Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 0806 nâng cao chất lượng dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nghi sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 41)

> Nguồn nhân lực: Yếu tố con người luôn được đánh giá cao, thậm chí là quan trọng nhất của mọi sự thành công. Các ngân hàng muốn đưa ra được những sản phẩm dịch vụ tốt, có chất lượng cao cũng như thu hút được khách hàng thì cần phải có trong tay một đội ngũ cán bộ có năng lực. Năng lực ở đây thể hiện ở nhiều mặt: về chuyên môn nghiệp vụ thì cần phải nắm vững, có kiến thức chuyên sâu, am hiểu các mặt nghiệp vụ. Đồng thời, các cán bộ ngân hàng cũng cần phải là những người năng động nhanh nhẹn, có tác phong của con người trong thời đại mới. Bởi đây là các sản phẩm dịch vụ nên công tác chăm sóc, phục vụ khách hàng lại càng trở nên quan trọng. Do vậy, với bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng, bên cạnh những yếu tố trên người cán bộ ngân hàng cần có thái độ niềm nở, chu đáo, tận tình phục vụ khách hàng, Đó chính là động lực để lôi kéo khách hàng ngày càng đông. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo cán bộ, chuẩn bị được lực lượng cán bộ có chuyên môn trước khi triển khai nhiệm vụ mới.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều bất cập và yếu kém. Mặc dù, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học của các ngân hàng tương đối cao (đa số đều trên 70%), song do có nhiều thế hệ cán bộ được đào tạo dưới thời bao cấp, đồng thời trình độ ngoại ngữ, tin học của phần lớn cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của yêu cầu

công việc đặt ra. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực các NHTM Việt Nam cũng là vấn đề cần phải quan tâm trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng.

> Nguồn lực về tài chính: Mặc dù các dịch vụ ở đây không phải là những hoạt động cung ứng vốn song vốn giữ một vai trò quan trọng. Để phát triển dịch vụ các ngân hàng cần có vốn để mua sắm trang thiết bị, công nghệ, đào tạo và mở rộng mạng lưới hoạt động. Nếu vốn nhỏ sẽ không đủ lực để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả của các dịch vụ sẵn có. Do vậy, các ngân hàng cần phải xây dựng chiến lược tăng vốn dài hạn, theo những lộ trình thích hợp, phù hợp với nhu cầu phát triển và khả năng kiểm soát của mỗi ngân hàng trong từng kỳ.

Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam rất thấp. Chính vì vậy, việc mở rộng một số loại hình dịch vụ của các NHTM Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là những dịch vụ cần có sự đầu tư về vốn lớn.

> Hoạt động Marketing: Các yếu tố cơ bản của marketing ngân hàng là nghiên cứu thị trường, xây dựng và thực hiện trên cơ sở chiến lược thị trường. Ngày nay, khái niệm marketing trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm: làm sáng tỏ thị trường hiện tại và xu hướng của nó để cung ứng sản phẩm dịch vụ, lựa chọn những lĩnh vực có lợi hơn và xác định nhu cầu của khách hàng tại những lĩnh vực đó để cung ứng sản phẩm; xây dựng mục tiêu ngắn hạn - dài hạn để phát triển và đưa ra những dịch vụ mới. Marketing không chỉ là tiến hành thực hiện sản phẩm mà còn là chiến lược và triết lý của mỗi ngân hàng, nó đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, phân tích thấu đáo và tích cực của tất cả các phòng ban từ lãnh đạo đến nhân viên.

Chiến lược marketing có vị trí quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Mục tiêu của marketing dịch vụ ngân hàng là phát triển và đưa ra các loại hình dịch vụ ngân hàng mới; ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại để phục vụ khách hàng thông qua việc bán sản phẩm; nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng nền tảng khách hàng bằng cách thu hút khách hàng mới - những người

chưa sử dụng dịch các dịch vụ ngân hàng; và cuối cùng là tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.

Nhiệm vụ của marketing dịch vụ ngân hàng là xác định đươc các thị trường dịch vụ tiềm năng, lựa chọn thị trường cụ thể và làm sáng tỏ nhu cầu của khách hàng và quan trọng hơn cả là phải xây dựng được chương trình đồng bộ và kế hoạch hoạt động để đảm bảo thành công những mục tiêu chính của nó.

Bởi vậy, Marketing ngân hàng có thể xem như quá trình tìm kiếm thị trường (hiện tại và tương lai) có lợi cho sản phẩm ngân hàng. Quá trình này giúp ngân hàng xây dựng mục tiêu rõ ràng, con đường hình thành, phương pháp để thực hiện kế hoạch và những phương án để thành công.

> Uy tín và vị thế: Khách hàng thường lựa chọn những Ngân hàng có uy tín và vị thế trên thị trường để giao dịch, vay mượn, thanh toán và bảo lãnh... Do đó, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn của khách hàng, thể hiện cụ thể ở năng lực tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, quá trình lịch sử, chất lượng marketing. Vì vậy, các ngân hàng thông qua hoạt động của mình, bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ hiện đại và phong cách làm việc văn minh, lịch sự. thỏa mãn tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng, nên việc tạo dựng uy tín và vị thế của ngân hàng giữ một vai trò khá quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

> Tài sản vật chất và công nghệ:

Một ngân hàng có trụ sở làm việc khang trang, bề thế, cơ sở vật chất tiện nghi, đầy đủ sẽ tạo được tâm lý tốt và gây ấn tượng với mỗi khách hàng khi đến ngân hàng, từ đó sẽ thu hút được khách hàng ngày càng đông và đó chính là yếu tố quan trọng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng.

Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, Ngân hàng cũng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Vì vậy công nghệ ngân hàng cần đi trước một bước, công nghệ ngân hàng liên quan trực tiếp đến các mặt hoạt động như thanh toán, giao dịch, kế toán.

Trong cạnh tranh các ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ bới lẽ các dịch vụ ngân hàng sẽ không được đa dạng, đổi mới trừ khi ngân hàng áp dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến. Đối với một ngân hàng có công nghệ tiên tiến thì chất lượng phục vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sẽ tốt hơn, sẽ huy động được nhiều vốn hơn.

> Mạng lưới hoạt động: Tổ chức mạng lưới hoạt động rộng, hợp lý trên địa bàn dân cư giúp ngân hàng có nhiều cơ hội để thu hút vốn hơn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, việc mở chi nhánh cần phù hợp với điều kiện năng lực của Ngân hàng. Yếu tố địa điểm cũng tác động đến tâm lý của khách hàng, một ngân hàng nằm ở vị trí thuận lợi như khu vực trung tâm, khu đông dân cư, đi lại thuận tiện... giúp Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn.

> Mục tiêu và định hướng phát triển:

Bất kỳ một tổ chức nào cũng đều có mục đích và định hướng hoạt động của riêng mình. Trong từng giai đoạn cụ thể, các tổ chức thường đề ra những mục tiêu riêng. Mục tiêu là đích cuối cùng mà tất cả các hoạt động đều phải hướng vào nhằm đạt kết quả. Ví dụ: Mục tiêu của ngân hàng là phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ và thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt tỷ lệ là 25% trên tổng thu nhập ròng. Từ mục tiêu đó, các ngân hàng mới xây dựng một chiến lược để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chiến lược là đưa ra những kế hoạch cụ thể, một chương trình hành động bao gồm việc sử dụng hữu hiệu các tiềm lực để đạt được các mục tiêu nhất định.

Một phần của tài liệu 0806 nâng cao chất lượng dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nghi sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w