CHI NHÁNH BA ĐÌNH
3.1. Mục tiêu, định hướng của hoạt động kinh doanh tín dụng củaNgân Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn tới 3.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển chung
3.1.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu hoạt động kinh doanh tín dụng của BIDV trong thời gian tới là: - Tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng để phục vụ nhu cầu phát triển
của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước theo từng thời kỳ;
- Duy trì danh mục tài sản có sinh lời chất lượng cao, hướng tới xây dựng cơ cấu tài sản có phù hợp với thông lệ của một ngân hàng thương mại hiện đại (tài sản có sinh lời, mức sinh lời/tổng tài sản; cơ cấu theo loại tiền, theo thời gian, theo ngành nghề, theo lĩnh vực, vùng miền, theo hình thức sở hữu, quản lý, quy mô khách hàng);
- Gia tăng các biện pháp đảm bảo gắn với việc chủ động kiểm soát và hạ thấp tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2, nợ cơ cấu, lãi treo;
- Vận hành thông suốt mô hình tổ chức, áp dụng có hiệu lực, hiệu quả chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro, các công cụ quản lý điều hành,
nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng, tăng năng lực tài chính và đảm bảo mức doanh lợi ngân hàng theo kế hoạch phát triển thể chế.
3.1.1.2. Định hướng
trưởng kinh tế góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô của đất nước.
- Gắn với quá trình chuyển đổi cổ phần hoá và xây dựng BIDV trở thành ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu về quy mô, thị phần, chất lượng trong giai đoạn 2009-2012.
- Đáp ứng đầy đủ đồng bộ các tiêu chuẩn thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng đến năm 2012.
- Nâng cao sức cạnh tranh trên các bình diện: Thị trường, thị phần, sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng gắn với cơ cấu tín dụng,
khách hàng, nguồn thu.
- Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng bán lẻ, duy trì vị trí hàng đầu về quy mô, thị phần bán lẻ trên thị trường.
- Tăng cường các biện pháp đẩy mạnh huy động vốnđápứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng.
- Tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, quản trị điều hành, mô hình tổ chức,
cơ chế, quy trình nghiệp vụ nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng
và nâng cao chất lượng tín dụng.
3.1.2. Định hướng đối với hoạt động cho vay theo dự án
- Các ngành nghề, lĩnh vực BIDV tiếp tục gia tăng thị phần:
+ Tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng như cảng biển, cầu đường, sân bay, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
+ Gia tăng tỷ trọng cho vay các ngành kinh tế trọng điểm, có nhu cầu vốn lớn như: điện, xi măng, thép, khai khoáng.
+ Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như: hệ thống phơi, sấy kho trữ nông sản, lương thực, cà phê; hệ thống bán lẻ...
+ Đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ.
- Các lĩnh vực cần kiểm soát rủi ro: Công nghiệp đóng tàu, bất động sản, xây lắp.
Phấn đấu duy trì tỷ lệ dư nợ vay theo dự án chiếm từ 28 - 30% tổng dư nợ của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấuchiếm dưới 2,8% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ nhóm 2 chiếm dưới 12% tổng dư nợ.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tạiNgânhàng hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Từ những mục tiêu trên, có thể thấy BIDV rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Là một Chi nhánh mới, nhưng Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng nhất trí cao về quan điểm phải không ngừng phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án bởi đây vẫn là hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh trong thời gian tới. Thông qua tìm hiểu thực tế những khó khăn vướng mắc đã làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định, có thể đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định:
- Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ thẩm định
- Nhóm giải pháp về thu thập và xử lý thông tin trong thẩm định - Nhóm giải pháp hỗ trợ
3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng và chuyên môn hoá độingũ ngũ
cán bộ thẩm định dự án
Giải pháp về nhân sự luôn là giải pháp mang tính quyết định, trong môi trường kinh doanh mang tính hội nhập và cạnh tranh cao như hiện nay, một
lên hàng đầu. Đặc biệt trong hoạt động thẩm định, các cán bộ thẩm định lại là người đóng vai trò rất quan trọng trong việc đề xuất ý kiến cho các cấp lãnh đạo ngân hàng về việc ra quyết định đối với dự án. Do đó, việc có được một đội ngũ thẩm định viên chất lượng cao là rất cần thiết.
Để có được đội ngũ cán bộ thẩm định tốt, ngân hàng cần có những giải pháp tích cực từ khâu lựa chọn cán bộ cho đến khâu phân công công việc và đào tạo lại về nghiệp vụ.
3.2.1.1. Tuyển chọn những người có năng lực chuyên môn tốt cho vị trí cán bộ thẩm định
Hiện nay, nguồn nhân lực cung cấp cho lĩnh vực ngân hàng cũng khá lớn, đó là các sinh viên ở các trường Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Tài chính, Đại học Ngoại thương,... Tuy nhiên để chọn được những người có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt cũng không hề đơn giản. Vì vậy, khi chọn lựa cán bộ thẩm định nên dựa trên một số tiêu chí như:
- Được đào tạo cơ bản và chính quy ở những trường đại học có uy tín, chuyên ngành kinh tế đầu tư, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh. Qua thực tế cho thấy, những sinh viên được đào tạo cơ bản từ những ngành này có
nền tảng kiến thức cơ bản về dự án và tài chính tốt hơn, việc đào tạo lại cũng dễ dàng và thuận tiện hơn những sinh viên được đào tạo từ các ngành khác. - Có tư duy năng động, tích cực theo dõi diễn biến thị trường kinh tế xã
hội trong và ngoài nước để nắm được môi trường kinh doanh của cả doanh nghiệp vay vốn lẫn ngân hàng, để có những nhận định tốt phục vụ cho việc thẩm định.
- Có đạo đức tốt và lối sống tích cực. Hoạt động kinh doanh tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro nghề nghiệp, vì vậy đây cũng là một tiêu chí cần thiết trong quá trình lựa chọn cán bộ.
- Có kiến thức về pháp luật, đây là một điều kiện quan trọng đối với cán bộ làm thẩm định. Hoạt động thẩm định liên quan đến nhiều ngành nghề lĩnh vực nên những hiểu biết về pháp luật là rất cần thiết.
3.2.1.2. Phân công công việc một cách khoa học
Lựa chọn được cán bộ đã khó, tuy nhiên phải biết bố trí công việc cho họ một cách khoa học còn quan trọng hơn, ngân hàng cần phải chú ý những điểm sau:
- Trong quá trình công tác, các cán bộ quản lý nên chú ý đến năng lực, sở trường của từng cán bộ thẩm định để linh hoạt phân công công việc phù hợp cho họ, tránh việc sắp xếp một cách máy móc, cứng nhắc.
- Bố trí một cán bộ phối hợp quản lý với cán bộ quản lý chính, để trường hợp cán bộ quản lý chính không có mặt thì có cán bộ đã biết về dự án có thể xử lý hồ sơ kịp thời.
- Những cán bộ mới vào ngân hàng cần được phân công một hoặc hai cán bộ đã có kinh nghiệm và chắc về nghiệp vụ ngân hàng hướng dẫn về quy
trình nghiệp vụ và các vấn đề có liên quan.
- Với những cán bộ đã được tuyển vào vị trí thẩm định nhưng sau một thời gian không đáp ứng được yêu cầu công việc thì nên bố trí họ s ang làm việc ở những lĩnh vực khác phù hợp hơn.
- Xây dựng cơ chế luân chuyển cán bộ để tránh sự trì trệ và đề phòng phát sinh các mối quan hệ không lành mạnh với khách hàng.
- Cơ cấu cán bộ phải đảm bảo sự hợp lý về độ tuổi, kết hợp sự năng động và nhạy cảm của cán bộ trẻ với kinh nghiệm của cán bộ cũ.
- Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kế cận để có kế hoạch theo dõi, bồi dưỡng nhằm tạo nguồn cán bộ, đảm bảo sự liên tục và kế thừa.
3.2.1.3. Tiến hành đào tạo lại cán bộ thẩm định một cách liên tục
Thẩm định dự án là công việc đòi hỏi người cán bộ ngoài nắm vững nghiệp vụ chuyên môn còn phải có những kiến thức rất tổng hợp, hơn nữa, cán bộ được Chi nhánh tuyển chọn chủ yếu chỉ được đào tạo về kinh tế nói chung, ít được đào tạo chuyên sâu về kinh tế đầu tư. Do vậy việc đào tạo lại là rất cần thiết, và việc đào tạo lại cần theo hướng sau:
- Chi nhánh kết hợp với Trung tâm đào tạo hoặc các ban của Hội sở chính tổ chức các lớp chuyên sâu về thẩm định dự án rồi đề cử cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ. Ngoài ra, có thể phối hợp hoặc cử cán bộ tham gia các khoá hội thảo của Hiệp hội Ngân hàng tổ chức về hoạt động thẩm định dự án.
- Cũng cần cho cán bộ đi học các khoá ngắn hạn về luật doanh nghiệp, luật đất đai, luật dân sự,... các khoá học nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học. Đây sẽ là những kiến thức bổ trợ rất cần thiết cho công việc của cán bộ thẩm định.
- Thường xuyên tổ chức trao đổi, thảo luận nghiệp vụ tại Chi nhánh về văn bản quy định mới, quy trình nghiệp vụ,... bám sát với công việc để vừa cập nhật những thông tin mới cho cán bộ vừa tạo ra sự hứng thú, hăng say trong tự nghiên cứu.
3.2.1.4. Tổ chức tốt hơn các cuộc thi cán bộ QHKH giỏi hàng năm để khuyến khích tinh thần ham học hỏi của cán bộ thẩm định
Từ năm 2009, Chi nhánh đã tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ QHKH cho cán bộ quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và quản trị tín dụng. Một năm tổ chức 1 - 2 lần, chủ yếu thi dưới hình thức trắc nghiệm và có câu hỏi tự luận. Tuy nhiên chất lượng đề thi của cuộc thi này chưa cao, nội dung còn nghèo nàn và trùng lắp qua các lần tổ chức. Trong tương lai, Chi nhánh vẫn nên tiếp tục tổ chức cuộc thi này, nhưng cần thêm các nội dung và tình huống cụ thể hoặc cải tiến hình thức thi cử.
3.2.1.5. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ thẩm định
Chính sách đãi ngộ bao gồm các điều kiện về làm việc và đảm bảo thu nhập ổn định cho nhân viên.
- Về điều kiện làm việc, do đặc thù công việc phức tạp, cán bộ thẩm định hay phải đi lại nhiều nên ngân hàng cần có các chính sách hỗ trợ về mặt phương tiện, và chi phí để tạo điều kiện cho cán bộ.
Chi nhánh cũng nên bố trí thêm nhiều máy tính kết nối internet để cán bộ thẩm định có thể tra cứu những văn bản pháp luật hoặc thông tin thị trường bất cứ lúc nào.
- Những năm gần đây, có thể thấy chính sách tiền lương, thưởng của BIDV và của Chi nhánh chưa khuyến khích được sự hăng say lao động đối với cán bộ thẩm định. Trong thời gian tới, ngân hàng nên tiếp tục tiến hành cải cách theo hướng:
+ Nên áp dụng khung lương cho những cán bộ thẩm định cao hơn các lĩnh vực khác, những lĩnh vực mang tính gián tiếp, hoặc tạo ra doanh thu ít hơn cho ngân hàng, do công việc của cán bộ thẩm định áp lực cao, vất vả và nhiều rủi ro.
+ Xây dựng kế hoạch công việc cụ thể đến từng cá nhân một cách khoa học để đến cuối năm làm căn cứ xét thưởng, đây sẽ là căn cứ chính xác, tránh tình trạng người làm việc tốt hơn lại không được đánh giá đúng năng lực và cống hiến.
+ Thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt, vừa xét tăng lương theo định kỳ, vừa tăng trước hạn cho những cán bộ thẩm định hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
+ Ngân hàng cũng nên công khai các hình thức kỷ luật đối với những cán bộ thẩm định không hoàn thành tốt công việc để tạo sự công bằng và minh bạch giữa người làm tốt và người làm không tốt.
Hiện nay, có xu hướng là nhiều nhân viên thường xuyên thay đổi chỗ làm, trong đó có các nhân viên ngân hàng. Các chính sách về đãi ngộ tốt sẽ là biện pháp hữu ích để giữ chân những nhân viên giỏi cho Chi nhánh, nhất là những cán bộ thẩm định bởi việc đào tạo một cán bộ thẩm định giỏi là không dễ dàng và nhanh chóng.
3.2.2. Nhóm giải pháp về thu thập và xử lý thông tin trong thẩm định
Tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn sau:
3.2.2.1. Thông tin trong hồ sơ
Đây là những thông tin cần thiết cơ bản nhất về doanh nghiệp mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng khi đến xin vay vốn. Tuy vậy, đây cũng là những cơ sở đầu tiên để cán bộ thẩm định tiến hành xem xét về doanh nghiệp, trong đó có các giấy tờ chứng minh về năng lực pháp lý của khách hàng, các tài liệu tài chính, các tài liệu thuyết minh về kế hoạch xin vay vốn và tài sản đảm bảo. Do đó, khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, các cán bộ ngân hàng cần yêu cầu khách hàng nộp đầy đủ các giấy tờ cần thiết, đối với các dự án phức tạp, có quy mô lớn thì yêu cầu này là rất cần thiết.
3.2.2.2. Thông tin từ phỏng vấn trực tiếp khách hàng
Chỉ các thông tin trong hồ sơ thôi thì cũng chưa đủ để cán bộ thẩm định có cái nhìn cụ thể về dự án. Do đó, các cán bộ thẩm định cần gặp gỡ trực tiếp với khách hàng để tìm hiểu thêm về các thông tin có liên quan nhưng chưa được thể hiện trong hồ sơ. Trong quá trình tiếp xúc, cán bộ ngân hàng cần:
- Xem xét thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp trong các quan hệ tín dụng trước đó, tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay...
- Xem xét về quan điểm của ban lãnh đạo doanh nghiệp về các khoản nợ của doanh nghiệp và nguồn trả nợ.
- Kiểm tra lại mục đích sử dụng vốn có đúng như trong dự án trình bày không.
- Quan sát thái độ, cách trả lời các câu hỏi của khách hàng, phát hiện những mâu thuẫn giữa câu trả lời của khách hàng với những gì đã nêu trong hồ sơ để biết thêm về tính cách, sự trung thực của họ.
Thông tin từ nguồn này có độ chính xác cao và không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên để thông tin có chất lượng cao, cán bộ thẩm định cần:
- Chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung phỏng vấn.
- Nghiên cứu kỹ các vấn đề có liên quan đến dự án và khách hàng trước khi phỏng vấn.
- Về câu hỏi phỏng vấn, không nên chỉ là những câu hỏi đúng sai về dự án, về các vấn đề liên quan mà cần đặt ra những câu hỏi mở và cả những câu hỏi ngoài lề để nội dung phỏng vấn không bị khô cứng mà thông tin thu được
lại phong phú và sát thực hơn.
- Luôn duy trì bầu không khí thoải mái, gần gũi để khách hàng cảm thấy