Các Bộ, Ban ngành khác nên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tăng cường và khuếch trương văn hóa sử dụng dịch vụ ngân hàng trong người dân, đặc biệt là khuyến khích gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, thực hiện các thanh toán qua tài khoản ngân hàng và giảm bớt sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng.
Các Bộ, Ban ngành cần có những chính sách, biện pháp thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan như thị trường chứng khoán, công nghệ thông tin, kế toán, kiểm toán và giáo dục đào tạo... để hỗ trợ sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng.
Bộ tư pháp, Tòa án và các Bộ, Ban ngành liên quan cần tăng cường thực thi pháp luật nhằm giải quyết hiệu quả các trường hợp gian lận ngân hàng, người vay mất khả năng trả nợ và điều kiện để phát mại các tài sản cầm cố...Nếu lợi ích của cả người đi vay tiền và người cho vay tiền được đảm bảo thì sẽ kích thích họ thực hiện nhiều giao dịch và kinh doanh hơn.
Các cấp chính quyền và các bộ ngành liên quan nên cải cách thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp, cầm cố và thủ tục đăng ký giao dịch đảm
bảo theo hướng thuận lợi, nhanh chóng hơn để người đi vay và cho vay tận dụng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB sau sáp nhập trong thời gian tới. Tác giả đưa ra hai nhóm giải pháp, nhóm thứ nhất bao gồm các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế hiện tại trong năng lực cạnh tranh của SHB khi vừa sáp nhập, nhóm giải pháp thứ hai, là nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB trong dài hạn.
KẾT LUẬN
Trước những thách thức và vận hội mới khi nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi cùng quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng, nâng cao năng lực cạnh tranh là điều kiện quan trọng, có ý nghĩa sống còn, giúp các ngân hàng tồn tại vững mạnh và phát triển, trong đó có Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội.
Đặc biệt sau quá trình sáp nhập với Ngân hàng nhà Hà Nội, vấn đề nâng cao NLCT hậu M&A càng trở nên quan trọng và cấp thiết, giúp SHB khẳng định vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Qua phân tích, nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) sau M&A”, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:
1. Tác giả đã phân tích được những thay đổi về tài chính và hoạt động của của SHB trước và sau M&A.
2. Rút ra được sự cần thiết phải nâng cao NLCT của SHB sau M&A.
3. Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM sau M&A. 4. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những kiến nghị với Chính phủ, NHNN
và các Bộ, Ngành liên quan nhằm giúp các NHTM nâng cao năng lực cạnh
tranh sau M&A.
Tuy nhiên nâng cao NLCT của ngân hàng hậu M&A là một đề tài còn khá mới tại Việt Nam. Có nhiều luồng dư luận về hoạt động này. Do đó những vấn đề mà đề tài đưa ra chỉ là những nghiên cứu ban đầu nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Mặc dù vậy, tác giả mong những giải pháp đưa ra sẽ góp phấn nhỏ bé vào thúc đẩy và hoàn thiện hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng sau mua bán và sáp nhập trong tương lai không xa, nhằm tạo nên những ngân hàng lớn mạnh, đủ năng
lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài qua đó tạo nên thị trường tài chính ổn định vững mạnh góp phần quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.
1. Bùi Vũ Long, Nguyễn Duy Thanh, Phạm Ngọc Lan (2014), Hoạt động
mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Tạp chí Kinh
tế và Dự báo, số chuyên đề 07/2014, tr. 6 - 9
2. Công ty chứng khoán Bảo Việt (2012), Báo cáo phân tích ngành Ngân
hàng, Hà Nội.
3. Đặng Hữu Mẫn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM
Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nang, số 5 (40),
tr.
194 - 205.
4. Ngân hàng nhà nuớc (2013), Kiếm soát đặc biệt với các tổ chức tín dụng,
Thông tư số 07/2013/TT-NHNN, Hà Nội
5. Ngân hàng nhà nuớc, (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo thuờng niên, Hà Nội.
6. Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo thuờng niên, Hà Nội.
7. Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo tài chính đã kiểm toán, Hà Nội.
8. Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo kế hoạch kinh doanh, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2003), Về cạnh tranh và phát triển dịch vụ ngân
hàng theo xu hướng hội nhập hiện nay ở nước ta, Tạp chí Ngân hàng.
10.Nguyễn Thị Quy (2003), Năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam
trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
11.Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
dụng giai đoạn 2011-2015, Ban hành kèm Quyết định số 254/QĐ-TTg,
Hà Nội.
14.Vũ Việt Phong (2007), Xu hướng sáp nhập ngân hàng trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Hỗ trợ phát triển, số 18, tháng
12/2007.
Tiếng Anh
1. Michael Dunford, Helen Louri, and Manfred Rosenstock, Compettion, Competitiveness, and Enterprise Policies.
2. Michael Porter, The Competitive Advantage of Nation, The Free Press 1990
3. Pearl J., & Rosenbaum J., (2003), Investement banking: valuation,
leveraged buyouts, and mergers and acquisitions, John Wiley & Sons.