Một số kiến nghị đối với chính phủ, ngân hàng nhà nước và NHNN

Một phần của tài liệu 0894 nâng cao hiệu quả giao dịch một cửa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 97)

HÀNG NHÀ

NƯỚC VÀ NHNO&PTNT VIỆT NAM 3.3.1. Đối với Chính phủ

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế để các

NHTM sớm có đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể, Nhà nước cần khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư) đối với các luật đã ban hành và đã có hiệu lực như Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật giao dịch điện tử, Luật cạnh tranh, Luật thương mại, Luật các công cụ chuyển nhượng, Pháp lệnh ngoại hối... Việc xây dựng và điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật nói trên cần được dựa trên nguyên tắc: các quy định phải sát với chuẩn mực và thông lệ quốc tế có tính đến điều kiện của Việt Nam; tránh có quy định không thống nhất giữa Luật chung và Luật chuyên ngành; các văn bản hướng dẫn cần đồng bộ, thống nhất và tránh chồng chéo.

Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và hiệu quả của việc ứng dụng vào nhiều ngành kinh tế đặc biệt là ngành ngân hàng, Nhà nước nên có những chính sách vào việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin một cách đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo cho việc truyền tin và là cơ sở cho việc phát triển hiện đại hoá đồng bộ hệ thống ngân hàng.

Nhà nước cần cho phép các NHTM được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư trong nước như các doanh nghiệp khác, trong lĩnh vực đầu tư hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ để phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quan trọng và thiết yếu. Ngoài việc dùng vốn tự có để đầu tư, cho phép các NHTM vay vốn dài hạn như các doanh nghiệp khác.

Thay đổi thói quen của người dân, giúp họ tự giác tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ khó đạt hiệu quả cao nếu sử dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính. Khách hàng dù là cá nhân hay doanh nghiệp sẽ đón nhận các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt , chuyển tiền, hỗ trợ tư vấn... khi họ thực sự thấy được lợi ích của những sản phẩm này mang lại theo các tiêu chí như nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi. Do

vậy, việc Nhà nước hỗ trợ các NHTM hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người dân về sự cần thiết cũng như tính năng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn, nhanh chóng hơn.

3.3.2. Với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần xem xét, sửa đổi, hoàn thiện và ban hành mới hệ thống văn bản quy phạm phát luật về quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin và việc triển khai chương trình hiện đại hoá toàn ngành ngân hàng, nên sớm nghiên cứu và đưa ra phần mềm kế toán giao dịch tiêu chuẩn để hướng tới thống nhất quy trình và phương pháp hạch toán kế toán trong toàn ngành ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành thống nhất quy trình cụ thể thống nhất giữa các NHTM trong việc vận dùng mô hình kế toán giao dịch vào thực tiễn hoạt động. Hiện nay, mỗi ngân hàng đều tự xây dựng cho mình một quy trình nghiệp vụ và thực hiện quy trình nghiệp vụ riêng cho mình và không ngân hàng nào giống ngân hàng nào. Điều này gây khó khăn cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Đặc biệt NHNN cần ban hành quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động. Hiện nay, các ngân hàng đang rất bị động phụ thuộc vào công nghệ từ nước ngoài. Mỗi ngân hàng tự chọn cho mình một giải pháp công nghệ riêng dẫn tới sự không đồng bộ về công nghệ gây khó khăn và tốn kém cho quá trình kết nối dữ liệu trong hệ thống Ngân hàng để phục vụ cho việc thanh toán vốn giữa các NHTM.

Mặt khác, việc ban hành các quy trình giao dịch một cửa thống nhất làm chuẩn mực cho các NHTM thực hiện theo là một việc làm rất cần thiết của NHNN. Các quy trình này sẽ làm chuẩn mực để NHNN có thể theo dõi quản lý hoạt động của các NHTM, đồng thời là cơ sở để xử lý những trường hợp vi phạm quy trình trong xử lý nghiệp vụ của các NHTM.

Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống mạng cục bộ tại các chi nhánh ngân hàng Nhà nước và các chi nhánh NHTM theo hướng ứng dụng các kỹ thuật mới, hiện đại; nghiên cứu, thiết kế và xây dựng chiến lược triển khai và ứng dụng công nghệ viễn thông hiện đại phù hợp với Ngân hàng.

Người dân Việt Nam còn chưa có thói quen sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng nhất là trong giao dịch thanh toán. Mặt khác, trình độ dân cư chưa đồng đều, nhận thức về dịch vụ ngân hàng còn chưa phổ biến. Do vậy, ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành những quy chế để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán để một mặt đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ, mặt khác tạo ra một môi trường hoạt động an toàn cho các ngân hàng khi chuyển sang giao dịch một cửa, bằng cách: liên kết với các ngành như bưu điện, thuế, nước, điện lực,....và thực hiện thanh toán các chi phí này với người dân qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng để người dân có thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng.

NHNN cần đi trước trong việc thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tập trung đầu tiên, mạnh mẽ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán để mọi khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế đều thông qua các định chế tài chính, đặc biệt là NHTM, tăng nhanh vòng quay vốn và hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng; hỗ trợ cho hoạt động của các NHTM như thành lập trung tâm thanh toán bù trừ thẻ ngân hàng, thành lập trung tâm chuyển mạch kết nối chung hệ thống giao dịch ATM của các NHTM trong phạm vi cả nước.

Tăng cường công tác thanh tra của Ngân hàng nhà nước với các NHTM, rà soát việc chấp hành các quy định về khai thác, lưu trữ, an toàn dữ

liệu trên máy tính và trên mạng máy tính của hệ thống ngân hàng Nhà nước và các NHTM nhằm khai thác có hiệu quả nhất hệ thống cơ sở dữ liệu, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho toàn hệ thống ngân hàng.

NHNN cần tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho các nghiệp vụ NHTM, đặc biệt là hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ ngân hàng sử dụng chứng từ điện tử, đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ điện tử. NHNN kết hợp với hiệp hội ngân hàng là đầu mối để thống nhất hoạt động của ngân hàng trên các lĩnh vực công nghệ, kết nối dữ liệu trong hệ thống ngân hàng để tận dụng được trang thiết bị máy móc hiện đại như máy ATM, giải quyết tình trạng hiện nay chỉ một số ít thẻ của ngân hàng này sử dụng được cây rút tiền tự động của ngân hàng khác, gây rất nhiều phiền toái cho khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và lãng phí vốn đầu tư vào thiết bị công nghệ hiện đại.

Một trong những vấn đề còn khó khăn để nâng cao chất lượng thanh toán của các NHTM chính là tốc độ thanh toán qua trung tâm bù trừ của NHNN còn chậm. Các trung tâm thanh toán bù trừ của NHNN được đặt tại các tỉnh và thành phố, vẫn thực hiện theo phương thức thủ công: các NHTM đánh chứng từ bù trừ vào máy rồi chuyển sang đĩa mềm hay truyền qua MODEM điện thoại đi bù trừ và NHNN chỉ thực hiện tối đa hai phiên bù trừ trong ngày. Vì vậy, NHNN cần thiết lập các trung tâm thanh toán bù trừ theo khu vực và quốc gia đồng thời hiện đại hoá công nghệ thanh toán tiến tới thực hiện thanh toán bù trừ tự động.

3.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

NHNo&PTNT Việt Nam là cơ quan điều hành, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của hệ thống. Chính vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần có những tác động cần thiết nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động qua đó nâng cao hiệu quả của mô hình giao dịch một cửa

NHNo&PTNT Việt Nam cần đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông mới, hiện đại phục vụ tốt hơn nữa công tác chuyên môn của ngành, tổ chức và cử cán bộ tham gia các hội thảo khoa học về công nghệ, các giải pháp về duy trì, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong ngành.

Việc đưa sản phẩm mới vào áp dụng phải được tiến hành một cách nhanh chóng, hoàn thiện từ việc cung cấp trang thiết bị đến hỗ trợ trong công tác đào tạo, vận dụng thực tiễn, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và áp dụng những sản phẩm mới có triển vọng và công nghệ kỹ thuật.

Đối với các sản phẩm dịch vụ mới, đề nghị lên kế hoạch, chương trình thông báo triển khai đến các chi nhánh sớm, tránh tình trạng để các chi nhánh bị động và thiếu sự chuẩn bị chu đáo trước khi tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới tới khách hàng; đồng thời có chương trình tập huấn công tác nghiệp vụ và marketing cùng các tài liệu có liên quan như tờ rơi, thư chào... để công tác triển khai tiếp cận khách hàng đạt hiệu quả cao và đồng bộ trong toàn hệ thống.

Đối với các sản phẩm dịch vụ hiện có, đề nghị tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ dựa trên các ứng dụng của dự án hiện đại hóa ngân hàng, Cụ thể:

- Nâng cấp chương trình Homebanking, đẩy nhanh tốc độ xử lý chương trình Citad đảm bảo chất lượng dịch vụ đặc biệt vào các giờ cao điểm, hỗ trợ tối đa cho các chi nhánh trong quá trình phục vụ khách hàng,

Khắc phục tình trạng đứt mạng, lỗi chương trình của hệ thống IPCAS, ATM,

POS để nâng cao chất lượng cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi đến giao dịch.

khai các dịch vụ thu hộ tiền điện, nước, điện thoại, thanh toán thẻ trả trước của Viettel,... qua hệ thống ATM.

- Đẩy mạnh quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức chuyển tiền quốc tế để phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối.

Xây dựng và hoàn thiện các quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng đơn giản, thuận tiện, rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như an toàn, hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.

Cần xây dựng các phương án phát triển hoạt động dịch vụ một cách đồng bộ và mạnh mẽ để bắt kịp với các ngân hàng khác. Tập trung phát triển các sản phẩm dựa trên nền công nghệ hiện đại. Tận dụng lợi thế của quốc gia đi sau, tìm hiểu, triển khai các sản phẩm của các quốc gia tiên tiến có cùng điều kiện kinh tế. Các sản phẩm mới phải mang tính đi trước, đón đầu.

Nghiên cứu và tiến tới triển khai phổ biến dịch vụ bảo hiểm, đầu tư và một số dịch vụ tài chính khác nhằm tăng thu dịch vụ trên cơ sở tận dụng mạng lưới hoạt động và đa dạng hoá sản phẩm, phân tán rủi ro.

Hiện nay, các công ty chứng khoán, NHTMCP,... đang đưa ra các chính sách đãi ngộ hấp dẫn (lương thưởng cao, vị trí công tác,...) để thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là đối với các cán bộ nhân viên có kinh nghiệm công tác, có trình độ và kiến thức chuyên môn khiến cho một số ít cán bộ nhân viên của NHNo&PTNT đang có sự dịch chuyển sang các đơn vị này. Vì vậy, để tạo tâm lý ổn định cho cán bộ yên tâm công tác, gắn bó với NHNo&PTNT thì đề nghị NHNo&PTNT sớm đưa ra chính sách đãi ngộ cụ thể đối với cán bộ nhân viên đặc biệt là đối với cán bộ nhân viên của các chi nhánh có nhiều đóng góp lớn cho hệ thống.

Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam dành ngân sách và thường xuyên có các chương trình đào tạo cụ thể hàng năm cho từng cấp cán bộ khác nhau từ quản trị điều hành đến tác nghiệp như thực tập quản trị điều hành tại các ngân hàng nước ngoài trong một thời gian nhất định cho các cấp lãnh đạo quy hoạch, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn (hỗ trợ 100% kinh phí cho các chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, ...).

Liên tục đào tạo, và khuyến khích tinh thần tự đào tạo trong mỗi cán bộ công nhân viên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trình độ vi tính để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cao của việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào chương trình giao dịch để góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình giao dịch một cửa.

Việc đồng bộ hoá công nghệ ngân hàng hiện đại trong toàn hệ thống NHNo&PTNT đã được thực hiện trong toàn hệ thống trong năm 2008, chính vì thế các ngân hàng cần phối hợp giữa tỉnh và trung ương để nâng cao hệ thống đường truyền dữ liệu và nâng cấp dần cơ sở hạ tầng thông tin. Đồng thời, cần thường xuyên có lớp tập huấn ngắn hạn, các văn bản hướng dẫn quy trình giao dịch một cửa, và ứng dụng các sản phẩm mới đến cán bộ toàn ngành, nhằm tạo sự đồng bộ và phát triển công nghệ tiến tới một mô hình giao dịch một cửa hiện đại, chất lượng cao.

Kết luận chương 3: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng mô hình giao dịch một cửa của NHNo&PTNT Thanh Hoá, với việc đưa ra những định hướng về nâng cao chất lượng giao dịch một cửa trong giai đoạn 2010- 2015 trong chương 3 này tôi đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hơn mô hình kế toán giao dịch một cửa. Trong đó, NHNo&PTNT Thanh Hoá cần đặc biệt chú trọng đến các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, cũng như tận dụng các cơ hội để hiện đại hoá công nghệ của ngân hàng. Đây là

hai yếu tố then chốt quyết định tới hiệu quả giao dịch một cửa, qua đó tác động

đến hiệu quả của quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ, tạo nên lợi thế cạnh tranh, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT Thanh Hoá.

Chương 3 cũng nêu ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý vĩ mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nâng cao hơn nữa mức độ hiện đại hoá ngân hàng, đồng thời thúc đẩy người dân Việt Nam có thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng thay bằng các hình thức thanh toán bằng tiền mặt đang phổ biến như hiện nay.

KẾT LUẬN

Việc áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và trong hoạt động kế toán ngân hàng nói riêng là một đòi hỏi khách quan trong điều kiện phát triển khoa học, kinh tế với sự hội nhập khu vực và trên thế giới. Hiện nay, mặc dù mô hình kế toán giao dịch tại NHNo&PTNT Thanh Hoá đã được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến việc hoàn thiện mô hình chuẩn giao dịch một cửa. Chúng ta vẫn đang tiếp tục trang bị cơ sở vật chất, hoàn thiện phần mềm giao dịch và đào tạo nhân lực để có thể đáp ứng tốt nhất cho công cuộc hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán nhằm từng bước nâng cao vị thế của NHNo&PTNT Thanh Hoá. Mô hình giao dịch một cửa đã mang lại nhiều tiện ích cho cả khách hàng và ngân hàng do vậy việc phát huy

Một phần của tài liệu 0894 nâng cao hiệu quả giao dịch một cửa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w