Kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành

Một phần của tài liệu 0858 nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ gia đình và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam thông qua tổ vay vốn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 95)

Với truyền thống và kết quả đạt được, hiện tại cũng như lâu dài Agribank luôn xác định đầu tư cho chính sách tam nông là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Để chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống, phục vụ tốt hơn cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho Agribank, kính đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành có liên quan xem xét nghiên cứu một số nội dung cụ thể như sau:

(i) Chính sách cần bám sát thực tiễn, phù hợp với thực tiễn, muốn đạt được điều này khi xây dựng chính sách cần tạo điều kiện để các ngành có liên quan, các đối tượng thụ hưởng chính sách tham gia góp ý rộng rãi. Chấm dứt hiện tượng chính sách ban hành không thực hiện được, thực hiện với hiệu quả không cao...

(ii) Tổ chức thực hiện chính sách là khâu đặc biệt quan trọng, cần dược phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị mà trực tiếp là các bộ ngành có liên quan. Thực tế các chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đều có mục tiêu làm đổi mới có tính cách mạng trong nông nghiệp nên đòi hỏi phải được tổ chức triển khai đồng bộ, chặt chẽ mới thành công. Thực tế hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank đã chứng minh, ở đâu có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương thì ở đó người dân dễ tiếp cận vốn ngân hàng và sử dụng vốn vay hiệu quả hơn vì thế nợ xấu cũng thấp hơn.

(iii) Trong tất cả các khâu từ cung ứng nguyên liệu vật tư đầu vào, sản xuất sản phẩm nông nghiệp, thu mua chế biến và tiêu thụ thì khâu tiêu thụ là quan trọng nhất và quyết định thành công của chuỗi sản xuất. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ, tuyên truyền quảng cáo để tạo thương hiệu

quốc gia cho các sản phẩm, ngay chính ở thị trường trong nước.

(iv) Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động tín dụng nói chung và của Agribank nói riêng.

- Mở rộng chính sách cho vay không có tài sản đảm bảo trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bởi thực tế vấn đề tài sản thế chấp không có giá trị nhiều trong việc thu hồi vốn khi khoản vay gặp rủi ro. Tuy cơ chế tín dụng cho phép TCTD được quyền quyết định cho vay không thế chấp tài sản nhưng với những rủi ro của lĩnh vực này hiện nay thì nếu không có chính sách của Chính phủ thì số lượng TCTD muốn mở rộng cho vay đối với khu vực này.

- Khi thực hiện nhiệm vụ chính sách các TCTD cũng phải được hưởng những ưu đãi của chính sách như các đơn vị thụ hưởng như: Tạo nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách giảm lãi suất, cách tính các hệ số an toàn, chính sách thuế...

- Tạo các điều kiện nâng cao năng lực tài chính để Agribank đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN; Thực hiện tốt hơn nữa chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình Agribank chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối nhằm tăng cường năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện để Agribank tiếp tục là trụ cột tài chính đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo đề án tái cơ cấu nền kinh tế.

Kết luận Chương III

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn là những đối tượng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ định hướng đầu tư, phát triển trong những năm tiếp theo và đây cũng là thị trường đầy tiềm năng mà Agribank đang có lợi thế, tiếp tục định hướng tập trung đầu tư, phát triển. Cho vay qua tổ vay vốn là một giải pháp hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng tín dụng cũng như năng suất

lao động, giảm tải cho cán bộ ngân hàng nhưng cần sớm khắc phục những hạn chế như thời gian vừa qua để đạt kết quả cao hơn nữa. Hiện nay, tổ vay vốn, tổ cho vay lưu động đang chỉ cung cấp dịch vụ tín dụng thuần túy, chưa kết hợp được bán chéo các sản phẩm ngân hàng khác, do đó Agribank cần sớm có lộ trình thực hiện, đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường. Trong thực tế triển khai sẽ luôn gặp những khó khăn, vướng mắc đòi hỏi các cấp lãnh đạo Agribank phải bám sát thực tiễn qua đó chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, không ngừng cải tiến phương pháp, mô hình tổ chức, hoạt động của tổ vay vốn cũng như áp dụng công nghệ khi thực hiện để nâng cao hơn nữa chất lượng.

KẾT LUẬN

Nông nghiệp - Nông dân - Nông dân trong suốt những năm qua luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ chú trọng đầu tư, phát triển; trong đó Agribank được giao trọng trách giữ vững vai trò chủ lực, trực tiếp đảm trách và thực thi các chính sách, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực. Trong suốt gần 30 năm hình thành, phát triển của mình, Agribank đã thực hiện tốt nhiệm vụ, luôn là ngân hàng dẫn đầu về thị phần, thị trường khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, sự thay đổi xu thế đầu tư cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác, Agribank cần có những giải pháp để duy trì, củng cố vị thế trên thị trường. Mô hình cấp tín dụng cho hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn là một trong những giải pháp được ban lãnh đạo Agribank xác định hoạt động có hiệu quả, cần được triển khai, áp dụng trên toàn hệ thống, đặc biệt là khu vực địa bàn nông thôn.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong phạm vi hạn hẹp của một luận văn, đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua tổ vay vốn” đã giải quyết ba vấn đề quan trọng:

Thứ nhất, giới thiệu tổng quát về hoạt động tín dụng cho khách hàng hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn tại ngân hàng thương mại;

Thứ hai, phân tích làm rõ thực trạng tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn tại Agribank;

Thứ ba, đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn tại Agribank cũng như những đề xuất kiến nghị.

Dựa trên những phân tích thực trạng của hoạt động đầu tư tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tại Chương II, các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, luận văn đã đưa hai nhóm giải pháp từ chung đến cụ thể để nâng cao chất lượng tín dụng thông qua tổ vay vốn. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất đối với các bộ, ban, ngành trong việc xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật đối với hoạt động đầu tư tín dụng cho nông nghiệp nông thôn cũng có một số cơ chế, chính sách hỗ trợ Agribank trong quá trình thực hiện.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Agribank gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, tập thể ban lãnh đạo và cán bộ Agribank đều luôn xác định đầu tư cho nông nghiệp nông thôn là mục tiêu số một, thực hiện đúng chủ trương, chính sách, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Nếu thực hiện được các giải pháp đã đề ra, khi triển khai sẽ tạo ra những hiệu quả kinh tế không chỉ cho Agribank mà còn cho toàn xã hội. Mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ góp phần phát triển sản xuất hàng hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống tinh thần, vật chất của người dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với thành thị, đồng bằng. Nguồn vốn cho vay của Agribank sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất, thu nhập, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản. Trên cơ sở đó, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước sẽ thực sự đi vào cuộc sống, được người dân ủng hộ, tin tưởng, góp phần giữ vững ổn định quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2008),Nghị quyết số 26-NQ/TW lần thứ 07 Ban chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Bộ Tư pháp (2016), Nội dung cơ bản của Bộ luật dân sư năm 2015 (Tài liệu tuyên truyền pháp luật).

3. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa Xvề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

4. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 06/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016.

5. Mạc Văn Tiến (2017), Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Những nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự năm 2015.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Những điểm mới chủ yếu của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2015), Đề án chiến lược kinh doanh của Agribank giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

9. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Triển vọng kinh tế Việt Nam trung hạn trong giai đoạn 2016 - 2020.

10. Thủ tướng Chính Phủ (2016), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

11. Thủ tướng Chính Phủ (2013), Quyết định sổ 899/QĐ-TTg v/v phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

12. Thủ tướng Chính Phủ (2017), Quyết định sổ 1058/QĐ-TTg v/v phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thổng các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

13. Tổng cục thống kê (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2015.

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2005),

Bộ Luật dân sự sổ 33/2005/QH11.

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2010), Luật các tổ chức tín dụng sổ 47/2010/QH12.

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2015), Bộ Luật dân sự sổ 91/2015/QH13.

17. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.

18. Vũ Thị Hồng Yến (2015), Hộ gia đình, tổ hợp tác trong Bộ luật dân sự sửa đổi.

Một phần của tài liệu 0858 nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ gia đình và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam thông qua tổ vay vốn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w