Đánh giá chất lượng thẩm định dự ánđầu tư tạiNgân hàng Đầu tư

Một phần của tài liệu 0844 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58 - 70)

và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ba Đình

2.2.5.1. Những kết quả đạt được

a. về kết quả hoạt động:

Chất lượng thẩm định dự án được thể hiện rõ nhất thông qua tình hình cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh.

Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng trung, dài hạn của Chi nhánh

+ Dư nợ TDH bán lẻ 1 0 59 12 7 12 5 + Dư nợ TDH KHDN 1 0 149 30 0 37 5

Số lượng dự án xin vay vốn 30 34 1 9

Số lượng dự án được chấp nhận 25 29 1 5

Tỷ lệ được chấp nhận 83% 85% 79%

Doanh số giải ngân (tỷ đồng) 154 183 9 7

Doanh số thu nợ (tỷ đồng) 15 32 2

2

Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDVBa Đình năm 2008, 2009, 2010, 6 tháng 2011

Trong năm qua, hoạt động cho vay trung, dài hạn tại Chi nhánh đã phát triển khá mạnh, mỗi năm tăng khoảng 200 tỷ đồng/năm, đến cuối năm 2010 đã đạt 427 tỷ đồng. Dư nợ trung, dài hạn duy trì ở mức 40 - 50% tổng dư nợ.

Dư nợ bán lẻ có sự tăng trưởng tốt, chủ yếu là các sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay mua xe ô tô. Dư nợ trung, dài hạn của khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ hơn và ngày càng chiếm tỷ trọng cao

trong tổng dư nợ trung, dài hạn. Dư nợ trung, dài hạn của khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là dư nợ cho vay DAĐT.

Tỷ trọng nợ quá hạn 2 3 2

Tỷ trọng nợ nhóm 2 90 8 35 23

Tỷ trọng nợ xấu 0 0 0 0

Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng BIDVBa Đình năm 2009, 2010, 6 tháng 2011 và ước tính của tác giả.

Năm 2009, Chi nhánh đã thẩm định 30 dự án, chấp nhận cho vay với 25 dự án. Sang năm 2010, với sự phát triển mạnh mẽ của Chi nhánh, đã có 34 dự án được Chi nhánh thẩm định, 29 dự án trong số đó đã được Chi nhánh đồng ý tài trợ vốn. 6 tháng đầu năm 2011, 15/19 dự án được Chi nhánh chấp nhận tài trợ vốn. Tỷ lệ chấp thuận dự án đạt mức 80% cho thấy Chi nhánh cũng khá thận trọng trong việc ra quyết định tài trợ vốn.Không chỉ có sự tăng trưởng về số lượng dự án, số tiền Chi nhánhgiải ngân cũng tăng, từ 154 tỷ đồng năm 2009 lên 183 tỷ đồng năm 2010, 6 tháng 2011 cũng đạt 97 tỷ đồng.

Hiện nay, dư nợ cho vay dự án lớn nhất thuộc về lĩnh vựcđiện(chiếm tỷ trọng 43% tổng dư nợ) và đối tượng khách hàng có dự nợ vay trung và dài hạn lớn nhất vẫn thuộc về khối các công ty cổ phần. Có thể kể đến một số các dự án lớn mà Chi nhánh đã tài trợ vốn trong thời gian qua như dự án đầu tư máy móc thiết bị của Công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hòa Bình, dự án xây dựng trường Đại học Thành Tây giai đoạn 1, dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp của Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy, dự án taxi của Công ty CP TM&DV Hải Anh, dự án Khu đô thị Ngôi nhà mới của Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới, dự án thủy điện Văn Chấn của Công ty CP thủy điện Văn Chấn...

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng trung, dài hạncủa Chi nhánh theo ngành nghề năm 2010: Đơn vị tính: % ■ Dịch vụ ■ Bất động sản ■ Xây lắp

Nguồn: Báo cáo công tác tín dụngBIDVBa Đình năm 2010

Tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay theo dự án của Chi nhánh trong những năm gần đây đều đạt mức thấp, khoảng 2%, chủ yếu là các dự án nhỏ chậm trả gốc và/hoặc lãi đến hạn. Tỷ trọng nợ nhóm 2 (là nhóm nợ cần chú ý) chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, Chi nhánh chưa phát sinh nợ xấu trong hoạt động cho vay theo dự án trong thời gian vừa qua.Như vậy, nhìn chung chất lượng thẩm định là tốt.

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay theo dự án ở BIDVBa Đình

Chất lượng tín dụng được đảm bảo cho thấy Chi nhánh đã phát huy được thế mạnh kinh doanh truyền thống của BIDV được tích lũy qua nhiều năm là phục vụ đầu tư phát triển, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế của đất nước.

b. Thời gian và chi phí:

Hiện BIDV đã ban hành Tiêu chuẩn chất lượng trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng. Trong đó cam kết thực hiện đúng thời gian xét duyệt đã công bố cho từng sản phẩm kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết từ khách hàng theo quy định đến khi Quyết định cấp tín dụng được cấp có thẩm quyền của ngân hàng ký duyệt. Chi nhánh Ba Đình cũng đã ban hành tiêu chuẩn chất lượng trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng phù hợp với hướng dẫn của Hội sở chính và tình hình hoạt động của Chi nhánh.

Theo đó, trong hoạt độngthẩm định DAĐT, đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của Chi nhánh, thời gian xét duyệt tối đa là 22 ngày làm việc. Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của Hội sở chính (thường là những khoản vay có giá trị lớn, thời hạn dài hoặc thuộc những lĩnh vực đặc thù như bất động sản), thời gian xét duyệt tối đa là 49 ngày làm việc.Qua kết quả đo lường sự hài lòng của khách hàng trong hai năm 2009 và 2010, đa phần các khách hàng đều đánh giá thời gian xét duyệt vay vốn của Chi nhánh ở mức nhanh và bình thường. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy sự cố gắng của ngân hàng và các cán bộ thẩm định trong thời gian qua.

c. về phương pháp thẩm định:

Cán bộ thẩm định đã kết hợp nhiều phương pháp khi tiến hành thẩm định một dự án. Các dự án đều được thẩm định tổng quát trước khi đi vào thẩm định chi tiết, như vậy những dự án không đạt yêu cầu được loại bỏ sớm, giúp giảm được chi phí và cũng có thể sớm có kết quả trả lời khách hàng.

Phương pháp dự báo và so sánh cũng được sử dụng thường xuyên nên kết quả thẩm định các dự án cũng tương đối tốt. Có thể nói phương pháp thẩm định DAĐT mà Chi nhánh đang áp dụng là theo đúng quy định của BIDV, phù hợp với thực tế thẩm định DAĐT tại Việt Nam và có thể sử dụng thẩm định các loại DAĐT đều thích hợp.

d. Về nội dung thẩm định:

Trong nhiều dự án như dự án xây dựng trường Đại học Thành Tây giai đoạn 1, các nội dung thẩm định được thẩm định đầy đủ và khá chi tiết. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định đã điều chỉnh những chỉ tiêu tài chính như tổng mức đầu tư, dòng tiền,... cho phù hợp với thực tế dự án và đúng bản chất kinh tế chứ không hoàn toàn lệ thuộc vào cách tính toán của dự án do khách hàng gửi đến như ở dự án đầu tư xe taxi của Công ty TNHH thương mại Mạnh Nguyên.

e. về quy trình thẩm định:

Việc thẩm định được tuân thủ theo đúng quy trình thẩm định, mỗi dự án sau khi được các cán bộ thẩm định xong, đều được các cấp lãnh đạo trong Ngân hàng xét duyệt lại trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Qua kết quả các đợt tự kiểm tra tín dụng của Chi nhánh và của Hội sở chính, các khoản cấp tín dụng đều được phê duyệt đúng theo thẩm quyền phán quyết mà Chi nhánh và Hội sở chính đã ban hành.

Ngoài ra, có thể thấy công tác thẩm định tại Chi nhánh đã có sự thẩm định độc lập đối với tất cả các dự án giữa bộ phận QHKH và QLRR để hạn chế rủi ro.

2.2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân

a. Những tồn tại, hạn chế:

Chi nhánhđã đạt được nhiều kết quả tốt trong hoạt động cho vay theo dự án, dư nợ trung dài hạn tăng trưởng tốt, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng

dư nợ trung dài hạn đạt mức thấp. Tuy nhiên có thể thấy việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ nhóm 2 từ cho vay theo dự án luôn là cần thiết với Chi nhánh.Tổng dư nợ của 05 khách hàng vay dự án lớn nhất tại Chi nhánh đãchiếm 80% dư nợ cho vay theo dự án và tập trung vào một số ít lĩnh vực. Điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về danh mục khách hàng, rủi ro về lĩnh vực đầu tư cho Chi nhánh trong trường hợp một dự án gặp khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động. Ngoài ra, có thể nhận thấy một số dự án lớn mà Chi nhánh đang tài trợ vốn mới đang ở giai đoạn triển khai đầu tư, còn đang được ân hạn nên chưa thể khẳng định chắc chắn về chất lượng tín dụng của những khoản vay này trong tương lai.

Thời gian thẩm định đã được rút ngắn, các thủ tục hồ sơ đã được đơn giản hơn. Tuy nhiên, so với nhiều ngân hàng khác hiện cũng đang tập trung vào cho vay theo dự án thì 22 ngày chờ kết quả của khách hàng như hiện nay vẫn là dài và ngân hàng cần phải tiếp tục cố gắng hơn. BIDV cũng quy định cụ thể đối với một số trường hợp đặc thù Chi nhánh phải trình Hội sở chính như cho vay với nhóm khách hàng có liên quan, khách hàng có hệ số nợ lớn,... nên một số trường hợp khoản vay đơn giản, có giá trị nhỏ lại phải qua nhiều cấp phê duyệt dẫn dến kéo dài thời gian xét duyệt mà không thực sự đem lại nhiều hiệu quả trong giảm thiểu rủi ro.

Phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp phân tích tình huống chưa được áp dụng với tất cả các dự án (nhất là với những dự án nhỏ) dẫn đến nhiều rủi ro xảy ra do biến động của nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến dự án chưa được tính đến và chưa có biện pháp hạn chế rủi ro.Phương pháp so sánh áp dụng trong phân tích các chỉ tiêu tài chính mới chỉ dừng ở so sánh giữa các năm, giữa một số dự án đã thẩm định mà ít có so sánh với trung bình ngành. Phương pháp dự báo cũng mới chỉ được áp dụng với một số dự án thuộc các lĩnh vực như bất động sản, điện,... là những lĩnh vực mà BIDV đã tham gia tài

trợ nhiều nên tập hợp được nhiều thông tin liên quan đến việc dự báo biến động trong tương lai.

Về nội dung thẩm định:

- Nội dung thẩm định thị trường của dự án cũng chưa được quan tâm đúng mức, việc đánh giá về cung cầu sản phẩm trên thị trường, về đối thủ cạnh tranh với sản phẩm của dự án chưa sâu, các dự báo về cung cầu sản phẩm trong tương lai cũng hạn chế (như trong phần thẩm định thị trường của dự án đầu tư taxi của Công ty CP TM&DV Hải Anh,...).

- Thẩm định kỹ thuật ở các dự án cũng chưa thật tốt. Đây có lẽ là mặt yếu nhất của ngân hàng, bởi các cán bộ thẩm định của Chi nhánh đều học từ các trường thuộc khối kinh tế như Kinh tế quốc dân, Học viên Ngân hàng, Học viện tài chính, ... Hiện tại các thông số về máy móc thiết bị của dự án phần lớn dựa vào báo cáo khả thi của khách hàng như ở dự án đầu tư thiết bị y

tế của Công ty CP y tế Thành Công, dự án đầu tư dây chuyền kem giải khát của Công ty CP kem Hùng Linh.

- Trong thẩm định phương diện tài chính, ở nhiều dự án, cán bộ thẩm định chưa tính đến chỉ tiêu DSCR là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án tính nhu cầu vốn lưu động. Việc xây dựng Lịch đầu tư dự án cũng chưa được chi tiết tại thời điểm thẩm định mà thường lập kế hoạch từng năm.

Nguồn trả nợ của khách hàng thường tính bằng toàn bộ lợi nhuận sau thuế mà

không để lại một phần cho doanh nghiệp tái đầu tư. Một số dự án chưa tính đến giá trị thu hồi tài sản cố định vào luồng tiền hoạt động (như dự ánđầu tư máy móc thiết bị của Công ty TNHH Chung Anh, Công ty TNHH Ngọc Thảo

- Thẩm định về phương diện kinh tế - xã hội cũng ít được quan tâm nên không đánh giá hết được tác động của dự án đến địa phương và môi trường xung quanh.

b. Nguyên nhân:

Các cán bộ thẩm định ở Chi nhánh phần lớn đều được đào tạo chính quy từ các trường thuộc khối kinh tế có uy tín, năng động và hiểu biết. Tuy nhiên, mặt bằng chung họ còn rất trẻ, trung bình mới có khoảng 2 - 3 năm làm việc vì vậy còn ít kinh nghiệm, những kiến thức về nghiệp vụ thẩm định cũng chưa sâu và chưa toàn diện.Mặt khác, họ cũng ít được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ dẫn đến việc thẩm định còn sơ sài, không phân tích được tài chính của dự án một cách bài bản, khoa học, thẩm định kỹ thuật kém nhất là khi phải thẩm định những dự án lớn.

Hệ thống thông tin được sử dụng trong thẩm định còn chưa hoàn chỉnh. Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên về thu thập thông tin để thu thập các thông tin về chính sách phát triển, quy hoạch của vùng, ngành, các thông tin về khách hàng, về sản phẩm, về máy móc thiết bị công nghệ. Hội sở chính cũng ít trao đổi về những nguồn thông tin này cho Chi nhánh dẫn đến việc thẩm định thị trường và thẩm định kỹ thuật của dự án còn chưa chi tiết, chưa đầy đủ và nhiều khi chưa chính xác. Chi nhánh chưa áp dụng triệt để việc phân tích xử lý các thông tin thu thập từ phỏng vấn khách hàng và còn ít chủ động trong việc đánh giá lại các dự án đang thực hiện làm tài liệu tham khảo cho thẩm định những dự án sau. Thông thường việc thu thập thông tin thường chỉ phát sinh ở một dự án nào đó cần được thẩm định.

Các quy định về thẩm định của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định. Như ở trên đã trình bày, BIDV có quy định đối với một số trường hợp đặc thù Chi nhánh phải trình Hội sở chính, những quy định này thường nằm trong nhiều quy định riêng lẻ, vì vậy gây khó khăn cho cán bộ

trong việc xem xét thẩm quyền phán quyết của khoản vay để áp dụng quy trình tín dụng phù hợp.Ngân hàng cũng chưa có quy định bắt buộc trong việc sử dụng phương pháp phân tích tình huống trong phân tích rủi ro của dự án, chưa có quy định bắt buộc về hệ số chiết khấu sử dụng trong quá trình phân tích, tính thời gian hoàn vốn chiết khấu.

Chức năng của bộ phận QHKH hiện nay ngoài việc tìm kiếm, tiếp thị khách hàng về tất cả các sản phẩm, dịch vụ của BIDV còn phải kiêm luôn chức năng thẩm định tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm, theo dõi và quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Với dư nợ bình quân trên 40 tỷ đồng/cán bộ tín dụng (chưa tính dư nợ ngắn hạn) và với những công việc phải làm như trên, có thể đánh giá khối lượng công việc phải làm là khá lớn đối với mỗi cán bộ tín dụng, cán bộ có thể bị phân tâm bởi những công việc khác, từ đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Bộ phận QLRR tại Chi nhánh cũng tham gia vào công tác thẩm định độc lập lại đề xuất cho vay dự án của bộ phận QHKH. Tuy nhiên việc không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sẽ hạn chế những quan sát thực tiễn và nhận định trực quan của cán bộ QLRR, vì vậy cũng ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tái thẩm định.

Trang thiết bị công nghệ phục vụ cho quá trình thẩm định cũng chưa thật tốt. Hiện tại ở Chi nhánh, những phần tính toán trong thẩm định dự án chủ yếu được xử lý bằng phần mềm Excel mà chưa có những phần mềm chuyên nghiệp. Ngoài ra, việc truy cập vào mạng internet để tìm kiếm thông tin còn bị hạn chế (do để bảo mật hệ thống) cũng ảnh hưởng đến việc thu thập thông tin của cán bộ.

Ngân hàng cũng chưa chú trọng nhiều đến công tác kiểm tra sau khi cho

Một phần của tài liệu 0844 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w