Nhằm mục tiêu phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng, khách hàng cần có biện pháp để tăng cường hiệu quả phối hợp với ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
- Lãnh đạo DN phải tự nâng cao năng lực quản trị điều hành, tích cực đào tạo nguồn nhân lực, chủ động sáng tạo trong việc áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ vào công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. - Các DN cần tăng cường nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý,
tăng cường các hoạt động dịch vụ tư vấn, đặc biệt là tư vấn của ngân hàng trong việc nghiên cứu xây dựng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả là cơ sở để ngân hàng quyết định cho vay, đồng thời sự tư vấn của ngân hàng là cơ hội để ngân hàng tìm hiểu các nguồn thông tin thực tế từ doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng thông tin tài chính của các DN. Các DN cần quan tâm đúng mức đến hệ thống tài chính kế toán, tổ chức thông tin tài chính trung thực, khách quan, minh bạch. Ngoài việc vận dụng các thông tin trên BCTC, DN có thể chủ động xây dựng hệ thống báo cáo nhanh tình hình hoạt động thông qua các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, giá trị các khoản nợ đến hạn...
- Các DN phát triển theo hướng nâng cao năng lực tài chính, tăng cường vốn chủ sở hữu thông qua góp vốn, trích từ lợi nhuận hàng năm ... để có thể cân đối hợp lý vốn vay và vốn tự có, sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính nhưng vẫn đảm bảo chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế nguy cơ mất khả năng thanh toán.
- Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế. Chú trọng đầu tư nâng cao năng suất lao động
thông qua lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản xuất sản phẩm có tính cạnh tranh cao, chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Các DN có thể thực hiện liên kết trên cơ sở hiệp hội ngành nghề, tạo sức mạnh vượt qua biến động của thị trường và tạo ra môi trường cạnh tranh cùng phát triển.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, những định hướng phát triển phát triển và mục tiêu tăng cường chất lượng cho vay ngắn hạn của BIDV chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2013 - 2017 đã được đưa ra. Từ đó đề ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại chi nhánh. Các giải pháp đưa ra chủ yếu nhằm khắc phục và hoàn thiện những mặt còn tồn tại trong hoạt độngcho vay ngắn hạn. Tuy nhiên để thực hiện được đồng bộ các giải pháp trên cần có sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan ban ngành liên quan. Vì vậy chương 3 cũng đã đưa ra những kiến nghị đối với cấp chủ quản của mình là BIDV Việt Nam, đối với NHNN và các cơ quan trực thuộc chính phủ để tạo điều kiện cho các giải pháp đưa ra được thực thi hiệu quả.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và tồn vong của ngân hàng. Đặc biệt là trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Thì việc nâng cao chất lượng cho vay của các NHTM là vô cùng cần thiết.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận về hoạt động cho vay chất lượng cho vay của NHTM
- Phân tích chất lượng cho vay ngắn hạn và đánh giá thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng, đưa ra những kết quả đạt được, những tồn tại chủ yếu và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động cho vay ngắn hạn của BIDV chi nhánh Quang Trung.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tác giả đã đưa ra những định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng cho vay ngắn hạn tại BIDV chi nhánh Quang Trung.
- Đưa ra một số kiến nghị đối với BIDV Việt Nam, đối với NHNN Việt Nam và các cơ quan trực thuộc chính phủ để tạo điều kiện thực thi những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đã được đưa ra.
Tác giả mong muốn rằng đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại BIDV chi nhánh Quang Trung, tạo môi trường tín dụng an toàn và hiệu quả để chi nhánh đạt được mục tiêu kinh doanh cao nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài
chính, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
2. Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
3. Học viện Tài chính (2008), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính.
4. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính.
5. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
6. Luật số: 47/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
7. Luật số: 46/2010/QH12, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
8. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại
9. Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc
ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, cho vay
10.Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN
về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng