nghiệp nhỏ và vừa
1.2.3.1. Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy hỗ trợ sự ra đời và phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của DNN&V
Nguồn vốn kinh doanh có vai trò quyết định đến sự hình thành và tồn tại của doanh nghiệp truớc pháp luật Nhà nuớc. Để tồn tại và phát triển, do- anh nghiệp thuờng dựa vào hai nguồn chủ yếu: vốn chủ sở hữu và vốn đi vay. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu thuờng rất nhỏ, do đó nguồn vốn tài trợ của ngân hàng là quan trọng nhất để doanh nghiệp duy trì và phát triển qui mô sản xuất kinh doanh. Nhờ có nguồn vốn này mà doanh nghiệp có thể mua sắm máy móc, thiết bị, đào tạo đội ngũ lao động, tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất luợng sản phẩm, đa dạng hóa các mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng tính cạnh tranh.
1.2.3.2. Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Khi ngân hàng và DNN&V đã thiết lập quan hệ tín dụng có nghĩa là do- anh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi quy định trong hợp đồng. Với
lý do đó, các doanh nghiệp phải có những phương án kinh doanh khả thi để sử dụng đồng vốn này có hiệu quả nhất, tạo ra lợi nhuận cao hơn chi phí sử dụng vốn vay, có như vậy doanh nghiệp mới làm ăn có lãi. Không những thế, đi kèm với hoạt động giải ngân, các ngân hàng luôn kiểm tra, giám sát doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Hơn nữa, do ngân hàng có quan hệ với rất nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế và thông tin họ nắm bắt được cũng rất chính xác, kịp thời vì vậy mà ngân hàng có thể tư vấn cho doanh nghiệp chủ động nắm bắt thời cơ cũng như đối mặt với thách thức, từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.2.3.3. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của DNN& V thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước
Trong thời gian qua, Nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa các DNNN. Các doanh nghiệp sau khi có quyết định cổ phần hóa sẽ tự phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay các hình thức khác để có vốn huy động. Trước tình hình đó các ngân hàng cũng tập trung phát triển các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán nhằm hỗ trợ các DNN&V huy động vốn như lưu kí chứng khoán, bảo lãnh phát hành.Hơn nữa các DNN&V có thể sử dụng cổ phiếu, trái phiếu làm tài sản đảm bảo tiền vay tại ngân hàng. Với hình thức cấp tín dụng này, các DNN&V có thể yên tâm hơn khi tham gia vào quá trình cổ phần hóa và đó chính là động lực thúc đẩy quá trình cổ phần hóa hiện nay.
1.2.3.4. Tín dụng ngân hàng tác động vào xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các DNN& V
Thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành kinh tế, ngân hàng dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường. Tín dụng ngân hàng tác động điều tiết sự chuyển vốn đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, hạn chế hoặc không đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp. Qua đó, quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi và thay đổi cơ cấu
nền kinh tế. Với đặc điểm năng động, nhạy bén với sự thay đổi môi trường kinh doanh, khi có sự thay đổi về cung cầu hàng hóa trên thị trường, các DNN&V sẽ nhanh chóng chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường.
1.2.3.5. Tín dụng ngân hàng hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNN&V
Trong nền kinh tế thị trường hiếm có doanh nghiệp nào sử dụng vốn tự có của mình đáp ứng được toàn bộ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này chính là đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với DNN&V, do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất kinh doanh là vô cùng khó khăn vì nếu sử dụng thì sẽ đẩy giá thành lên cao và sản phẩm khó có thể được thị trường chấp nhận. Để hiệu quả, doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết hợp hợp lý nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất và chính tín dụng ngân hàng giúp DNN&V thực hiện điều này.
Tóm lại, có thể nói rằng nguồn vốn tín dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng. Nó không những đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho do- anh nghiệp tồn tại, phát triển và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường mà nó còn giúp doanh nghiệp có trách nhiệm với nguồn vốn đi vay từ đó có ý thức sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tích cực, tiết kiệm và đúng mục đích.