được các chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, ... phù hợp. Chiến lược phù hợp cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đã dung hòa một cách hợp lý nhất sự am hiểu thị trường với những nguồn lực của chính họ. Mặt khác, sự phù hợp của các chiến lược là yếu tố quan trọng thể hiện trình độ quản trị, điều hành của một ngân hàng.
1.2.4. Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngânhàng hàng
thương mại
* Xuất phát từ mục đích của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải không ngừng nỗ lực, cố gắng tăng cường sức cạnh tranh của mình để tiếp tục phát triển .Năng lực cạnh
22
tranh là sức mạnh của doanh nghiệp trên thương trường. Muốn tồn tại và phát triển ngân hàng đó không còn cách nào khác là đối mặt với cạnh tranh, vươn lên giành vị thế, không ngừng nâng cao, đổi mới. Như vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chiến lược phát triển lâu dài.
Trong bối cảnh kinh tế mới hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, là điều kiện tiền đề để các quốc gia đi vào quỹ đạo chung. Nâng cao năng lực cạnh tranh để ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung hội nhập nhanh hơn, nắm bắt được các thời cơ và vượt qua thách thức. Mặt khác hiện nay thực tế cho thấy quá trình hội nhập vẫn đang tiếp tục trở nên sâu rộng hơn thì sự bất cập trong nền kinh tế, những dấu hiệu của sự khủng hoảng đã diễn ra. Như vậy ngân hàng phải tiến hành hai nhiệm vụ cùng một lúc, chống khủng hoảng tài chính và hội nhập phát triển. Đa số các cuộc khó khăn về tiền tệ đều bắt nguồn từ các ngân hàng đầu tiên. Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp cho các ngân hàng đứng vững trong điều kiện mới, đi theo chủ trương của quốc gia là mở rộng và thúc đẩy cho quá trình hội nhập nhưng cũng có thêm sức mạnh vượt qua những rủi ro trên thị trường. Ngân hàng không thể tiến lên nếu không theo những bước phát triển của thời đại, không theo tiến trình của lịch sử. Môi trường bắt buộc các ngân hàng phải thích nghi, phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đổi mới, cập nhật công nghệ, tăng chất lượng dịch vụ, tạo nét khác biệt cho hàng hóa dịch vụ.
Mở cửa thị trường đương nhiên làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, khủng hoảng kinh tế cũng làm cho môi trường kinh doanh trở nên khó khăn, áp lực cạnh tranh tăng dần, mức độ rủi ro cao lên. Vậy nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa to lớn để phù hợp với môi trường kinh doanh mới.
* Xuất phát từ thực trạng chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng của NHTM còn chưa cao
Bên cạnh những điểm mạnh về năng lực cạnh tranh, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ của mình mà điều này ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của bản thân ngân hàng.
Sự yếu kém về chất lượng và chủng loại sản phẩm, dịch vụ vẫn còn tồn tại. Nó góp phần làm thu hẹp thị phần, giảm năng lực cạnh tranh một cách rõ rệt. Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng. Đa số các ngân hàng chỉ tập trung vào một hay vài loại sản phẩm dịch vụ nhất định vì nhiều lý do hạn chế.
Trình độ quản lý yếu: Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại, bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu quả. Đây là điều khá phổ biến đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam do xuất phát từ nền kinh tế bao cấp, tập trung, chưa có tác phong làm việc chuyên nghiệp. Môi trường làm việc công nghiệp hướng tới hiệu quả chỉ mới được xác lập, vẫn còn nhiều tiêu cực hay thiếu minh bạch trong các khâu quản lý tài chính, tuyển dụng.... Chất lượng nguồn nhân lực kém, chính sách tiền lương chưa thỏa đáng, dễ dẫn đến chảy máu chất xám. Điều này cũng làm cho việc cung cấp dịch vụ gặp nhiều khó khăn hạn chế, dịch vụ hay, chất lượng tốt nhưng không có người vận hành phù hợp thì vẫn không đem lại lợi ích cho khách hàng, không tạo được vị thế cạnh tranh.
Môi trường kinh doanh hiện nay đang có nhiều biến động khó lường. Chính vì vậy, rủi ro từ nội lực và môi trường kinh doanh là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó khả năng tài chính đáng quan ngại, còn nhỏ lẻ, chưa biết kết hợp sức mạnh, thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau nên cũng ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ phức tạp, khối lượng giao dịch lớn.
24
Chính sách xây dựng thương hiệu, marketing, quảng bá sản phẩm còn kém, chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức, nhiều trường hợp còn bị bỏ qua. Thông tin về các dịch vụ chưa đến tận tay người tiêu dùng, còn nhiều nghi ngờ hay bỏ ngỏ.
Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của phần lớn các NHTM VN đều thua kém các ngân hàng trong khu vực, hay so với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Điều này chứng tỏ sự không hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ cúa cá ngân hàng dẫn đến việc thu lợi nhuận không cao, hiệu quả nhỏ.
Trong khi đã hiểu rõ yếu tố công nghệ đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa đến năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng, nhưng việc thực hiện chương trình hiện đại hóa của các NHTM VN chưa đồng đều, còn nhiều bất cập và không hợp lý, ảnh hưởng đến tiến độ nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. Nếu việc hiện đại hóa công nghệ không được hoàn tất một cách nhanh chóng vị thế của các ngân hàng Việt Nam khó có thể giữ vững trên thị trường.
* Xuất phát từ mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng
Các ngân hàng cũng đang phải đối mặt với các nguy cơ cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ mới và sự phát triển với các đối thủ cũ. Vì cơ hội được chia đều cho tất cả các ngân hàng, quan trọng là ngân hàng nào có đầy đủ nội lực để nắm bắt và tận dụng nó. Như vậy, sự chuẩn bị kỹ càng để có thể sẵn sàng đón nhận mọi cơ hội, đương đầu với mọi thách thức sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng.
Uy tín trở thành vấn đề lớn đối với các ngân hàng hiện nay. Các ngân hàng nước ngoài với bề dày lịch sử hàng trăm năm, lại có thêm nhiều điều kiện hỗ trợ: công nghệ, nhân lực, sự đỡ đầu của các tập đoàn lớn, sự quảng
bá..., uy tín của họ vững mạnh và mang sức thuyết phục hơn. Vì vậy các ngân