Một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đốivới khách

Một phần của tài liệu 0858 nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ gia đình và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam thông qua tổ vay vốn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 39)

1.4.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

thì các NHTM phải có một lượng vốn dồi dào và có tính ổn định cao. Vốn cho các NHTM có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn cấp phát của Chính phủ, nguồn vay từ các cơ quan của Chính phủ như Bộ Tài chính, NHNN, phát hành trái phiếu,... nhưng chủ yếu vẫn là nguồn vốn thương mại huy động từ người dân, tổ chức kinh tế. Không chỉ dừng lại ở vấn đề quy mô, khả năng cấp tín dụng của các NHTM còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn huy động là ngắn, trung, dài hạn, chi phí huy động vốn so với mức lãi suất cho vay,.

Ngoài ra, quy định nội bộ của các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng. NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, chính vì vậy tín dụng thương mại yêu cầu những điều kiện chặt chẽ hơn so với tín dụng chính sách. Trong quá trình hoạt động, tùy thuộc vào sự chuyên biệt mà mỗi ngân hàng sẽ cân nhắc mức độ ưu tiên, cơ cấu đầu tư đối với nhóm khách hàng hộ gia đình, cá nhân so với tổng thể hoạt động tín dụng của tổ chức.

Sự phù hợp của mô hình, cách thức tổ chức để cung cấp dịch vụ tín dụng đến khách hàng. Cách thức tổ chức có chặt chẽ, mô hình hoạt động phù hợp với thực tế sẽ giúp mang lại những dịch vụ với chất lượng tốt nhất đến với khách hàng. Ngoài ra, những yếu tố này còn giúp ngân hàng kiểm soát được chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng. Đặc biệt, đối với dịch vụ được cung cấp là tín dụng cho nhóm khách hàng hộ gia đình, cá nhân với đặc điểm số lượng món vay lớn, giá trị không cao, không thường xuyên càng đòi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp kiểm tra, giám sát phù hợp, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, kiểm soát được dòng tiền.

Quy trình cấp tín dụng và chất lượng thẩm định tín dụng. Quy trình cấp tín dụng là sự cụ thể hóa chính sách tín dụng, trong đó thẩm định là khâu quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Làm tốt công tác thẩm định là điều kiện tiền đề để ngân hàng có thể kiểm tra, giám sát quá trình

sử dụng vốn vay của khách hàng. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể kiểm soát được doanh thu, dòng tiền, thu hồi đầy đủ gốc và lãi tiền vay đúng hạn, đồng thời tạo điều kiện để tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Tuy nhiên, cấp tín dụng đốivới nhóm khách hàng hộ gia đình, cá nhân có nhiều yếu tố khác biệt so với nhóm khách hàng pháp nhân (doanh nghiệp) như cách thức phân tích đánh giá tình hình tài chính, phương án sử dụng vốn,... do đó để chất lượng thẩm định tín dụng được tốt thì công tác xây dựng quy trình thẩm định chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn từng nhóm khách hàng là rất quan trọng. Với cách thức, cơ cấu tổ chức cung cấp dịch vụ hợp lý, ngân hàng sẽ nâng cao chất lượng hoạt động cấp tín dụng và sẽ được phản ánh thông qua các chỉ tiêu.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như trình độ công nghệ, hệ thống thông tin, chất lượng nguồn nhân lực (cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định). cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng cấp tín dụng đối với khách hàng hộ gia đình, cá nhân của các NHTM.

1.4.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

Nhân tố ảnh hưởng thứ nhất là tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của quốc gia. Tốc độ phát triển, trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Nền kinh tế càng phát triển, người dân càng có tiềm lực tài chính, nhu cầu về dịch vụ tài chính ngày càng cao nhất là dịch vụ thanh toán, gửi tiền, vay tiêu dùng. Công cuộc phát triển kinh tế cần nguồn lực lớn, phải huy động từ nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội như Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cá nhân,...Một quốc gia giàu mạnh, tích lũy được nguồn lực tài chính lớn có thể triển khai nhiều chính sách với quy mô lớn trong thời gian dài. Với vai trò là chủ thể chính, Chính phủ ban hành các chính sách, cung cấp nguồn tài chính to lớn cũng như khuyến khích các chủ thể khác tham gia đầu tư vào các lĩnh vực. Nguồn vốn hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ tín dụng như cấp bù lãi suất,

quy mô nguồn vốn các chương trình chính sách nếu được đảm bảo đầy đủ và kịp thời sẽ khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, tình hình phát triển chung của xã hội cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Nếu đời sống kinh tế xã hội hiện đại với trình độ văn hóa, sản xuất, cơ sở hạ tầng ở mức cao, công tác đầu tư phát triển sẽ đạt hiệu quả, gặp nhiều thuận lợi hơn. Trái lại, với một xã hội lạc hậu, chậm phát triển so với phần còn lại của thế giới sẽ dẫn đến tình trạng khó tiếp cận với phương thức sản xuất tiên tiến, khoa học kỹ thuật, nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng thương mại.

Nhân tố ảnh hưởng thứ hai., điều kiện tự nhiên, thế mạnh của từng vùng. Ví dụ đối với lĩnh vực nông nghiệp, với lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu nóng ẩm gió mùa cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc, giàu phù sa nên về tổng thể Việt Nam có thế mạnh về phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, canh tác đa dạng. Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hóa theo chiều Bắc - Nam, sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa các vùng: trung du,miền núi có thế mạnh là các cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn; khu vực đồng bằng với thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ, nuôi trồng thuỷ sản... Chính vì thế, mà với mỗi vùng, khu vực đòi hỏi Nhà nước, hộ gia đình, cá nhân cũng như các NHTM phải có chính sách, định hướng đầu tư khác nhau.

Nhân tố ảnh hưởng thứ ba, chính sách đầu tư của Chính phủ. Các chính sách đầu tư của Chính phủ để đạt được kết quả tốt đòi hỏi phải có tính hợp lý, kịp thời và đồng bộ. Một chính sách đầu tư hợp lý sẽ hướng tới khắc phục những khó khăn mà nền kinh tế quốc gia và các chủ thể đang phải đối mặt cũng như giải quyết những tồn tại ở trong chính sách đầu tư đã được triển

khai trước đó. Để đảm bảo được tính hợp lý thì những chính sách đầu tư cần được xây dựng, ban hành và triển khai một cách kịp thời nếu không những thay đổi trong quá trình thực tế sẽ dẫn đến mức độ hợp lý của chính sách bị suy giảm. Và để triển khai hiệu quả các chính sách, trong quá trình ban hành, Chính phủ cần có tính thống nhất, đồng bộ cao. Các chính sách có mối quan hệ rất chặt chẽ, luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau; chính sách tín dụng sẽ không thể phát huy hết tác dụng nếu các rào cản khác về đầu tư, thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh,... chưa được tháo bỏ và ngược lại.

Bên cạnh đó, là một nước nông nghiệp lâu đời nên nông dân (hộ gia đình, cá nhân) vẫn là lực lượng lao động chủ lực tại Việt Nam. Vì vậy, khi các chính sách được ban hành cần phải có sự lưu ý nhất định vào nhóm đối tượng này, từ đó sẽ góp phần kích thích sự phát triển của khu vực nông nghiệp nông thôn. Nếu Chính phủ có những chính sách hỗ trợ đặc thù, đặt mục tiêu hướng tới các giải pháp hỗ trợ đồng bộ, kịp thời cho người nông dân trên nhiều mặt, từ tài chính cho đến hỗ trợ về việc tiếp cận thông tin, khoa học kỹ thuật, tổ chức quản lý,. thì sẽ giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất lao động cho người nông dân, tạo sức bật chung cho khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Kết luận Chương I

Hệ thống các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng với chức năng điều tiết, cung cấp nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa tăng trưởng ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn tiềm ẩn rủi ro thì việc đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng hộ gia đình, cá nhân là định hướng đúng đắn. Tuy nhiên đây cũng là thị trường đang có sự cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của các NHTM, công ty tài chính. Bên cạnh đó, với đặc thù món vay nhỏ lẻ, phân tán thì các NHTM cần có những giải pháp phù hợp

để tiếp cận được khách hàng, tiết kiệm chi phí đồng thời nâng cao chất lượng quản lý, giám sát khoản vay. Cho vay qua tổ vay vốn là phương thức tổ chức tín dụng đặc thù của một số TCTD trong đó có Agribank triển khai để giải quyết các vấn đề nêu trên. Cho vay qua tổ vay vốn có đầy đủ tính pháp lý, tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

THÔNG QUA TỔ VAY VỐN

2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 0858 nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ gia đình và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam thông qua tổ vay vốn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w