đều có thể mang lại rủi ro cho ngân hàng.

1.4.2.2. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô và đối thủ cạnh tranh

a. Môi trường kinh tế

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động của ngân hàng sẽ thấy được ảnh hưởng của nó đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của những chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế đang hưng thịnh thì các DN làm ăn phát đạt, xuất hiện nhu cầu mở rộng sản xuất, thu nhập xã hội tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng xã hội cũng tăng cao, nên nhu cầu tín dụng cũng tăng. Hoạt động tín dụng hay hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ phát triển. Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái thì tất yếu nhu cầu tín dụng sẽ giảm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế bị giảm sút, lúc này ngân hàng sẽ dư thừa, ứ đọng một lượng vốn lớn, nguồn vốn huy động được sử dụng không hiệu quả có nghĩa là chất lượng cho vay bị giảm sút.

Những sự biến động về lãi suất, tỷ giá trên thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng, dẫn đến ảnh hưởng đến mức lãi ròng của khoản cho vay.

Tác động của môi trường kinh tế có thể làm tăng hoặc giảm qui mô hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cho vay của ngân hàng.

b. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được biểu hiện là hệ thống luật và các văn bản pháp qui liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.

Hiện nay dù đã trải qua nhiều sửa đổi và mở rộng quyền hạn cho các NHTM song hệ thống văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng khi ký kết, thực hiện các hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó, luật ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các quy định, văn bản dưới luật. Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng cho vay của các ngân hàng.

Sự thay đổi chủ trương chính sách của nhà nước cũng gây ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của các DN. Nhất là cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột gây sáo trộn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. DN không tiêu thụ được sản phẩm hay chưa có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi.

Quản lý của nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế còn có nhiều sơ hở dẫn đến rủi ro, thua lỗ, làm giảm sút chất lượng cho vay của ngân hàng.

c. Môi trường văn hoá - xã hội

Môi trường văn hoá - xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cho vay. Thói quen, tâm lý, phong tục tập quán, trình độ dân trí có tác động tới nhu cầu sử dụng và tiếp cận đối với các dịch vụ của ngân hàng, tác động tới

quyết định vay và sử dụng vốn của khách hàng. Nếu người dân e ngại việc vay vốn ngân hàng do tâm lý sợ nợ nần thì sẽ làm giảm doanh số cho vay hoặc do dân trí ở địa bàn đấy thấp việc sử dụng vốn vay ngân hàng kém hiệu quả dẫn đến không có khả năng trả nợ vay gây tổn thất cho ngân hàng.

d. Các đối thủ cạnh tranh

Ngành ngân hàng đang phát triển rất sôi động. Nhiều NHTM, các chi nhánh, phòng giao dịch mới được thành lập trên khắp toàn quốc. Sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, nó có ảnh hưởng đến thị phần cho vay của mỗi ngân hàng. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thể hiện vị thế và uy tín của ngân hàng. Đặc biệt là các ngân hàng lớn, với tiểm lực vốn mạnh, thị trường lớn, các mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Do vậy trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt như hiện nay, mỗi ngân hàng trong quá trình phát triển đều phải xác định chỗ đứng của mình để có được những chiến lược phát triển đúng đắn.

Tựu trung, chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và chất lượng hoạt động cho vay của các NHTM, cụ thể là khái quát những hoạt động chủ yếu của NHTM nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu nghiên cứu những lý luận chung về chất lượng cho vay tại các NHTM, làm rõ những nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay, đồng thời cũng chứng minh sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay tại các ngân hàng thương mại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và chất lượng hoạt động cho vay của các NHTM, cụ thể là khái quát những hoạt động chủ yếu của NHTM nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu nghiên cứu những lý luận chung về chất lượng cho vay tại các NHTM, làm rõ những nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay, đồng thời cũng chứng minh sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay tại các ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIDV CHI NHÁNH QUANG TRUNG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh BIDV Quang Trung

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quang Trung là một chi nhánh cấp 1 nằm trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Joint Stock Commerical Bank for Investment and Development of Vietnam, Quang Trung Branch.

BIDV Quang Trung được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Quang Trung - Sở Giao dịch 1 theo Quyết định số 52/2005/QĐ-HĐQT ngày 20 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng Quản trị BIDV. Chi nhánh được Ban Giám đốc BIDV chỉ định phát triển thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại với mục tiêu khách hàng là nền khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với địa bàn hoạt động là Quận Hai Bà Trưng, Quận Ba Đình là khu vực tập trung nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, cùng với đó là sự thiếu hụt về lực lượng cán bộ đã tạo nên hình ảnh tương lai đầy khó khăn, thách thức đối với sự phát triển của Chi nhánh trẻ, mới ra đời như Chi nhánh Quang Trung, tuy nhiên được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt, sự hỗ trợ to lớn của Ban Lãnh đạo, các Phòng/Ban tại Hội sở chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên chi nhánh luôn được triển khai áp dụng những công nghệ hiện đại, những sản phẩm dịch vụ mới sớm nhất so với các chi nhánh khác trong hệ thống BIDV.

Tháng 3 năm 2005 - khi mới thành lập, BIDV Quang Trung có 11 phòng, tổ tại trụ sở chi nhánh, 01 Phòng Giao dịch và 02 quỹ tiết kiệm với số

lượng cán bộ là 72 người. Hoạt động chính của chi nhánh thời gian này đó là huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Do được thành lập trên cơ sở chia tách từ Phòng giao dịch Quang Trung thuộc Sở giao dịch 1, là đơn vị đã có nền tảng khách hàng vững chắc nên hoạt động của chi nhánh chủ yếu dựa trên nền tảng khách hàng cũ của Sở giao dịch 1 để lại mà chưa có sự mở rộng đối tượng khách hàng.

Năm 2006 và 2007 đánh dấu sự phát triển mở rộng của chi nhánh cả về địa bàn hoạt động và nhân sự. Đến cuối năm 2007, chi nhánh đã mở rộng thêm 2 phòng giao dịch và các điểm giao dịch, nâng tổng số phòng giao dịch lên 3 phòng và 4 điểm giao dịch phục vụ các công ty chứng khoán. Sau hai năm hoạt động, chi nhánh đã có 14 phòng, tổ tại trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch và 03 điểm giao dịch trực thuộc với số lượng cán bộ lên tới 140 người. Đây là thời gian mà cả Ban giám đốc và cán bộ chi nhánh không ngừng nỗ lực để mở rộng địa bàn hoạt động và đối tượng phục vụ. Cuối năm 2007, nắm bắt được thời cơ sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán, chi nhánh đã tiếp cận và đặt các điểm giao dịch phục vụ tại các công ty chứng khoán VNDirect, CTCP chứng khoán Tràng An, CTCP Chứng khoán VinCom, CTCP chứng khoán BIDV nhằm cung cấp dịch vụ thanh toán và thu chi hộ giữa các công ty chứng khoán và nhà đầu tư.

Sang năm 2008, BIDV Quang Trung tiếp tục phát triển và mở rộng. Tính đến giữa năm 2008, chi nhánh đã tiếp tục mở thêm 2 phòng giao dịch trên địa bàn, nâng tổng số phòng giao dịch lên 5 phòng và 3 điểm phục vụ công ty chứng khoán trực thuộc các phòng giao dịch bao gồm công ty Chứng khoán Quốc gia, Công ty Chứng khoán Gia Phát, Công ty Chứng khoán Euro capital. Cơ cấu nhân sự cũng có sự thay đổi đáng kể, tổng số cán bộ lên tới 150 người và 3 phó giám đốc.

là BIDV Ba Đình với quy mô là một chi nhánh cấp 1. Sự ra đời của BIDV Ba

Đình đánh dấu một bước lớn mạnh trong sự phát triển vững mạnh và bền vững của BIDV Quang Trung đồng thời đánh dấu sự thay đổi lớn về địa bàn

hoạt động, chia sẻ khách hàng và cơ cấu nhân sự.

Năm 2011 và 2012 là năm nền kinh tế có nhiều khó khăn, thị trường có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, hoạt động của các doanh nghiệp kém hiệu quả cho dù nhận được chính sách hỗ trợ lãi suất của ngân hàng. Sau khi cân nhắc thấy hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch số 02 và 03 không đạt hiệu quả như dự kiến, chi nhánh quyết định điều chuyển toàn bộ hoạt động tín dụng của hai phòng giao dịch về quản lý tập trung tại trụ sở chính chi nhánh.

Sau 7 năm hoạt động, Chi nhánh Quang Trung đã không ngừng phấn đấu, sáng tạo, tìm tòi, bám sát xu thế phát triển, sự biến động của thị trường tài chính trong và ngoài nước từ đó chủ động đề xuất phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam như đi đầu trong việc phát triển quan hệ hợp tác với các công ty chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng phục vụ hoạt động của các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư; là chi nhánh tiên phong trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới như Tư vấn, thu xếp, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm giá nhiên liệu cho Vietnam Airlines, giao dịch hàng hóa tương lai trên thị trường kim loại... qua đó hoạt động của Chi nhánh Quang Trung đã có bước phát triển vượt bậc, tăng nhanh về quy mô hoạt động qua từng năm.

Với vị trí là một chi nhánh cấp 1 của hệ thống BIDV, BIDV Quang Trung có những hoạt động chủ yếu như sau:

> Huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước dưới các hình thức chủ yếu:

tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức dân cư

- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu dưới tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các giấy tờ có giá khác

- Vay vốn của các tổ chức tài chính trên các loại thị trường

> Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo cơ chế hiện hành bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu.

- Chiết khấu các chứng từ có giá

- Các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh

- Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối

- Dịch vụ thanh toán trong nước và ngoài nước giữa các khách hàng

Một phần của tài liệu 0787 nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w