Việt Nam
Hội sở chính - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là trung tâm điều hành, chi phối định hướng chung cho hoạt động của các chi nhánh thành viên, đảm bảo hoạt động của cả hệ thống ổn định, liên tục phát triển, phù hợp với chính sách, chế độ, đường lối phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. BIDV đã xác định khách hàng là tiềm năng lâu dài của mình, phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Trong công tác quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn, BIDV có vai trò quan trọng trong việc thực hiện những công tác sau:
- Đổi mới công tác xử lý hồ sơ tín dụng: Những hồ sơ tín dụng vượt thẩm quyền của Chi nhánh trình lên Hội sở chính đã được Hội sở chính khẩn trương xem xét, trả lời Chi nhánh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời gian xử lý còn kéo dài khiến chi nhánh bị lỡ cơ hội kinh doanh. Đề nghị Hội sở chính chỉ đạo quyết liệt các phòng ban tại Hội sở chính để tăng cường trao đổi thông tin với chi nhánh, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
- Nghiên cứu ban hành các sản phẩm tín dụng đặc thù, cơ chế quản lý đặc thù (nhóm khách hàng liên quan, khách hàng đầu tư trực tiếp nước ngoài,
đánh giá rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ...)
- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, xây dựng các sản phẩm tín dụng đặc thù từ đó tạo lợi thế và tăng khả năng cạnh tranh của BIDV trong việc phục vụ khách hàng.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cấp tín dụng đối với các đối tượng khách hàng: sổ tay tín dụng, điều chỉnh chính sách cấp tín dụng, tiếp tục áp dụng cơ chế phân cấp, ủy quyền trong hoạt động tín dụng.
- Phát triển các hình thức bán chéo (tín dụng, huy động vốn, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, các sản phẩm phái sinh...), liên kết các sản phẩm nhất là trong việc phục vụ các khách hàng xuất khẩu.
- Xác định danh mục khách hàng gắn với chiến lược kinh doanh của hệ thống và định hướng tín dụng trong giai đoạn 2013-2017 trong đó định lượng mức độ rủi ro theo từng ngành nghề để làm cơ sở đưa ra định hướng tín dụng trong từng thời kỳ, xác định giới hạn cấp tín dụng tối đa đối với từng ngành kinh tế và cách thức theo dõi, quản lý giới hạn đó.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng để hỗ trợ công tác quản lý rủi ro tín dụng. Trong giai đoạn trước mặt, khi mà hệ thống thông tin tín dụng của toàn ngành ngân hàng chưa được xây dựng, BIDV có thể tận dụng nguồn thông tin từ số lượng đông đảo các khách hàng thuộc các ngành kinh tế khác nhau, đã và đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Trước hết, cần phân chia khách hàng theo từng nhóm ngành kinh tế, từng khu vực hoạt động với quy mô lớn - trung bình - nhỏ - siêu nhỏ. Với số liệu BCTC do khách hàng cung cấp, trước hết, BIDV có thể xây dựng hệ thống chỉ số trung bình ngành để các chi nhánh có căn cứ sử dụng đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Sau đó, trên cơ sở tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành, BIDV tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cũng như tiềm năng phát triển của ngành đó trong tương lai để đưa ra các nhận định đúng
đắn về hướng ưu tiên đầu tư cho các chi nhánh.
- Hoàn thiện hệ thống XHTDNB cho phù hợp với tình hình thực tế của DN và thực trạng nền kinh tế Việt Nam, chỉnh sửa bổ sung một số chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính để phản ánh chính xác và toàn diện hơn về khách hàng.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy chế, quy trình cho vay, định giá tài sản đảm bảo... xây dựng các chế tài xử lý vi phạm hợp lý và nghiêm minh để nâng cao ý thức làm việc của cán bộ tại chi nhánh.