Tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn sau:
3.2.2.1. Thông tin trong hồ sơ
Đây là những thông tin cần thiết cơ bản nhất về doanh nghiệp mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng khi đến xin vay vốn. Tuy vậy, đây cũng là những cơ sở đầu tiên để cán bộ thẩm định tiến hành xem xét về doanh nghiệp, trong đó có các giấy tờ chứng minh về năng lực pháp lý của khách hàng, các tài liệu tài chính, các tài liệu thuyết minh về kế hoạch xin vay vốn và tài sản đảm bảo. Do đó, khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, các cán bộ ngân hàng cần yêu cầu khách hàng nộp đầy đủ các giấy tờ cần thiết, đối với các dự án phức tạp, có quy mô lớn thì yêu cầu này là rất cần thiết.
3.2.2.2. Thông tin từ phỏng vấn trực tiếp khách hàng
Chỉ các thông tin trong hồ sơ thôi thì cũng chưa đủ để cán bộ thẩm định có cái nhìn cụ thể về dự án. Do đó, các cán bộ thẩm định cần gặp gỡ trực tiếp với khách hàng để tìm hiểu thêm về các thông tin có liên quan nhưng chưa được thể hiện trong hồ sơ. Trong quá trình tiếp xúc, cán bộ ngân hàng cần:
- Xem xét thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp trong các quan hệ tín dụng trước đó, tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay...
- Xem xét về quan điểm của ban lãnh đạo doanh nghiệp về các khoản nợ của doanh nghiệp và nguồn trả nợ.
- Kiểm tra lại mục đích sử dụng vốn có đúng như trong dự án trình bày không.
- Quan sát thái độ, cách trả lời các câu hỏi của khách hàng, phát hiện những mâu thuẫn giữa câu trả lời của khách hàng với những gì đã nêu trong hồ sơ để biết thêm về tính cách, sự trung thực của họ.
Thông tin từ nguồn này có độ chính xác cao và không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên để thông tin có chất lượng cao, cán bộ thẩm định cần:
- Chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung phỏng vấn.
- Nghiên cứu kỹ các vấn đề có liên quan đến dự án và khách hàng trước khi phỏng vấn.
- Về câu hỏi phỏng vấn, không nên chỉ là những câu hỏi đúng sai về dự án, về các vấn đề liên quan mà cần đặt ra những câu hỏi mở và cả những câu hỏi ngoài lề để nội dung phỏng vấn không bị khô cứng mà thông tin thu được
lại phong phú và sát thực hơn.
- Luôn duy trì bầu không khí thoải mái, gần gũi để khách hàng cảm thấy tự tin khi trả lời các câu hỏi và có thể bộc lộ những vấn đề cần được ngân hàng giúp đỡ.
3.2.2.3. Thông tin từ thực tế cơ sở sản xuất
Ngân hàng cần tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đi xem xét thực tế cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định sẽ xem xét về thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, về số lượng và chất lượng lao động, về mối quan hệ giữa người lao động với ban lãnh đạo doanh nghiệp, về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, xem xét các sổ sách kế toán...
Cùng với các thông tin thu thập được từ phỏng vấn trực tiếp khách hàng, đây cũng sẽ là nguồn thông tin rất cần thiết để xem xét về dự án.
3.2.2.4. Thông tin bên ngoài
Hiện tại nguồn thông tin bên ngoài được cán bộ thẩm định sử dụng là các thông tin từ phương tiện đại chúng, Internet, từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin, Trung tâm thông tin tín dụng, các cơ quan Nhà nước, từ bạn hàng và các ngân hàng khác có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Với nguồn thông tin này ngân hàng và cán bộ thẩm định cần:
- Khai thác triệt để nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng và các thông tin từ các cơ quan Nhà nước như bộ chủ quản, cơ quan thuế, Bộ kế
hoạch và đầu tư,... để nắm rõ về doanh nghiệp, về chủ trương, chính sách, quy
hoạch phát triển của Nhà nước và địa phương,
- Thường xuyên cập nhật thông tin từ các phương tiện đại chúng như báo đài tạp chí,... để có cái nhìn khái quát về môi trường kinh doanh của khách hàng. Đặc biệt chú ý đến việc khai thác thông tin từ mạng Internet, bởi
đây là mạng thông tin tổng hợp về nhiều lĩnh vực khác nhau như thông tin thị
trường, kinh tế, xã hội, kỹ thuật,... và hiện nay cũng có rất nhiều doanh nghiệp mở trang thông tin riêng giới thiệu về doanh nghiệp mình nên đây cũng là nguồn thông tin cán bộ thẩm định cần tham khảo.
- Tìm hiểu doanh nghiệp qua bạn hàng, các nhà cung cấp của doanh nghiệp và từ các ngân hàng khác có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp để có
thêm thông tin về uy tín, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các thông tin về sản phẩm như chất lượng, giá bán, khả năng cạnh tranh, tình hình tiêu thụ,.
3.2.2.5. Thông tin trong nội bộ ngân hàng
Đây là các thông tin về quan hệ tiền gửi, thanh toán của doanh nghiệp, các bạn hàng của doanh nghiệp, các thông tin về các lần vay trước, lịch sử quá hạn, bảo đảm tiền vay,... Đây là những thông tin dễ thu thập, có độ chính xác cao và rất cụ thể về tình hình của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định cần triệt để khai thác. Ví dụ như để đánh giá doanh thu thực hiện trong kỳ của khách hàng, có thể xem xét các phát sinh có vào tài khoản của doanh nghiệp trong kỳ đó.Qua đây cũng có thể đánh giá mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng: đã hợp tác toàn diện chưa, có thiện chí trong việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng như chuyển doanh thu, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hay không.
Tăng cường trao đổi giữa các Chi nhánh trong hệ thống để tìm hiểu thông tin, kinh nghiệm quản lý đối với một dự án tương tự đang vay tại một Chi nhánh khác trong hệ thống hoặc một khách hàng có thể đã từng quan hệ ở một Chi nhánh khác trước khi thiết lập quan hệ với Chi nhánh mình.
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ
3.2.3.1. Các quy định về thẩm định
a. Quy trình thẩm định:
Hiện nay, BIDV ban hành Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành. Theo đó, căn cứ theo quy mô dư nợ của Chi nhánh, chất lượng hoạt động tín dụng, năng lực điều hành tại Chi nhánh, ... Hội sở chính quy định cụ thể với những dự án vay bao nhiêu tiền, của nhóm khách nào thì thuộc thẩm quyền phán quyết của ai, của hội đồng nào. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, Hội sở chính cũng có quy định cụ thể đối với một số trường hợp đặc thù phải trình Hội sở chính xem xét. Những quy định đó thường nằm riêng lẻ, không thuộc quy định Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành. Điều này gây khó khăn cho cán bộ trong
quá trình thực hiện do phải đối chiếu với quá nhiều văn bản. Vì vậy, Chi nhánh cần có hướng dẫn cụ thể và thường xuyên cập nhật văn bản mới để cán bộ thực hiện. Hội sở chính cũng cần quan tâm đến vấn đề này, tránh việc phân cấp quá dàn trải.
b. Phương pháp thẩm định:
Ngân hàng đang sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình thẩm định, tuy nhiên còn ít áp dụng phương pháp phân tích tình huống trong việc đánh giá rủi ro. Hiện tại phân tích rủi ro thường chỉ sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, tức là mới chỉ dừng lại ở sự phân tích biến động của từng yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, như vậy đánh giá mức rủi ro của dự án là chưa đầy đủ và chính xác. Đối với các dự án lớn cần thiết phải áp dụng phương pháp phân tích tình huống để đánh giá được đầy đủ về mức an toàn của dự án. Phương pháp so sánh cũng cần áp dụng nhiều hơn trên cơ sở tập hợp được các số liệu về trung bình ngành, ... Hội sở chính cần phát huy vai trò của mình trong việc tổng hợp số liệu về tình hình thị trường, số liệu trung bình ngành,.
c. Nội dung thẩm định:
- Kết hợp với các cơ quan có chuyên môn trong việc đánh giá mức độ hiện đại và phù hợp của công nghệ, thiết bị.
Các cán bộ thẩm định của ngân hàng gần như 100% được đào tạo từ các trường thuộc khối kinh tế, vì vậy kiến thức về máy móc thiết bị rất hạn chế, nhất là với những thiết bị nhập ngoại, giá trị lớn. Để đánh giá được những thiết bị này cần những chuyên gia có kinh nghiệm, do đó ngân hàng nên phối hợp và thuê các chuyên gia về lĩnh vực này để hỗ trợ thẩm định, chứ không nên chỉ dựa vào dự án của khách hàng. Ngân hàng cũng có thể mời một số chuyên gia tham gia cộng tác, khi có những dự án phức tạp, cần sự thẩm định
về mặt công nghệ kỹ càng, cán bộ thẩm định có thể phối hợp với các chuyên gia này, như vậy chất lượng thẩm định sẽ được đảm bảo hơn.
-Về nội dung thẩm định tài chính của dự án:
+ Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu tài chính chuẩn để cán bộ thẩm định căn cứ vào đó tiến hành phân tích. Có thể chia thành 5 nhóm như sau: Dự án đầu tư máy móc, thiết bị trong xây dựng; dự án đầu tư sản xuất công nghiệp; dự án đầu tư kinh doanh, thương mại - dịch vụ; dự án đầu tư bất động sản và các dự án khác.Việc vận dụng các chỉ tiêu này cần đúng và đủ, song quan trọng hơn là cán bộ thẩm định phải đưa ra được những đánh giá, kết luận từ các chỉ tiêu đó và lựa chọn tiêu chuẩn chấp nhận dự án một cách chính xác, phù hợp với từng loại ngành nghề, đôi khi có sự ưu tiên về một khía cạnh nào đó của dự án.
+ Tính toán chỉ tiêu DSCR là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án.
+ Xây dựng Lịch đầu tư dự án chi tiết từng quý, từng năm.
+ Lưu ý tính giá trị thu hồi tài sản cố định vào luồng tiền hoạt động trước thuế.
+ Quy định tỷ lệ chiết khấu cho dự án bằng chi phí vốn bình quân gia quyền.
3.2.3.2. Cải tiến công tác tổ chức thẩm định DAĐT
Hiện nay việc thẩm định dự án tại Chi nhánh được thẩm định lần đầu tại phòng QHKH và tái thẩm định tại phòng QLRR. Tuy nhiên, việc cán bộ QLRR không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sẽ hạn chế những quan sát thực tiễn và nhận định trực quan của cán bộ thẩm định về khách hàng và dự án. Ở mô hình tổ chức công tác thẩm định như hiện nay tại Chi nhánh, cán bộ QLRR chỉ đánh giá dựa trên hồ sơ do khách hàng cung cấp, vì vậy khó tránh khỏi chủ quan, giấy tờ, không sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Khi đó có thể nảy sinh những nhận định ngược chiều về dự án giữa cán bộ QLRR
và cán bộ QHKH do việc không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do đó, cán bộ QLRR cần được tăng cường đào tạo về phân tích, đánh giá hồ sơ khách hàng và cần được đi thực tế dự án, khách hàng cùng với cán bộ QHKH để có cái nhìn toàn diện về dự án, khách hàng.
Ngoài ra, như đã trình bày ở trên, khối lượng công việc của mỗi cán bộ QHKH là khá lớn. Vì vậy, cần bổ sung nhân lực cho bộ phận QHKH.
3.2.3.3. Đổi mới trang thiết bị và công nghệ phục vụ việc thẩm định
Các trang thiết bị và công nghệ phục vụ cho hoạt động thẩm định cũng ảnh hưởng nhiều đến việc thẩm định dự án, vì vậy ngân hàng cần quan tâm đến việc này và có thể áp dụng một số giải pháp như:
- Tăng cường xây dựng và ứng dụng các chương trình phần mềm như phần mềm tính toán theo các tiêu chuẩn thẩm định, các chỉ tiêu tài chính phức
tạp, mẫu biểu tính toán,... để giảm sai sót trong quá trình tính toán, tiết kiệm thời gian thẩm định.
- Tăng cường sử dụng các phần mềm dự báo về rủi ro để đánh giá đúng mức rủi ro của dự án.
- Tăng cường sử dụng các chương trình hỗ trợ quản lý thông tin. Thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định mỗi dự án là rất nhiều và đa dạng.
Những thông tin đó không chỉ giúp ích cho việc thẩm định mỗi dự án đó mà còn có thể sử dụng cho những dự án khác.
- Tạo cổng thông tin để cán bộ thẩm định có thể tra cứu các văn bản pháp luật, các quy hoạch chung của vùng, ngành tiện lợi.
3.2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra tín dụng khách hàng:
Hiện tại việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay, kiểm tra định kỳ thực tế của doanh nghiệp còn thực hiện chưa được tốt. Một phần là bởi khối lượng công việc của từng cán bộ QHKH là khá lớn. Đây có thể là nguyên nhân dẫn
đến hiệu quả của đồng vốn, ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Hoặc trong quá trình triển khai dự án, có những biến động ngoài dự báo xảy ra mà nếu không đi kiểm tra, cán bộ QHKH không thể nắm được. Do đó, ngân hàng cần kiểm tra định kỳ các khoản vay theo dự án, các khoản giải ngân cần được kiểm tra cả trong quá trình thi công dự án lẫn khi hoàn thành đi vào khai thác. Có thể kết hợp phương thức kiểm tra định kỳ với phương thức kiểm tra đột xuất nếu thấy cần thiết.
Ngoài ra, cũng cần thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện các cam kết của khách hàng như về việc chuyển doanh thu, sử dụng dịch vụ ngân hàng, bổ sung tài sản bảo đảm,... Qua đó, cán bộ tín dụng có thể đánh giá được thiện chí của khách hàng trong quan hệ vay vốn, nắm được thêm về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và lường trước được những rủi ro nếu có.
3.2.3.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàng:
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ có vai trò rất quan trọng, giúp hỗ trợ cho các cán bộ thẩm định hoàn thiện hồ sơ tốt hơn, phát hiện ra những điểm mà hồ sơ chưa đáp ứng đầy đủ, từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tài trợ cho ngân hàng. Hiện nay, việc kiểm tra thường được tiến hành theo kế hoạch của Hội sở chính từ đầu mỗi năm, dưới hình thức Chi nhánh tự kiểm tra và gửi kết quả về Hội sở chính và do phòng QLRR là bộ phận đầu mối. Thành phần đoàn kiểm tra thường là chính những cán bộ QHKH, QLRR tiến hành kiểm tra chéo. Tuy nhiên trong thời gian kiểm tra, các cán bộ này vẫn phải thực hiện các công tác thường nhật khác, do đó không thể hoàn toàn tập trung vào việc kiểm tra, từ đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra.
Vì vậy, Chi nhánh có thể bố trí kiểm tra 2 lần/năm vào thời điểm phù hợp, trong thời gian kiểm tra thì tạo điều kiện cho cán bộ tham gia kiểm tra trong công tác thường nhật để tập trung hoàn toàn vào việc kiểm tra.
3.2.3.6. Đa dạng hóa danh mục khách hàng và lĩnh vực cho vay:
Hiện nay, dư nợ cho vay theo dự án của Chi nhánh tập trung vào một số ít khách hàng và một số ít lĩnh vực cho vay. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro về danh mục nhất là trong điều kiện quy mô của Chi nhánh vẫn còn nhỏ. Vì vậy, Chi nhánh cần đa dạng hóa đối tượng khách hàng và đa dạng hóa lĩnh vực cho vay. Ví dụ như phát triển quan hệ tín dụng với các khách hàng vay vốn đầu tư dự án sản xuất phục vụ xuất khẩu, đây là những khách hàng sẽ mang lại