Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng

Một phần của tài liệu 0804 nâng cao chất lượng dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 31)

Sự tồn tại của mọi ngành nghề kinh doanh chính là ở khách hàng. “Khách

hàng chính là thượng đế”, là người quyết định doanh số dựa trên mức độ hài lòng của họ về chất lượng sản phẩm dịch vụ mà họ sử dụng. Vì vậy, phương châm hoạt động của các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ là phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và khi đó, khả năng họ tiếp tục mua “hàng” là rất cao.

“Sự hài lòng của khách hàng chính là trạng thái cảm nhận của một người qua việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ, về mức độ lợi ích mà một sản phẩm dịch vụ thực tế đem lại so với những gì người đó kỳ vọng” (Philip Kotler, 1991). Hay theo quan điểm của Bachelet (1995) thì “sự hài lòng là phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ dựa trên những kinh nghiệm cá nhân.”

Thông thường các nhà kinh doanh dịch vụ thường cho rằng chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là đồng nhất. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác cho rằng đây là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng. Nếu nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của họ thì doanh nghiệp đó bước đầu làm cho khách hàng hài lòng.

Do đó, muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ

phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ chỉ tập trung cụ thể vào những thành phần của dịch vụ nhưng nó là nguồn gốc quan trọng, là cái được tạo

ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy, chúng ta có thể dùng sự hài lòng của khách hàng để đo lường chất lượng dịch vụ.

1.2.3. Chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Chất lượng dịch vụ NHBL bao gồm:

Thứ nhất là nhân viên bán lẻ (từ quản lý cấp cao đến nhân viên cấp thấp nhất): có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán

hàng chuyên nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình...bởi vì dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một dịch vụ cao cấp.

Thứ hai là sản phẩm dịch vụ bán lẻ: có đặc điểm riêng, đuợc thiết kế để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Thứ ba là qui trình: nhanh, đơn giản, chính xác, đuợc hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại và đáng tin cậy.

Thứ tu là kênh phân phối: thuận tiện, dễ tiếp cận hay truy cập, huớng đến việc phục vụ khách hàng tốt nhất.

Từ đó có thể xác định khái niệm về chất luợng dịch vụ ngân hàng bán lẻ là mức dịch vụ tối thiểu mà một ngân hàng lựa chọn để cung cấp và làm hài lòng đuợc các khách hàng mục tiêu của mình. Đồng thời, cũng phải duy trì ổn định mức độ dịch vụ đã cung cấp truớc đó.

Một phần của tài liệu 0804 nâng cao chất lượng dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w