Thực trạng chất lượng thẩm định dự ánđầu tư tạiNgân hàng Đầu

Một phần của tài liệu 0844 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 58)

Đầu

và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ba Đình

2.2.1. Cơ sở pháp lý của thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng

Đầu

Phát triển Việt Nam chi nhánh Ba Đình

Các văn bản pháp lý mà Chi nhánh đang sử dụng cho quá trình thẩm định gồm:

- Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010 và các luật sửa đổi bổ sung.

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010 và các luật sửa đổi bổ sung.

- Quy chế cho vay của NHNN ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung. - Quy chế cho vay đối với khách hàng của BIDV ban hành theo quyết

định số 203/QĐ-HĐQT ngày 16/07/2004 và các văn bản sửa đổi bổ sung. - Quyết định số 4589/QĐ-TCCB2 ngày 04/09/2008 của BIDV v/v ban

hành quy định chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ nghiệp vụ thuộc

Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.

- Quyết định số 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/07/2009 của BIDV về trìnhtự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụngđối với khách hàng là doanh nghiệp.

- Quyết định số 3900/QĐ-QLRRTD3 ngày 15/07/2009 của BIDV về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành.

- Quyết định số 3979/QĐ-PC ngày 13/07/2009 của BIDV về giao dịch bảo đảm trong cho vay.

2.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam chi nhánh Ba Đình

Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định DAĐT tại BIDVBa Đình

Nguồn: Phòng QLRR BIDVBa Đình

Công tác thẩm định DAĐT tại Chi nhánh được tổ chức đầy đủ theo mô hình TA2. Trong đó quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cán bộ tham gia vào quy trình thẩm định, các bước phải thực hiện và các nội dung cơ bản để ra phán quyết tín dụng.

Bước 1: Cán bộQHKHtiếp nhận hồ sơ khách hàng. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trao đổi, đề nghị khách hàng bổ sung, sau khi hồ sơ đầy đủ chuyển sang bước 2.Hồ sơ tín dụng gồm:

- Giấy đề nghị tín dụng của khách hàng; - Hồ sơ pháp lý của khách hàng;

- Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng; - Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng;

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay.

Bước 2: Cán bộ QHKH tiến hành thẩm định, lập báo cáo đề xuất tín dụng, trình Lãnh đạo Phòng QHKH/GD xem xét, phê duyệt.

Bước 3:Lãnh đạo Phòngghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất, ký kiểm soát và trình Phó giám đốc QHKH,nếu thấy điểm nào cần giải trình thì đề nghị cán bộ QHKH tìm hiểu làm rõ.

Bước 4:Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của Cán bộ QHKH và Lãnh đạo Phòng QHKH/GD cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng được trình Phó giám đốc QHKH xem xét phê duyệt.

- Nếu Phó giám đốc QHKH có ý kiến từ chối cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển trả cho Phòng QHKH/GD để thực hiện thông báo từ chối cấp tín dụng cho khách hàng.

- Nếu Báo cáo đề xuất tín dụng được Phó giám đốc QHKH phê duyệt đồng ý, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển tiếp cho Bộ phận QLRR để thẩm định rủi ro.

Bước 5:Cán bộ QLRR thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng QLRR.

Bước 6: Lãnh đạo phòng QLRR thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình Giám đốc.

Bước 7:Giám đốc xem xét hồ sơ tín dụng.

- Nếu Giám đốc có ý kiến từ chối cấp tín dụngtrên Báo cáo thẩm định rủi ro, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển trả cho Phòng QLRR để thực hiện thông báo từ chối cấp tín dụng cho khách hàng.

- Nếu Giám đốc đồng ý cấp tín dụng:

+ Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc, ý kiến của Giám đốc trên Báo cáo thẩm định rủi ro là phán quyết tín dụng.

+ Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn, Giám đốc chuyển Hội đồng tín dụng xem xét, quyết định. Cán bộ QLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng cơ sở.

Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng bao gồm:

S Báo cáo đề xuất tín dụng đã được Phó giám đốc QHKH ký phê duyệt đồng ý;

S Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách rủi ro ký phê duyệt đồng ý;

S Các tài liệu khác có liên quan,

Bước 8:Các thành viên Hội đồng tín dụng xem xét hồ sơ, Giám đốc là Chủ tịch Hội đồng tín dụng.

- Nếu Hội đồng tín dụng có ý kiến từ chối cấp tín dụng trên Biên bản họp hoặc Biên bản tổng hợp ý kiến, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ

được chuyển trả cho Phòng QLRR để thực hiện thông báo từ chối cấp tín dụng cho khách hàng.

- Nếu Hội đồng tín dụng đồng ýcấp tín dụng:

+Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng, ý kiến của Hội đồng tín dụngtrên Biên bản họp hoặc Biên bản tổng hợp ý kiến là phán quyết tín dụng.

+ Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn, Hội đồng tín dụng đồng ý trình Hội sở chính xem xét, quyết định. Cán bộ QLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ gửi Hội sở chính.

Như vậy, có thể thấy ở Chi nhánh, có 2 cấp được ra phán quyết cho vay dự án là Giám đốc và Hội đồng tín dụng Chi nhánh. Trường hợp vượt thẩm quyền của Chi nhánh, cấp ra phán quyết tín dụng cuối cùng là Hội sở chính.

2.2.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư

Phát triển Việt Nam chi nhánh Ba Đình

Hiện nay trong Quy định củaBIDV về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp đã có nội dung Hướng dẫn thẩm

phương pháp thẩm định được sử dụng là phương pháp tổng hợp trên cơ sở phối hợp nhiều phương pháp: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo và phương pháp so sánh.

Các phương pháp thẩm định được thể hiện rất chi tiết trong phần hướng dẫn thực hiện nội dung thẩm định, các mẫu biểu báo cáo, các công thức tính toán các chỉ tiêu hiệu quả... Trong các phương pháp đó, phương pháp thẩm định theo trình tự, tức là thẩm định tổng quát trước và thẩm định chi tiết sau, thường được Chi nhánh áp dụng trước khi sử dụng các phương pháp khác. Do tính thuận tiện và hiệu quả nên phương pháp so sánh cũng được áp dụng thường xuyên.

Có thể nói phương pháp thẩm định DAĐT mà Chi nhánh nói riêng và BIDV nói chung đang áp dụng là phù hợp với thực tế thẩm định DAĐT tại Việt Nam và có thể sử dụng thẩm định các loại DAĐT đều thích hợp.

2.2.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam chi nhánh Ba Đình

Hướng dẫn thẩm định DAĐT của BIDV quy định các nội dung thẩm định DAĐT mang tính định hướng, tổng quát và cơ bản. Trong quá trình thẩm định, tuy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án và điều kiện thực tế, cán bộ thẩm định sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện. Tùy theo từng dự án cụ thể, có thể xem xét bỏ qua một số nội dung nếu không phù hợp.

Việc thẩm định DAĐT sẽ tập trung phân tích đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng được đề cập tới tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án. Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần phải tiến hành phân tích, đánh giá gồm:

- Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào - Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật

- Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

- Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn - Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

Sau khi thẩm định kỹ lưỡng các nội dung, cán bộ thẩm định lập Báo cáo đề xuất cho vay DAĐT, đưa ra những nhận xét, kết luận về mặt thuận lợi và khó khăn của dự án, đưa ra các đề xuất trình lên ban lãnh đạo Chi nhánh. Nội dung cơ bản của Báo cáo đề xuất cho vay DAĐT như sau:

I- THÔNG TIN TÓM TẮT:

1. Chủ đầu tư/khách hàng

- Tên Khách hàng: - Địa chỉ:

- Hoạt động kinh doanh chính:

- Vốn điều lệ: Vốn chủ sở hữu:

- Hình thức sở hữu: - Đơn vị chủ quản:

- Xếp hạng tín dụng đơn vị chủ quản: - Cấp phê duyệt tín dụng :

2. Dự án đầu tư/khoản vay

- Tên dự án - Địa điểm đầu tư - Tổng mức đầu tư

Trong đó:

- Vốn vay BIDV dự kiến : - Vốn huy động từ nguồn khác : 3. Đề nghị vay vốn của Khách hàng - Tổng trị giá đềnghị vay : - Mục đích : - Lãi suất : - Thời hạn vay : - Nguồn trả nợ : - Tài sản đảm bảo :

II- THÔNG TIN VỀ CHỦ ĐẦU TƯ/KHÁCH HÀNG:

1. Tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý SXKD của khách hàng:

1.1 Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng: 1.2. Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý:

1.3. Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng: 1.4. Đánh giá về năng lực quản trị điều hành

2. Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng

2.1. Thông tin chung:

2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh - Đánh giá năng lực sản xuất

- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào. - Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.

- Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu - Đánh giá về khả năng xuất khẩu hàng hoá.

3. Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng 4. Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng

- Quá trình giao dịch của Khách hàng với BIDV. - Đánh giá lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng.

- Tiềm năng, cơ hội trong thời gian tới trong quan hệ với khách hàng. - Những điểm cơ bản trong kế hoạch quan hệ với khách hàng.

4.2. Quan hệ giao dịch với các tổ chức tín dụng khác:

4.3. Quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng có liên quan (nếu có)

III- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG

- Phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn cần căn cứ vào Báo cáo tài

chính gần nhất, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một số nguồn thông tin khác như: Số lượng lao động, Bảng thanh toán lương/ nhân công. - Các nhóm chỉ tiêu tài chính cần phân tích bao gồm:

+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: + Nhóm chỉ tiêu hoạt động

+ Nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn + Nhóm chỉ tiêu thu nhập

+ Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động

IV- THÔNG TIN VỀ Dự ÁN ĐẦU TƯ

1. Mô tả dự án:

• Loại sản phẩm đầu ra • Công suất thiết kế. • Suất đầu tư.

• Thị trường tiêu thụ dự kiến (giá thành sản phẩm, giá bán dự kiến...)

2. Nhu cầu vốn đầu tư:..., trong đó:

• Vốn XDCB

• Vốn đầu tư Máy móc thiết bị • Vốn lưu động

• Vốn dự phòng

3. Kế hoạch thu xếp vốn:

• Vốn tự có :

• Vốn vay :

4. Những điểm lợi nổi bật doanh nghiệp sẽ thu được từ dự án

V- KẾT QUẢ THẲM ĐINH Dự ÁN ĐẦU TƯ

1. Sự cần thiết phải đầu tư

2. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án - Đánh giá về cung sản phẩm

- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án - Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào 4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật

- Địa điểm xây dựng

- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án - Công nghệ, dây chuyền thiết bị

- Quy mô, giải pháp xây dựng

- Đền bù,di dân tái định cư, môi trường, phòng cháy chữa cháy

5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

6. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn

- Tổng mức đầu tư dự án

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án - Nguồn vốn đầu tư

7. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

gồm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo lãi lỗ, Bảng cân đối trả nợ.

- Nêu các nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án, nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ. Ý kiến đánh giá về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Sử dụng Excel để thực hiện phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ vay của dự án. Thứ tự thực hiện phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng hoàn trả nợ vay của dự án nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

- Bước 1: Lập bảng thông số: Là bảng tổng hợp các thông số cơ bản của dự án, số liệu

đưa vào bảng thông số bao gồm: số liệu từ dự án, số liệu có được từ kết quả phân tích về định lượng các nội dung có liên quan tới dự án như đã phân tích ở các phần trên. Lưu ý, Bảng thông số không nên đưa số liệu dưới dạng liên kết công thức, mà số liệu dưới dạng số đơn/độc lập/ gõ trực tiếp giá trị vào địa chỉ ô trên Excel. Bảng thông số trên nên được kết cấu theo các nhóm chỉ tiêu, để thuận tiện trong việc sử dụng và kiểm soát các chỉ tiêu này trong suốt quá trình tính toán.

- Bước 2: Xây dựng Lịch đầu tư: căn cứ tiến độ triển khai thực hiện dự án, kế hoạch huy động vốn tham gia để xây dựng Lịch đầu tư cụ thể của dự án phù hợp với tiến độ đầu tư đến thời điểm thẩm định dự án. Lưu ý đến yếu tố trượt giá, tỷ giá ngoại tệ hàng năm, nếu cần thiết thì xây dựng bảng tính các chỉ số lạm phát, tỷ giá qua các năm để điều chỉnh các khoản mục ở các bước trung gian tiếp theo.

- Bước 3: Lập các bảng tính trung gian, bao gồm: Bảng kế hoạch khấu hao cơ bản; Bảng kế hoạch trả nợ vốn vay; Chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm; Bảng tính sản lượng, tồn kho, tiêu thụ, doanh thu; Bảng chi phí sản xuất (chi

Một phần của tài liệu 0844 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w