Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng và chuyên môn hoá độ

Một phần của tài liệu 0844 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 72 - 77)

bộ thẩm định

- Nhóm giải pháp về thu thập và xử lý thông tin trong thẩm định - Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng và chuyên môn hoá độingũ ngũ

cán bộ thẩm định dự án

Giải pháp về nhân sự luôn là giải pháp mang tính quyết định, trong môi trường kinh doanh mang tính hội nhập và cạnh tranh cao như hiện nay, một

lên hàng đầu. Đặc biệt trong hoạt động thẩm định, các cán bộ thẩm định lại là người đóng vai trò rất quan trọng trong việc đề xuất ý kiến cho các cấp lãnh đạo ngân hàng về việc ra quyết định đối với dự án. Do đó, việc có được một đội ngũ thẩm định viên chất lượng cao là rất cần thiết.

Để có được đội ngũ cán bộ thẩm định tốt, ngân hàng cần có những giải pháp tích cực từ khâu lựa chọn cán bộ cho đến khâu phân công công việc và đào tạo lại về nghiệp vụ.

3.2.1.1. Tuyển chọn những người có năng lực chuyên môn tốt cho vị trí cán bộ thẩm định

Hiện nay, nguồn nhân lực cung cấp cho lĩnh vực ngân hàng cũng khá lớn, đó là các sinh viên ở các trường Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Tài chính, Đại học Ngoại thương,... Tuy nhiên để chọn được những người có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt cũng không hề đơn giản. Vì vậy, khi chọn lựa cán bộ thẩm định nên dựa trên một số tiêu chí như:

- Được đào tạo cơ bản và chính quy ở những trường đại học có uy tín, chuyên ngành kinh tế đầu tư, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh. Qua thực tế cho thấy, những sinh viên được đào tạo cơ bản từ những ngành này có

nền tảng kiến thức cơ bản về dự án và tài chính tốt hơn, việc đào tạo lại cũng dễ dàng và thuận tiện hơn những sinh viên được đào tạo từ các ngành khác. - Có tư duy năng động, tích cực theo dõi diễn biến thị trường kinh tế xã

hội trong và ngoài nước để nắm được môi trường kinh doanh của cả doanh nghiệp vay vốn lẫn ngân hàng, để có những nhận định tốt phục vụ cho việc thẩm định.

- Có đạo đức tốt và lối sống tích cực. Hoạt động kinh doanh tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro nghề nghiệp, vì vậy đây cũng là một tiêu chí cần thiết trong quá trình lựa chọn cán bộ.

- Có kiến thức về pháp luật, đây là một điều kiện quan trọng đối với cán bộ làm thẩm định. Hoạt động thẩm định liên quan đến nhiều ngành nghề lĩnh vực nên những hiểu biết về pháp luật là rất cần thiết.

3.2.1.2. Phân công công việc một cách khoa học

Lựa chọn được cán bộ đã khó, tuy nhiên phải biết bố trí công việc cho họ một cách khoa học còn quan trọng hơn, ngân hàng cần phải chú ý những điểm sau:

- Trong quá trình công tác, các cán bộ quản lý nên chú ý đến năng lực, sở trường của từng cán bộ thẩm định để linh hoạt phân công công việc phù hợp cho họ, tránh việc sắp xếp một cách máy móc, cứng nhắc.

- Bố trí một cán bộ phối hợp quản lý với cán bộ quản lý chính, để trường hợp cán bộ quản lý chính không có mặt thì có cán bộ đã biết về dự án có thể xử lý hồ sơ kịp thời.

- Những cán bộ mới vào ngân hàng cần được phân công một hoặc hai cán bộ đã có kinh nghiệm và chắc về nghiệp vụ ngân hàng hướng dẫn về quy

trình nghiệp vụ và các vấn đề có liên quan.

- Với những cán bộ đã được tuyển vào vị trí thẩm định nhưng sau một thời gian không đáp ứng được yêu cầu công việc thì nên bố trí họ s ang làm việc ở những lĩnh vực khác phù hợp hơn.

- Xây dựng cơ chế luân chuyển cán bộ để tránh sự trì trệ và đề phòng phát sinh các mối quan hệ không lành mạnh với khách hàng.

- Cơ cấu cán bộ phải đảm bảo sự hợp lý về độ tuổi, kết hợp sự năng động và nhạy cảm của cán bộ trẻ với kinh nghiệm của cán bộ cũ.

- Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kế cận để có kế hoạch theo dõi, bồi dưỡng nhằm tạo nguồn cán bộ, đảm bảo sự liên tục và kế thừa.

3.2.1.3. Tiến hành đào tạo lại cán bộ thẩm định một cách liên tục

Thẩm định dự án là công việc đòi hỏi người cán bộ ngoài nắm vững nghiệp vụ chuyên môn còn phải có những kiến thức rất tổng hợp, hơn nữa, cán bộ được Chi nhánh tuyển chọn chủ yếu chỉ được đào tạo về kinh tế nói chung, ít được đào tạo chuyên sâu về kinh tế đầu tư. Do vậy việc đào tạo lại là rất cần thiết, và việc đào tạo lại cần theo hướng sau:

- Chi nhánh kết hợp với Trung tâm đào tạo hoặc các ban của Hội sở chính tổ chức các lớp chuyên sâu về thẩm định dự án rồi đề cử cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ. Ngoài ra, có thể phối hợp hoặc cử cán bộ tham gia các khoá hội thảo của Hiệp hội Ngân hàng tổ chức về hoạt động thẩm định dự án.

- Cũng cần cho cán bộ đi học các khoá ngắn hạn về luật doanh nghiệp, luật đất đai, luật dân sự,... các khoá học nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học. Đây sẽ là những kiến thức bổ trợ rất cần thiết cho công việc của cán bộ thẩm định.

- Thường xuyên tổ chức trao đổi, thảo luận nghiệp vụ tại Chi nhánh về văn bản quy định mới, quy trình nghiệp vụ,... bám sát với công việc để vừa cập nhật những thông tin mới cho cán bộ vừa tạo ra sự hứng thú, hăng say trong tự nghiên cứu.

3.2.1.4. Tổ chức tốt hơn các cuộc thi cán bộ QHKH giỏi hàng năm để khuyến khích tinh thần ham học hỏi của cán bộ thẩm định

Từ năm 2009, Chi nhánh đã tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ QHKH cho cán bộ quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và quản trị tín dụng. Một năm tổ chức 1 - 2 lần, chủ yếu thi dưới hình thức trắc nghiệm và có câu hỏi tự luận. Tuy nhiên chất lượng đề thi của cuộc thi này chưa cao, nội dung còn nghèo nàn và trùng lắp qua các lần tổ chức. Trong tương lai, Chi nhánh vẫn nên tiếp tục tổ chức cuộc thi này, nhưng cần thêm các nội dung và tình huống cụ thể hoặc cải tiến hình thức thi cử.

3.2.1.5. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ thẩm định

Chính sách đãi ngộ bao gồm các điều kiện về làm việc và đảm bảo thu nhập ổn định cho nhân viên.

- Về điều kiện làm việc, do đặc thù công việc phức tạp, cán bộ thẩm định hay phải đi lại nhiều nên ngân hàng cần có các chính sách hỗ trợ về mặt phương tiện, và chi phí để tạo điều kiện cho cán bộ.

Chi nhánh cũng nên bố trí thêm nhiều máy tính kết nối internet để cán bộ thẩm định có thể tra cứu những văn bản pháp luật hoặc thông tin thị trường bất cứ lúc nào.

- Những năm gần đây, có thể thấy chính sách tiền lương, thưởng của BIDV và của Chi nhánh chưa khuyến khích được sự hăng say lao động đối với cán bộ thẩm định. Trong thời gian tới, ngân hàng nên tiếp tục tiến hành cải cách theo hướng:

+ Nên áp dụng khung lương cho những cán bộ thẩm định cao hơn các lĩnh vực khác, những lĩnh vực mang tính gián tiếp, hoặc tạo ra doanh thu ít hơn cho ngân hàng, do công việc của cán bộ thẩm định áp lực cao, vất vả và nhiều rủi ro.

+ Xây dựng kế hoạch công việc cụ thể đến từng cá nhân một cách khoa học để đến cuối năm làm căn cứ xét thưởng, đây sẽ là căn cứ chính xác, tránh tình trạng người làm việc tốt hơn lại không được đánh giá đúng năng lực và cống hiến.

+ Thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt, vừa xét tăng lương theo định kỳ, vừa tăng trước hạn cho những cán bộ thẩm định hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

+ Ngân hàng cũng nên công khai các hình thức kỷ luật đối với những cán bộ thẩm định không hoàn thành tốt công việc để tạo sự công bằng và minh bạch giữa người làm tốt và người làm không tốt.

Hiện nay, có xu hướng là nhiều nhân viên thường xuyên thay đổi chỗ làm, trong đó có các nhân viên ngân hàng. Các chính sách về đãi ngộ tốt sẽ là biện pháp hữu ích để giữ chân những nhân viên giỏi cho Chi nhánh, nhất là những cán bộ thẩm định bởi việc đào tạo một cán bộ thẩm định giỏi là không dễ dàng và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu 0844 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 72 - 77)