> Môi trường kinh tế: Một nền kinh tế phát triển là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động kinh doanh nói chung và sự phát triển của dịch vụ ngân hàng nói riêng. Nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng nhờ đó mà thu nhập của người dân cũng tăng lên. Do vậy, sẽ làm tăng cường nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ môi giới đầu
tư... Ngân hàng sẽ không thể đẩy mạnh phát triển các dịch vụ nếu như các hoạt động kinh doanh nói chung diễn ra một cách trì trệ, kinh tế kém phát triển. Vì thế sự phát triển ổn định của nền kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao là điều kiện cần thiết cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Mặt khác, sự ổn định của tiền tệ cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu như đồng tiền bị mất giá nền kinh tế khủng hoảng sẽ kìm hãm sự phát triển của dịch vụ ngân hàng. Khi đó, doanh nghiệp có xu hướng hạn chế đầu tư, người dân có xu hướng rút tiền để tiêu dùng và mọi người không muốn sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp này, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng khác cũng bị hạn chế.
> Môi trường pháp lý: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - một lĩnh vực kinh doanh nhạy bén và phức tạp. Do vậy, ngân hàng luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Vì thế môi trường pháp lý có ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng, cụ thể là các chính sách tiền tệ; chính sách tỷ giá; chính sách giá cả. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chủ trương, phương hướng trong các hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nâng cao năng lực, vai trò hiệu quả và theo sát thị trường, phối hợp chăt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác thì mới tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển các thị trường tiền tệ cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng. Mặt khác, việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh, thông thoáng cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại.
> Môi trường chính trị - xã hội: Đời sống thu nhập của người dân là yếu tố trực tiếp quyết định đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Nếu thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng càng lớn. Bởi vì, người dân có thu nhập cao ngoài việc thỏa mãn được yêu cầu của đời sống, họ còn dành một phần để tích lũy. Số tiền tích lũy này sẽ
dùng để thỏa mãn nhu cầu cao hơn trong tuơng lai, nhu: họ gửi tiết kiệm vào ngân hàng để nhằm mục đích sinh lời hoặc họ vay vốn thêm từ ngân hàng để đầu tu cho mục đích đầu tu hợp pháp của mình có lợi nhuận cao hơn so với việc gửi tiền tiết kiệm.
Bên cạnh đó, tâm lý và thói quen tiêu dùng của nguời dân cũng ảnh huởng đến hoạt động của Ngân hàng. Ở các nuớc phát triển, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng rất phát triển. Trong khi đó, tại nuớc ta tâm lý ua dùng tiền mặt và tích lũy tiền nhung không gửi vào ngân hàng là khá phổ biến. Tâm lý và thói quen tiêu dùng còn rất khác nhau giữa các dân tộc và các vùng, miền ở nuớc ta. Vì vậy, phát triển nhanh các hình thức không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
> Môi trường cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị truờng, các ngân hàng chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thuơng mại trong nuớc và các ngân hàng nuớc ngoài. Do vậy, để thu hút đuợc khách hàng và chiếm lĩnh đuợc thị phần về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng phải chú trọng đến việc nâng cao chất luợng sản phẩm, phong cách phục vụ khách hàng và đua ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn, mức phí phù hợp. Ngoài ra, các ngân hàng phải sử dụng các công nghệ hiện đại, phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Nhờ đó mà các dịch vụ ngân hàng ngày càng đuợc mở rộng và hoàn thiện.