TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THANH HOÁ 2.1.1. Sự ra đời và phát triển
Từ ngàn xưa đến nay xứ Thanh luôn nổi tiếng là mảnh đất địa linh, nhân kiệt. Là một đơn vị hành chính có vị trí chiến lược quan trọng của Quốc gia: có
đường sắt và quốc lộ 1A xuyên Bắc- Nam, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng ven biển của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các tỉnh và thành phố khác trong cả nước; đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du miền núi của tỉnh và các miền trong nước; đường 217 nối liền tỉnh Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào; đặc biệt có 102km bờ biển và hệ thống sông ngòi, cửa lạch phong phú với cảng biển nước sâu Nghi Sơn cho tàu từ 10 ngàn tấn trở lên ra vào, là cửa ngõ và khu vực thông thường với nước ngoài.... tạo nên một lợi thế giao lưu kinh tế rất thuận lợi.
Nghị quyết đại hội VI của Đảng đã mở ra một thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc nền kinh tế đất nước, tạo điều kiện cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Cùng với cả nước, nền kinh tế Thanh Hoá qua 17 năm đổi mới đã được nhiều thành tựu đáng kể: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định: giai đoạn 1996-2000 nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,3% năm (trong khi cả nước là 6,8% năm); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực đặt nền móng và tạo tiền đề cơ sở vật chất hạ tầng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế địa phương.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Thanh Hoá là chi nhánh thành viên thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thành lập ngày 18/05/1988 theo quyết định số 31/NH-QĐ của Tổng Giám đốc (nay là Thống đốc) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thanh Hoá (giai đoạn 1991-1996 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và giai đoạn từ năm 1997 đến nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá) trải qua chặng đường 21 năm xây dựng và trưởng thành.
Từ một chi nhánh NHTM quốc doanh được bàn giao nguyên trạng từ NHNN tỉnh Thanh Hoá có 20 chi nhánh trực thuộc, ban đầu gồm một đội ngũ cán bộ gồm 1.697 người chiếm 2/3 biên chế của ngành Ngân hàng Thanh Hoá (chỉ có 6,8% biên chế có trình độ đại học) đa số được đào tạo từ thời bao cấp còn hết sức ngỡ ngàng xa lạ trước cơ chế thị trường; trình độ công nghệ lạc hậu; tài sản và cơ sở vật chất cũ nát, tổng nguồn vốn huy động chỉ vẻn vẹn có 6 tỷ đồng, tổng dư nợ 13 tỷ đồng chiếm chưa đầy 20% thị phần hoạt động của 3 NHTM trên địa bàn; thu nhập không đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho bản thân người lao động,...
Trước những khó khăn và thử thách tưởng chừng như không thể đứng vững và tồn tại, NHNo&PTNT Thanh Hoá đã từng bước thực hiện củng cố bộ máy tổ chức; tích cực đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ; đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại; mở rộng màng lưới hoạt động đều hầu hết các thị trấn, thị tứ, tụ điểm dân cư, vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, không ngừng cải tiến thủ tục, đổi mới phong cách giao dịch, đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ tiện ích; phục vụ thuận lợi cho mọi tổ chức và cá nhân trong việc vay vốn- trả nợ, gửi- rút tiền và các dịch vụ ngân hàng khác,.... Trong 21 năm qua hoạt động kinh doanh liên tục có tốc độ tăng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng nguồn vốn 3,612 4,333 5,673
trưởng nhanh và bền vững cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn:
Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/05/2009 đạt: 6.142 tỷ, tăng 6.136 tỷ, gấp 1.023 lần so thời điểm nhận bàn giao, tốc độ tăng trưởng bình quân 48,7%; tổng dư nợ đạt 7.472 tỷ, gấp 574 lần so với thời điểm nhận bàn giao, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 27,3%.
Mạng lưới hoạt động hiện nay của NHNo&PTNT với 64 chi nhánh, phòng giao dịch ở hầu hết các thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh. Biên chế 1.037 cán bộ, trong đó có 60% có trình độ đại học và trên đại học; hơn 90% cán bộ nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính và ứng dụng công nghệ tin học hiện đại trong tác nghiệp hàng ngày, phục vụ hơn 600 ngàn khách hàng giao dịch tiền gửi, tiền vay và các dịch vụ ngân hàng khác. Trở thành một chi nhánh NHTM tiên tiến hiện đại, lớn nhất chiếm giữ gần 50% thị phần hoạt động của 14 tổ chức tín dụng trên địa bàn; thường xuyên giữ vai trò chủ đạo- chủ lực trong việc đầu tư vốn phục vụ chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đóng góp đáng kể vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh.
2.1.2. Một số hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng nông
nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá.
Với phương châm phục vụ khách hàng tốt nhất, trong những năm gần đây chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá đã không ngừng đổi mới trong các lĩnh vực hoạt động. Triển khai các tiện ích Ngân hàng mới đồng thời nâng cao chất lượng và hoàn thiện các nghiệp vụ truyền thống. Vì vậy, kết quả tăng trưởng của các chi nhánh luôn giữ được ở mức khá cao và toàn diện.
Từ năm 2006, mặc dù tình hình kinh tế- xã hội gặp nhiều khó khăn, vốn trong dân cư, mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh ngày càng gay gắt: chất lượng hoạt động của các NHTM cổ phần và qũy tín dụng nhân dân dần được nâng cao, từng bước tạo lập được niềm tin trong dân chúng, đã và đang trở thành đối thủ cạnh tranh khá mạnh đối với các NHTM quốc doanh. Những năm trước đây, đối thủ cạnh tranh của NHNo&PTNT Thanh Hoá chủ yếu là các NHTM quốc doanh. Đến nay, trên địa bàn thành thị xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới là chi nhánh Sacombank, VIBank, VPBank, ACB, MB,....với phương thức kinh doanh năng động, lãi suất huy động vốn cao, tạo nên sức ép cạnh tranh không nhỏ đối với NHNo&PTNT Thanh Hoá.
* về công tác huy động vốn:
Với lợi thế kinh doanh trên địa bàn rộng lớn và đặc biệt luôn chú trọng đến công tác huy động vốn nên trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh doanh khó khăn nhưng kết quả huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả rất khả quan, chi tiết:
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn
1. Nguồn vốn nội tệ 3,171 3,767 5,016 - Tiền gửi các tổ chức kinh tế 573 507 992
- Tiền gửi dân cư 2,573 3,228 3,987
- Tiền gửi khác 25 32 37
2. Nguồn ngoại tệ quy đổi 441 566 657
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 9 14 22
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ %T T Dư nợ %T T Dư nợ %TT Tổng dư nợ 4,994 18% 5,747 15% 6,501 13% - Ngắn hạn 2,507 31% 3,008 20% 3,896 30% - Trung, dài hạn 1,727 5% 1,986 15% 2,632 33% - Nợ xấu 72,4 47,8 70
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006-2008)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, mặc dù tình hình cạnh tranh hết sức khó khăn, song với nhiều giải pháp chỉ đạo điều hành tích cực, phù hợp với những biến động của thị trường tiền tệ, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thanh Hoá đã tương đối toàn diện về các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Nguồn vốn huy động năm 2007 đạt 4,332 tỷ đồng, tỷ lệ tăng so với năm 2006 là 20%, năm 2008 là 5,673 tỷ đồng tăng gần 31% so với năm 2007, và tăng hơn 57% so với năm 2006. Đặc biệt số lượng nguồn vốn huy động trong dân cư luôn tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Đây thực sự là một thành tích rất đáng ghi nhận về chất lượng, hiệu quả của công tác huy động vốn tại đơn vị.
* về công tác sử dụng vốn:
Bảng 2.2. Kết quả sử dụng vốn
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006-2008)
Sử dụng vốn là một nghiệp vụ rất quan trọng đối với ngân hàng thương mại. Chính vì vậy NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá đã cố gắng sử dụng vốn tín dụng sao cho một cách có hiệu quả nhất. Bằng cách đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng như cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn kết hợp với các chính sách khách hàng như: lãi suất ưu đãi
với khách hàng VIP, tư vấn đầu tư cho khách hàng để sử dụng vốn một cách có
hiệu quả nhất. Ngân hàng thường xuyên bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của
tỉnh nhà, nhằm định hướng và phát triển kinh thế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá không chỉ đầu tư cho thành phần kinh tế nhà nước mà quan tâm đầu tư cho mọi loại hình kinh tế.
Trên cơ sở nguồn vốn huy động khá cao, NHNo&PTNT Thanh Hoá đã chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, các dự án khả thi về cho vay đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn. Trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 mức tăng trưởng tương đối của NHNo&PTNT Thanh Hoá luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao, và kế hoạch của chi nhánh bảo vệ. Tổng dư nợ toàn chi nhánh tính đến 31-12-2008 là 6501 tỷ đồng, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn được nâng dần do việc đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ theo phương thức cho vay theo dự án đầu tư. Tổng số nợ xấu toàn chi nhánh năm 2008 là 70 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 1,08% trên tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ cho phép của ngành (3%). Nguồn vốn cho vay của NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá thực sự đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo đúng định hướng của tỉnh Thanh Hoá.
* Hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ có bước phát triển tích cực, doanh thu dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đã chủ động triển khai các dịch vụ mới như dịch vụ thẻ, dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ bảo hiểm,...
Doanh thu dịch vụ đạt kết quả khá cao như; Dịch vụ kiều hối đạt doanh số 31 triệu USD, tăng 23% so với năm 2007, doanh thu dịch vụ đạt 2,1 tỷ.
Dịch vụ mua bán ngoại tệ đạt doanh số 54 triệu USD, tăng 33%, thu dịch vụ đạt 11,5 tỷ.
2.2. Khái quát về dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán
khách hàng (IPCAS)
Thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam về đẩy mạnh công cuộc hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, NHNo&PTNT Việt Nam đã đề ra chủ trương phải tăng cường và đẩy mạnh hiện đại hoá trong hoạt động của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt nam, tạo cơ sở đáp ứng yêu cầu kết nối trong nước cũng như chuẩn bị điều kiện gia nhập thị trường tài chính trong khu vực và trên thế giới. Với những đặc thù của NHNo&PTNT Việt Nam có một màng lưới hoạt động rộng khắp, có một khối lượng khách hàng đa dạng, nhiều thành phần, có một đội ngũ cán bộ đông đảo, việc hoặch định chiến lược phát triển và xác định phương pháp thực hiện là yếu tố quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của NHNo&PTNT Việt Nam. Chính vì thế, ưu tiên cho việc hình thành và triển khai thành công chương trình hiện đại hoá ngân hàng là bước khởi đầu hết sức quan trọng, tạo đà cho việc phát triển mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua thương mại điện tử và tăng cường năng lực quản lý hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam.
2.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống IPCAS
Từ giữa thập kỷ 90, với số lượng hơn 1000 chi nhánh, nằm trải dài ở tất cả mọi miền của đất nước, số lượng cán bộ gần 20 vạn người, trình độ cán bộ không đồng đều và hạn chế giữa các vùng miền với nhau. Bên cạnh đó các điều kiện cơ sở hạ tầng như nhà làm việc, phương tiện, điện, điện thoại,.. ..còn rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, để triển khai một chương trình ứng dụng phải mất hàng tháng để triển khai, hằng năm cán bộ mới thành thạo. Tất cả chỉ đáp ứng một phần yêu cầu triển khai các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin. Những khó khăn trên không chỉ của NHNo&PTNT Việt Nam mà còn là khó khăn chung của đất nước, của mỗi vùng, miền về điều kiện cơ sở hạ tầng, điều
kiện phát triển kinh tế, mặc dù vậy NHNo&PTNT Việt Nam vẫn kiên trì và kiên quyết triển khai bằng được các chương trình hiện đại hoá.
Ngày 08-10-2003, NHNo&PTNT đã công bố hoàn thành kỹ thuật dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (gọi tắt là IPCAS). Đây là dự án có tiến độ thực hiện nhanh nhất trong số 6 tiểu dự án của NHTM thuộc dự án hiện đại hoá do ngân hàng thế giới (WB) tài trợ.
Hệ thống IPCAS (Interbank payment and customer accouting system) là chương trình phần mềm tin học mới triển khai cho các chi nhánh NHNo&PTNT thuộc dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng do ngân hàng thế giới tài trợ nhằm thực hiện chiến lược hiện đại hoá ngân hàng.
Dự án IPCAS bắt đầu thực hiện từ tháng 03-2002 bởi nhà thầu Huyndai Information Technology (Hàn Quốc). Sau một năm nghiên cứu, phát triển và vận hành thử nghiệm, đến tháng 03-2003 hệ thống IPCAS đã triển khai tại một số chi nhánh NHNo&PTNT.
IPCAS là một hệ thống mở, có thể dễ dàng mở rộng và tích hợp với các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ khác, IPCAS gồm có các phân hệ có khả năng xử lý toàn bộ và cải tiến một số nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Vì được xây dựng theo mô hình tập trung nên có khả năng xử lý đa hệ, duy trì kế toán đồ và duy trì dấu vết kiểm toán theo đúng các chuẩn và thông lệ quốc tế.
Với việc vận hành thống nhất hệ thống IPCAS trên phạm vi toàn quốc, cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung tại trụ sở chính, các giao dịch hạch toán tại chi nhánh được cập nhật tức thời vào sổ cái và dữ liệu được quản lý chung tại trụ sở chính.
Hệ thống mới đáp ứng được các yêu cầu xử lý bao gồm tất cả các modul nghiệp vụ ngân hàng cơ bản như: Thông tin khách hàng (CIF), sổ cái (GL), tiền gửi (DP), tiền vay (Loan), tài trợ thương mại (TF), quản lý vốn và
ngoại tệ, thanh toán,....và cung cấp dữ liệu đầu vào cho hệ thống thông tin báo cáo phục vụ công tác quản trị và điều hành. Hệ thống mới cũng cho phép cải tiến hoạt động kế toán, kiểm soát nội bộ của ngân hàng thông qua Modul kế toán và kiểm soát nội bộ (General Affaires Module). Tăng cường khả năng quản lý và kiểm soát quản lý cho vay, khả năng thanh khoản,.. ..và khả năng quản lý đầy đủ, chặt chẽ các quá trình triển khai nghiệp vụ, đánh giá tức thời kết quả kinh doanh của từng chi nhánh cũng như toàn hệ thống, quản lý có hiệu quả rủi ro trong kinh doanh.
Thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, hệ thống IPCAS vừa cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của một NHTM truyền thống, vừa đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới của một ngân hàng hiện đại như: thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Nó cho phép cải tiến phương thức phục vụ như: giao dịch đa chi nhánh (gửi, rút nhiều nơi), thuận tiện cho khách hàng, mô hình giao dịch một cửa tiết kiệm thời gian, giảm thiểu phiền hà cho khách hàng. Đồng thời, hệ thống này được thiết kế có tính mở nên có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mới trong tương lai.