LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG HTTD

Một phần của tài liệu 0903 nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ tín dụng tại NH TMCP hàng hải việt nam chi nhánh thanh xuân (Trang 32)

Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định

Hiệu quả là mức kết quả đạt được khi sử dụng số lượng đầu vào ít nhất tạo ra số lượng đầu ra nhất định hoặc sử dụng số lượng đầu vào nhất định tạo ra mức kết quả đầu ra lớn nhất. Hiệu quả liên quan tới việc tận dụng tối thiểu tất cả các các yếu tố đầu vào nhằm tạo ra một lượng đầu ra nhất định, các đầu vào gồm thời gian lao động và các yếu tố đầu vào khác. Hiệu quả là vấn đề

22

quan trọng vì tất cả các yếu tố đầu vào đều khan hiếm. Thời gian, tiền bạc, các nguyên liệu thô đều có hạn, do vậy cần phải tận dụng tất cả các yếu tố này để có thể đạt được một mức sản lượng đầu ra có thể chấp nhận được (dưới đó là không được).

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động HTTD là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và đầu vào bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Hay hiệu qủa hoạt động HTTD thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được một lượng đầu ra cụ thể, hoặc trình độ sử dụng một lượng đầu vào nhất định để đạt được mức đầu ra nhiều nhất. Nó cũng phản ánh mức độ cạnh tranh và khả năng đáp ứng các nhu cầu người sử dụng của chính tổ chức đó.

Hiệu quả của Hoạt động HTTD luôn đi kèm với hiệu quả tín dụng, tác động đồng thời qua lại với nhau, hay hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh hiệu quả hoạt động HTTD và ngược lại hoạt động HTTD phản ánh một phần hiệu quả kinh doanh của mỗi Ngân hàng.

Tuy nhiên, khác với hiệu quả hoạt động tín dụng được đo lường bởi các con số rất cụ thể cho từng tháng, từng quý bằng các chỉ tiêu có cách đo lường chính xác như: Dư nợ, tổng số tiền huy động, tổng giá trị thanh toán LC, tổng giá trị bảo lãnh và tổng phí dịch vụ thu được,... thì hoạt động HTTD khá khó khăn trong việc đo lường chất lượng và hiệu quả của công việc. Khó nhưng không phải không có cách, trên thế giới cũng như các Ngân hàng tại Việt Nam luôn có các công cụ đo lường định tính, tính toán hiệu quả nhất công việc không thể hiện bằng doanh số mà bằng chất lượng và tốc độ xử lý giao dịch.

Cho tới nay, hiệu quả HTTD ngân hàng thường được xem xét trên ba góc độ - ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.

23

- Đối với Ngân hàng: hiệu quả HTTD đòi hỏi các hoạt động HTTD ngân hàng phải đem lại mục tiêu lợi ích kinh tế nhất định, nhưng đồng thời tốc độ xử lý các giao dịch HTTD phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, nhanh, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình giao dịch, thao tác nghiệp vụ chuẩn tạo uy tín cho Ngân hàng đồng thời gây dựng niềm tin và sự hài lòng từ khách hàng.

- Đối với khách hàng: hiệu quả HTTD có nghĩa rằng hoạt động HTTD phải phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng của khách hàng, với qui mô, kỳ hạn, chi phí hợp lý, cho phép khách hàng phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có nguồn trả nợ ngân hàng và ngày càng phát triển đồng hành với xử lý các giao dịch với đối tác chính xác và với tốc độ nhanh nhất với mức chi phí hợp lý nhất.

- Đối với kinh tế-xã hội: HTTD góp phần đẩy mạnh lưu thông các giao dịch trên thị trường vốn liên ngân hàng, luân chuyển các nguồn vốn dư thừa đến nơi cần nguồn vốn phát triển kinh doanh của từng tổ chức tín dụng thông qua các giao dịch mua bán vốn trên thị trường, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô.

Hiệu quả HTTD của ba góc độ này có quan hệ mật thiết với nhau, như mạch máu lưu thông cho toàn bộ hoạt động kinh doanh và vận hành của Ngân hàng, từ đó thúc đẩy các giao dịch kinh tế, thanh toán đẩy mạnh hợp tác phát triển giữa các đối tác với Khách hàng, thúc đẩy quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa.

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động HTTD xét trên góc độ của đánh giá đối với nền Kinh tế và ý kiến đánh giá của Khách hàng rất khó đo lường và thu thập số liệu, thông tin nghiên cứu, do vậy bài viết chỉ giới hạn đo lường hiệu quả hoạt động HTTD trên khía cạnh đánh giá từ phía Ngân hàng thương mại.

24

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động HTTD

Như đã nói ở phần trên, đánh giá hiệu quả hoạt động HTTD đang là bài toán khá khó khăn cho các Ngân hàng, đây là căn cứ để hàng tháng, hàng quý, hàng năm các Ngân hàng dùng để đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho vị trí HTTD tại đơn vị mình, là căn cứ xét thưởng và xử phạt mỗi năm. Để đo lường hiệu quả của Hoạt động HTTD có các nhóm chỉ tiêu như sau:

1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

Hiện tại các Ngân hàng thương mại đều thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên các phân hệ lưu trữ dữ liệu nhất định, mục tiêu để kiểm tra, kiểm soát và tra cứu các thông tin về hồ sơ tín dụng cũng như hoạt động sử dụng quy mô tín dụng từ đó theo dõi lịch sử thanh toán dư nợ cũng như thanh toán gốc lãi hàng tháng của khách hàng. Bên cạnh đó, để ghi nhận công việc và sắp xếp thứ tự giao dịch cần xử lý trong ngày giữa các cán bộ tín dụng và HTTD cũng có các giao diện ghi nhận các yêu cầu cụ thể. Mỗi ngân hàng tùy theo khả năng tài chính và quyết định lựa chọn ứng dụng phù hợp với nhu cầu của mình mà chọn các ứng dụng hỗ trợ khác nhau. Nhờ đó các giao dịch được đẩy lên trước sẽ được xử lý trước lần lượt theo thứ tự đảm bảo tiến độ giao dịch cũng như không làm bộ phận HTTD quá tải ùn tắc giao dịch do chồng chéo.

a, Tốc độ xử lý các nghiệp vụ phát sinh:

Dựa vào các ứng dụng hỗ trợ này, các Ngân hàng thương mại có thể đo lường hiệu quả của hoạt động HTTD bằng cách đo lường thời gian xử lý các giao dịch của các Cán bộ HTTD: từ khi giao dịch được đẩy lên các ứng dụng hỗ trợ cho đến khi yêu cầu được hoàn thiện thực hiện và đóng lại. Các giao dịch được xử lý với thời gian càng ngắn và chính xác thì chứng tỏ hiệu quả của hoạt động HTTD càng cao và ngược lại. Các ứng dụng hỗ trợ này cho phép tạo cho mỗi một người dùng 1 user nhất định nên có thể đo lường toàn

25

bộ hiệu quả cho các cán bộ HTTD.

Phòng Quản trị nghiệp vụ thuộc Trung tâm hạch toán và HTTD khu vực sẽ phụ trách đo lường thời gian xử lý giao dịch. Từ đó tính toán và đưa ra thời gian thực hiện giao dịch cam kết (TAT) từ đó xây dựng chỉ tiêu thời gian xử lý giao dịch tối đa, làm căn cứ tính hiệu quả hoạt động HTTD.

b, Mức độ hoàn thành khối lượng công việc hàng ngày và hàng tháng:

Tương tự như đo lường thời gian xử lý các giao dịch phát sinh được xử lý tại HTTD, Số lượng các giao dịch được xử lý cũng được các phần mềm ứng dụng tổng hợp lại và phân chia thành các nghiệp vụ chính như: Giải ngân, phát hành bảo lãnh, thanh toán L/C, chiết khấu, nhờ thu,...Cuối tháng, tổng

khối lượng công việc HTTD đã thực hiện sẽ được tổng hợp lại theo user người dùng hạch toán. Cùng thời gian làm việc 8h/ngày nhưng số lượng giao dịch được xử lý thành công ngày hôm nay nhiều hơn so với ngày hôm trước cho thấy sự cải tiến nâng cao hiệu quả làm việc của Hoạt động HTTD và ngược lại. Đồng thời chỉ tiêu đo lường này cũng đánh giá được năng suất lao động giữa các cán bộ HTTD với nhau: Cùng thời gian làm việc nhưng cán bộ HTTD này xử lý được nhiều giao dịch hơn chứng tỏ kỹ năng cũng như kiến thức nghiệp vụ chắc chắn hơn nên kết quả công việc cao hơn và ngược lại.

c, Số lượng các giao dịch bị lôi, bị sai và hoàn trả:

Bên cạnh đo lường thời lượng xử lý giao dịch nghiệp vụ và thống kê khối lượng kết quả công việc hoàn thành, các phân hệ ứng dụng cũng được Phòng Quản trị nghiệp vụ xây dựng quản lý các giao dịch bị lỗi, vượt quá thời gian cam kết tối đa. Số lượng lỗi sẽ được thống kê tập hợp hàng tháng, cuối tháng các cán bộ HTTD phải giải trình và báo cáo về các giao dịch vượt chỉ tiêu đã cam kết về thời gian xử lý cũng như rút kinh nghiệm cho các tình huống nghiệp vụ tương tự.

26

đốc khối nhận diện được những vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động HTTD, từ đó tổng hợp và đề xuất các ý kiến cải tiến hiệu quả hoạt động tín dụng, đóng góp ý kiến đề xây dựng quy trình làm việc chất lượng hơn với các Phòng ban liên quan, hoàn thiện quy trình cấp Tín dụng cho Ngân hàng mình. Kết quả đo lường được thể hiện qua các báo cáo hàng ngày và tổng hợp vào cuối tháng từ các phân hệ ứng dụng thống kê, số lượng lỗi trả về càng nhiều chứng tỏ hiệu quả chưa cao và ngược lại.

d, Kết quả doanh thu phí dịch vụ thu được của Chi nhánh qua các giao dịch được HTTD thực hiện.

Không chỉ có bộ phận tín dụng mới chỉ tạo ra doanh thu cho Ngân hàng thương mại, cũng như các bộ phận hỗ trợ khác, bộ phận HTTD cũng góp phần nâng cao doanh thu cho Ngân hàng từ phí các giao dịch nghiệp vụ thực hiện được.

Căn cứ vào Biểu phí dịch vụ được Ngân hàng thương mại niêm yết công khai trên website của Ngân hàng, căn cứ vào từng giao dịch phát sinh cụ thể và các quy định liên quan được các Ngân hàng thống nhất và ban hành xuyên suốt toàn hàng, các cán bộ HTTD hạch toán, xử lý nghiệp vụ phát sinh và thu phí các dịch vụ này.

Phí dịch vụ bao gồm: - Phí chuyển tiền

- Phí tra soát, kiểm soát Hồ sơ - Phí phát hành Bảo lãnh - Phí thanh toán

- Phí thông báo

Mỗi nghiệp vụ phát sinh được thực hiện hạch toán trên các phân hệ khác nhau do đó cuối tháng đều xuất được báo cáo tổng hợp doanh số từ nghiệp vụ đó mang lại.

27

doanh thu phí dịch vụ này sẽ trích một phần thưởng doanh số cho Cán bộ HTTD từ đó khuyến khích các Cán bộ HTTD nâng cao trách nhiệm làm việc và tăng hiệu quả xử lý giao dịch.

Doanh thu từ phí dịch vụ thu được hàng ngày, hàng tháng của Ngân hàng phản ánh một phần hiệu quả của hoạt động HTTD. Cũng như vai trò của cán bộ tín dụng, cán bộ HTTD nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, từ đó đối chiếu, áp dụng các quy định về biểu phí, lãi suất, tư vấn cho khách hàng những phương án tối ưu nhất nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận của Ngân hàng được coi là hiệu quả của hoạt động HTTD.

1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

a, Mức độ hài lòng của Khách hàng

Ngân hàng thương mại là một ngành dịch vụ đặc thù, dịch vụ tài chính, chính vì thế mức độ hài lòng của khách hàng chính là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Mặt khác mức độ hài lòng của khách hàng còn làm tăng uy tín thương hiệu của Ngân hàng thương mại trên thị trường tài chính hiện nay với rất nhiều ngân hàng bạn cạnh tranh rất khốc liệt với những ưu đãi vượt trội. Năm được yếu tố then chốt này, phòng Quản trị nghiệp vụ của Khối vận hành cũng xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, từ đó đánh giá và nhìn nhận được hiệu quả của hoạt động HTTD tại Ngân hàng.

Chỉ tiêu đo lường này chia thành 3 đối tượng khách hàng để đánh giá mức độ hài lòng:

* KH giao dịch với Ngân hàng:

Thường xuyên tiếp nhận hồ sơ mục đích tín dụng từ khách hàng, các cán bộ HTTD cũng cần có kỹ năng làm việc hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định để xử lý các giao dịch được nhanh nhất. Vì vậy, Khách hàng đánh giá chất lượng của cán bộ HTTD là đánh giá khá khách quan.

28

Tuy nhiên nó đòi hỏi các nhà xây dựng bộ chỉ tiêu đo lường phải đưa ra được những tiêu chí đánh giá phù hợp với khía cạnh góc độ đánh giá của Khách hàng qua tiếp xúc trao đổi công việc với cán bộ HTTD.

Chỉ tiêu có thể gồm: Thái độ hỗ trợ, đánh giá về thời gian xử lý giao dịch có đảm bảo tiến độ công việc của KH không, các quy định về hồ sơ chứng từ KH cung cấp đã được thông báo và hướng dẫn chi tiết chưa, cách xử lý tình huống của cán bộ HTTD có nhanh nhạy và phù hợp với từng nghiệp vụ và điều kiện thực tế của KH hay không?....

Tuy nhiên, khảo sát ý kiến đánh giá của Khách hàng hiện nay tại các Ngân hàng thương mại về hoạt động HTTD chưa được chú trọng, đa số chỉ phục vụ cho các khảo sát nhỏ, lấy ý kiến khách hàng để điều chỉnh quy trình tín dụng cũng như các bước xử lý giao dịch của Trung tâm HTTD chứ chưa mang tính chất định kỳ và có quy định cụ thể.

Các khảo sát này được thực hiện chủ yếu qua các khảo sát nhanh goole form hoặc QR code chạy cùng các chương trình tri ân quà tặng, khuyến mại các dịch vụ khác như mở thẻ tín dụng, mở tài khoản số đẹp, ngày hội bảo hiểm,... để thu thập ý kiến đánh giá của Khách hàng.

* KH nội bộ:

Để thực hiện giao dịch được thành công cán bộ HTTD cần phối hợp thực hiện công việc với các phòng ban liên quan, đặc biệt là các cán bộ tín dụng và các đồng nghiệp HTTD như Kiểm soát viên, Trưởng phòng,. Chính vì vậy đánh giá mức độ hài lòng cùng đánh giá về kỹ năng làm việc nhóm của nhóm đối tượng chỉ tiêu này cũng là căn cứ cho khối quản trị nguồn nhân lực đánh giá được chất lượng người lao động. Mặt khác, qua đánh giá của Khách hàng nội bộ, Ngân hàng thương mại cũng đo lường được hiệu quả của hoạt động HTTD. Hiệu quả hoạt động của một bộ phận luôn đi kèm với hiệu quả của các bộ phận liên quan, có tính đồng thuận với nhau: hoạt động HTTD có hiệu quả sẽ giúp hoạt

29

động tín dụng phát triển, nâng cao được hiệu quả kinh doanh và ngược lại.

Phòng quản trị Nghiệp vụ của các Ngân hàng thương mại thường kết hợp với Khối quản trị nguồn nhân lực của Ngân hàng, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp cho từng vị trí công việc. Cuối tháng, qua hệ thống mail đồng bộ của Ngân hàng, các khách hàng nội bộ sẽ đánh giá khách quan và bí mật đảm bảo công bằng cho từng cán bộ HTTD, sau đó tổng hợp lại và đưa ra đánh giá chung hàng tháng cho hoạt động HTTD.

b, Mức độ tuân thủ quy trình tín dụng, quy định, hướng dân nghiệp vụ.

Hàng năm, Ngân hàng thương mại sẽ có 2 đợt kiểm toán nội bộ, đây là đánh giá khách quan về tính tuân thủ các quy trình và quy định cũng như quy chế của hoạt động HTTD. Kiểm toán căn cứ vào quy trình tín dụng, quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định nhận và quản lý tài sản,... các

Một phần của tài liệu 0903 nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ tín dụng tại NH TMCP hàng hải việt nam chi nhánh thanh xuân (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w