có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 1.800 ngân hàng tại 176 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới).
Gia tăng hiệu quả kinh doanh, cơ cấu danh mục tài sản nợ - có, nâng cao chất luợng tài sản và xử lý nợ xấu, đảm bảo các giới hạn, cải thiện tỷ lệ an toàn hoạt động và các tỷ suất sinh lời. Ngoài ra, NH còn phải tăng tỷ trọng bán lẻ, tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và thu nhập từ phi lãi suất bởi đây là xu huớng tất yếu cho sự phát triển bền vững của mình.
Trong bối cảnh hoạt động cho vay ngày càng cạnh tranh khốc liệt, NH cần đa dạng hóa nguồn thu nhập từ các hoạt động góp vốn mua cổ phần, tăng vốn điều lệ sẽ giúp NH có thêm nguồn vốn để thực hiện hoạt động này, nhất là khi thời gian qua cổ phiếu nhiều doanh nghiệp đã rớt về mức rất thấp. Hoặc ngân hàng có thể lựa chọn góp vốn vào những mảng kinh doanh nhiều tiềm năng tăng truởng trong tuơng lai, nhu việc Techcombank góp vốn thành lập hãng hàng không SkyViet thời gian gần đây.
Vốn điều lệ tăng cũng giúp VCB có thể xử lý các khoản nợ xấu theo cách chuyển nợ vay thành vốn góp mà vẫn đáp ứng đuợc tỷ lệ giới hạn đầu tu góp vốn.
3.2.2. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củangân ngân
hang ngoại thương Việt Nam
3.2.2.1. Hiệu quả huy động vốn
Hoạt động huy động vốn đuợc đảm bảo cân đối phù hợp với nhu cầu vốn và định huớng phát triển của ngân hàng. Đẩy mạnh tăng truởng nguồn vốn huy động từ dân cu, chú trọng thu hút nguồn vốn giá rẻ nhu tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi của Kho bạc nhà nuớc,...
trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu. Nguồn vốn VND của VCB hiện nay chủ yếu là nguồn vốn duới 12 tháng, nguồn vốn có kỳ hạn dài hơn còn có tỷ lệ thấp trong cơ cấu huy động vốn. Trong khi đó, một phần khá quan trọng trong tín dụng của NH là các khoản vay trung, dài hạn. Vì vậy, nhằm đảm bảo an toàn về kỳ hạn giữa đi vay và cho vay, NH phải tăng cuờng nỗ lực huy động các nguồn vốn có kỳ hạn ổn định nhu 6 tháng, 9 tháng, 1 năm. VCB cần tăng cuờng huy động nguồn vốn VND có kỳ hạn ổn định để đảm bảo nguồn tiền gửi VND ổn định nhằm đáp ứng việc mở rộng tín dụng và đảm bảo đủ nguồn vốn cần thiết khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận. Ngân hàng cũng cần phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo huớng thu hút các nguồn vốn giá rẻ.
3.2.2.2. Chất lượng hoạt động tín dụng
Ứng dụng các công cụ quản trị rủi ro để xây dựng chiến luợc quản lý danh mục tín dụng chủ động. Ban hành các chính sách định huớng tín dụng theo ngành hàng. Kiểm soát tốt chất luợng tín dụng, khống chế tỷ lệ nợ xấu duới 2,5%. Tập trung mọi nguồn lực để thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý DPRR.
Lĩnh vực tài chính tiêu dùng là lĩnh vực tiềm năng và VCB sẽ thành lập trong thời gian tới. Vietcombank đã thành lập công ty tín dụng tiêu dùng và hiện đang hoàn thiện hồ sơ để chính thức tham gia vào thị truờng này.
Triển khai chuẩn hóa mô hình tín dụng bán buôn nhằm tăng cuờng kiểm soát, cải thiện chất luợng tín dụng, chất luợng dịch vụ khách hàng, chuẩn hóa và tin học hóa các buớc của quy trình tín dụng .
NH cần tiếp tục chỉ đạo các phòng kinh doanh tập trung vào phân tích thực trạng du nợ các doanh nghiệp, rà soát lại các đơn vị đã gia hạn nợ, nâng cao chất luợng thẩm định các dự án trung và dài hạn, nắm bắt tình hình cổ phần hoá DNNN đồng thời tăng cuờng công tác kiểm tra kiểm soát truớc trong và sau khi cho vay, xác định lại giá trị tài sản thế chấp, tiến hành đăng
79
ký giao dịch bảo đảm đối với các khoản vay.
3. 2.2.3. Phát triển dịch vụ
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vốn, ngoại tệ và tài trợ thương mại. Nỗ lực duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường liên ngân hàng, thị trường ngoại hối và thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ. Giữ vững và từng bước gia tăng thị phần thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại bằng các biện pháp phù hợp: Phát triển khách hàng FDI, khách hàng trong các ngành hàng xuất nhập khẩu trọng điểm, phát triển sản phẩm mới...
Nỗ lực duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường liên ngân hàng thông qua tham gia tích cực trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng để duy trì vai trò nhà tạo lập thị trường; tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trên thị trường ngoại hối và thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ. Gia tăng thị phần TTQT-TTTM thông qua tăng cường Phát triển khách hàng FDI, doanh nghiệp vệ tinh phục vụ FDI. Đa dạng hóa ngành hàng, phát triển khách hàng trong các ngành hàng xuất nhập khẩu trọng điểm. Chủ động phát triển sản phẩm mới gắn với phương thức thanh toán trên thị trường, chuyên biệt hóa các sản phẩm truyền thống, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử Internet Banking. Sử dụng đồng bộ công cụ lãi suất, tỷ giá để tăng khả năng cạnh tranh.
Hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng thị trường, từ đó kích thích hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng trở thành xu thế trên thế giới khi ngân hàng đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng cũng mang lại một tầm vóc lớn hơn, một vị thế cạnh tranh mạnh hơn cho ngân hàng. VCB cũng đi theo xu thế đó khi đặt ra tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 trở thành 1 trong 70 tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn trong khu vực, lấy NHTM là lõi.
mở rộng lĩnh vực hoạt động, tăng quy mô mang tính cơ học mà phải xuất phát từ những yêu cầu phát triển nội tại của ngân hàng gốc. Tập đoàn tài chính - ngân hàng là một thực thể kinh tế gồm một nhóm doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, quản lý quỹ,...). Mỗi thành viên tập đoàn là một pháp nhân độc lập, trong đó một doanh nghiệp hay một ngân hàng đóng vai trò là công ty mẹ làm nòng cốt. Tập đoàn Tài chính - ngân hàng không có tu cách pháp nhân riêng, trụ sở của tập đoàn là trụ sở của công ty mẹ.
Trong tập đoàn tài chính ngân hàng phải có sự thống nhất về nguyên tắc quản trị, cùng huớng tới tầm nhìn, sứ mệnh, hệ thống giá trị cốt lõi và huớng tới xây dựng thuơng hiệu chung cho cả tập đoàn.
Để xây dựng một tập đoàn vững mạnh, các công ty con (các bộ phận) phải có một mối liên hệ nhất định nằm trong một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và hợp lý nhất định. Giữa các thành viên trong tập đoàn có mối liên kết nhất định về vốn, quản trị, thuơng hiệu để cùng nhau thực hiện một liên kết kinh tế có quy mô lớn nhằm đạt đuợc các tôn chỉ, mục đích, sứ mệnh và hiệu quả kinh doanh tối đa. Điều đó có nghĩa VCB phải nghiên cứu tìm ra cho mình một mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng phù hợp, phù hợp với thể chế, môi truờng vĩ mô, phù hợp với năng lực, thế mạnh của mình để vị thế của VCB ngày càng đuợc củng cố và vững mạnh trên thị truờng.
Việc hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng mang lại tầm vóc mới cho NHTM, không chỉ mang lại lợi nhuận lớn hơn thông qua kinh doanh trong nhiều lĩnh vực mà còn là một cách để ngân hàng “thâu tóm” thị truờng trong những lĩnh vực liên quan, củng cố thuơng hiệu, vị thế cạnh tranh.
3.2.3.2. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế, phù
hợp pháp luật Việt Nam
81
hoàn thiện quy trình và mô hình đo lường các loại rủi ro.
Kiện toàn và nâng cao hiệu quả chức năng kiểm tra, kiểm toán, giám sát theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
Tập trung triển khai đúng lộ trình các dự án nâng cao năng lực quản trị, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro tín dụng, triển khai các sáng kiến trọng yếu: Triển khai 19 sáng kiến của Dự án CTOM nhằm chuyển biến cơ bản công tác tín dụng tại Vietcombank; triển khai 82 sáng kiến của Dự án Basel 2 nhằm chuyển đổi vững chắc công tác quản trị rủi ro tại Vietcombank, bám sát lộ trình triển khai Basel 2 của NHNN; triển khai chính thức Chương trình quản lý KPI trong toàn hệ thống; xúc tiến triển khai các dự án ALM-FTP- MPA, dự án nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm toán nội bộ và chuyển đổi chức năng kiểm toán nội bộ, dự án phòng chống rủi ro gian lận,...
Tiếp tục chỉ đạo trực tiếp công tác xử lý nợ có vấn đề đối với các chi nhánh có nợ có vấn đề lớn; hỗ trợ chi nhánh theo phương châm đổi mới, kỷ cương để xử lý, thu hồi nợ thông qua việc áp dụng linh hoạt đồng thời các biện pháp thu hồi nợ khác nhau; tại các chi nhánh có nợ xấu cao, nghiêm túc triển khai “Đề án ngân hàng tốt, ngân hàng xấu”, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể và đề xuất giải pháp, lộ trình triển khai đến năm 2017; xây dựng phương án xử lý nợ cụ thể đối với từng khoản nợ; phát hiện sớm rủi ro của các khoản nợ, áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý nợ phù hợp.
Kiện toàn chức năng kiểm tra, kiểm toán, giám sát theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Triển khai toàn diện, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Ban Kiểm tra nội bộ.
Hoàn thiện và triển khai các quy trình, quy chế nội bộ. Triển khai có hiệu quả các quy chế, quy định về quản lý cán bộ, xếp hạng chi nhánh, bộ tiêu chuẩn đạo đức... nhằm tạo động lực mạnh mẽ trong toàn hệ thống Vietcombank.