Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu 0858 nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ gia đình và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam thông qua tổ vay vốn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 90)

(i) Thiếu chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể từ Trụ sở chính Agribank:

Agribank đã có chủ trương và nhiều quy định về việc cho vay qua tổ, song thiếu chỉ đạo hướng dẫn triển khai tổ cho vay lưu động, thiếu quy trình giải ngân, thu nợ, thu lãi qua tổ vay vốn, các chi nhánh tự làm theo nhiều cách thức khác nhau. Bên cạnh đó, Agribank chưa có hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động đối với tổ cho vay lưu động, chế độ chứng từ và cách hạch toán thu lãi từ tổ vay vốn thông qua tổ cho vay lưu động. Đây là những nguyên nhân chính của việc cho vay qua tổ vay vốn - triển khai tổ cho vay lưu động kém hiệu quả và không thống nhất trên toàn hệ thống.

(ii) Các chi nhánh còn e dè cho vay qua tổ

Cho vay qua tổ vay vốn chưa phải là biện pháp bắt buộc, đối tượng, mức cho vay không được xác định, trong khi các chi nhánh còn thiếu phương pháp quản lý, lo ngại cho vay qua tổ nợ bị xâm tiêu, chi phí tăng do phải chi hoa hồng dẫn đến mức cho vay bị hạn chế.

(iii) Các chi nhánh chưa xác định được mục tiêu cho vay qua tổ và giải pháp thực hiện

Mục tiêu cuối cùng cho vay qua tổ là nhằm giảm tải công việc, giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả cho vay. Muốn vậy, giải pháp tốt nhất là triển khai cho vay qua tổ vay vốn đồng thời với triển khai tổ cho vay lưu động để thu lãi tại xã theo lịch cố định, trên cơ sở đó áp dụng bảng kê thu lãi, thực hiện hạch toán theo lô. Tuy nhiên, các chi nhánh chưa tổ chức thực hiện nên hàng tháng lãi vẫn thu tại trụ sở Agribank dẫn đến yêu cầu cốt lõi đối với cho vay qua tổ không giải quyết được.

(iv) Việc ủy quyền cho các tổ trưởng tổ vay vốn thu lãi

Thực tế, việc tổ chức thu lãi tại xã nếu không ủy quyền cho các tổ trưởng tổ vay vốn thu lãi nộp thay cho các thành viên thì khách hàng đến giao dịch

tại điểm giao dịch của tổ cho vay lưu động quá đông, chưa giải quyết được vấn đề tiết kiệm chi phí, cải thiện tốc độ giao dịch. Để tránh áp lực khách hàng quá đông vào ngày giao dịch thu nợ, giám đốc các chi nhánh vẫn phải ủy quyền cho các tổ trưởng tổ vay vốn thực hiện thu lãi nhằm giảm áp lực cho cán bộ.

(v) Chưa có sự phối hợp giữa đơn vị nghiệp vụ tại Trụ sở chính với Trung tâm công nghệ thông tin Agribank

Những vướng mắc về tin học liên quan đến hoạt động cho vay qua tổ cũng như triển khai tổ cho vay lưu động thiếu phản ánh cụ thể, yêu cầu khắc phục không rõ ràng, chưa có sự phối hợp giữa đơn vị nghiệp vụ với Trung tâm công nghệ thông tin Agribank làm cho việc hỗ trợ công nghệ đối với công tác thống kê, phân tích, đánh giá báo cáo kết quả cho vay qua tổ vay vốn chưa đáp ứng.

(vi) Chi nhánh có những quy định cho vay qua tổ không hợp lý

Quá trình cho vay qua tổ để quản lý dư nợ, nhiều chi nhánh đã tự bổ sung thêm những quy định, ví dụ như: nếu có một thành viên để nợ quá hạn thì cả tổ sẽ không được vay tiếp dẫn đến một bộ phận khách hàng có nhu cầu vay vốn không muốn tham gia vào tổ vay vốn.

(vii) Nguyên nhân khác

Mức cho vay qua tổ thấp, số lượng thành viên mỗi tổ vay vốn bị giới hạn, hầu hết các chi nhánh chưa gắn lợi ích kết quả cho vay qua tổ vay vốn với cán bộ tín dụng, dẫn đến khách hàng và cán bộ tín dụng đều không muốn triển khai vay vốn qua tổ với nhiều lý do khác nhau.

Kết luận Chương II

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi ngân hàng đều phải có những chiến lược, định hướng kinh doanh đứng đắn để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Đối với Agribank, nhóm khách hàng chiến lược hộ

gia đình, cá nhân, đặc biệt là tại các tỉnh, khu vực nông nghiệp nông thôn đang phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều TCTD khác. Chính vì vậy, bài toán phải củng cố, phát triển thị phần cùng với nâng cao chất lượng tín dụng, khả năng kiểm tra, giám sát trong khi tại nhiều địa bàn, cán bộ đã có dấu hiệu quá tải đặt ra thách thức không nhỏ đối với ban lãnh đạo Agribank.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM THÔNG QUA TỔ VAY VỐN

3.1. Cơ sở đẩy mạnh, nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua tổ vay vốn

Theo các nghiên cứu của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2015, dân số từ 15 tuổi trở lên (nguồn lao động) của Việt Nam đạt 70,60 triệu người, trong đó ở nông thôn có 46,73 triệu người; quy mô lực lượng lao động là 54,32 triệu người, trong đó ở khu vực thành thị chiếm 31,50%,khu vực nông thôn chiếm 68,50%. Về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, ngành nông nghiệp có 24,03 triệu lao động, chiếm 45,19% tổng số lao động có việc làm. Bên cạnh đó, thực tế triển khai trong những năm vừa qua cho thấy, hoạt động cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn tại Agribank chủ yếu chỉ triển khai được tại các địa bàn nông nghiệp, nông thôn; nói cách khác hoạt động cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn tại Agribank gắn chặt với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, định hướng phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn của Đảng, Nhà nước có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược, giải pháp kinh doanh của Agribank đối với khách hàng hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

3.1.1. Cơ sở chính trị

Tiếp nối quan điểm về đổi mới, xây dựng nền nông nghiệp tại Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05 tháng 4 năm 1988 của Bộ Chính trị, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII ngày 05 tháng 8 năm 2008 tiếp

tục ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, Đảng và Chính phủ xác định xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ có liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị. Mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp tại Việt Nam, chủ trương của Đảng là hướng tới việc giải phóng sức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy nhu cầu thị trường nông thôn phát triển, qua đó hỗ trợ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa X, Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình hành động tại Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008, Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 7 tháng 3 năm 2012 về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016.

3.1.2. Cơ sở pháp lý

Trên cơ sở các Nghị quyết số 26-NQ/TW, Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP, Nghị quyết số 06/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013. Một trong những giải pháp chính được đưa ra tại Đề án chính là việc tiếp tục ưu tiên dành vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn. Đây là cơ sở pháp lý cho việc triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi cho từng ngành nghề cụ thể sẽ được ban hành.

Từ năm 2008 cho đến nay, Chính phủ, các bộ, ban, ngành đã thông qua nhiều văn bản đề hình thành một hệ thống chính sách ưu đãi đối với nông nghiệp nông thôn cũng như các đối tượng tham gia đầu tư. Trong hầu hết các chính sách này, Chính phủ đều quy định về việc sử dụng nguồn vốn tín dụng với những ưu đãi có tính đa dạng, đồng bộ, tương trợ cao. Điển hình như Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 và Nghị định 55/2015/NĐ-CP

ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng tới các tổ chức, cá nhân phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; một số chính sách hỗ trợ đặc thù khác đối với các ngành nghề, lĩnh vực mũi nhọn, ví dụ như: Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản; Chương trình cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên; Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra;...

3.2. Định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đối với địa bàn nông nghiệp nông thôn

Thực hiện chủ trương, chính sách của Chính phủ, trong những năm qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích cực triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, qua đó nâng cao năng lực tài chính, quản trị, đảm bảo khả năng phát triển hiệu quả, bền vững; số lượng các tổ chức tín dụng được duy trì ở mức hợp lý, đa dạng về sở hữu và loại hình. Trên cơ sở định hướng như vậy, các NHTM đã tự hoạch định những chiến lược kinh doanh riêng:

- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank xác định mục tiêu tổng quát là: Phấn đấu đưa Vietcombank trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam có sức ảnh hưởng khu vực, đứng vị trí thứ 400 trong Top 1000 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, hài hòa lợi ích giữa khách hàng, cổ đông và người lao động; Bước đầu triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế theo Basel II về quản trị rủi ro.

- Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu từ và Phát triển Việt Nam - BIDV xác định mục tiêu kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018: Giữ vững vị thế Ngân hàng chủ lực, có trách nhiệm quốc gia. Tăng trưởng tín dụng an toàn, bền

vững, hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ,...

- Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Vietinbank đưa ra mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất vào năm 2017, có tầm cỡ trong khu vực, chiếm lĩnh thị phần số một phân khúc khách hàng doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu số một ngân hàng bán lẻ.

- Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank, mục tiêu tổng quát trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 đã được đề ra là: Giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối; có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến,năng lực tài chính cao; hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; Giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển, cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn.

Có thể thấy, thị trường nông nghiệp nông thôn đều được BIDV và Agribank hướng tới trong chiến lược phát triển kinh doanh, trong đó, Agribank xác định đây là thị trường chủ lực.

Tại Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” ban hành theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19 tháng 07 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục định hướng vai trò chủ lực của Agribank trong đầu tư vào lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

Đề án chiến lược kinh doanh của Agribank giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, ban lãnh đạo Agribank cũng đã tiếp tục định hướng một trong những mục tiêu trọng tâm là NHTM cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, đạt các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, giữ vững vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển, cung cấp

dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn.

3.3. Định hướng phát triển tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua tổ vay vốn

Tiếp tục đẩy mạnh cho vay hộ gia đình và cá nhân thông qua các tổ chức chính trị - xã hội gắn chặt với chính quyền địa phương để hoàn thành trọng trách đầu tư phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao Agribank trong thực hiện chính sách tam nông.

Tổ chức cho vay qua tổ vay vốn theo hướng có chỉ đạo thống nhất toàn hệ thống, nâng dần tỷ trọng cho vay qua tổ trên tổng dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân qua đó giảm thiểu số lượng khách hàng phải đến giao dịch trực tiếp giảm bớt nhân lực, thời gian, tiết giảm chi phí cho cả Agribank và khách hàng; giảm áp lực công việc đối cán bộ, nâng cao năng suất, chất lượng tín dụng, phát triển bền vững đối với nhóm khách hàng hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời tận dụng lợi thế của Agribank về mạng lưới để triển khai phát triển các dịch vụ gia tăng từ đó củng cố, nâng cao giá trị thương hiệu của Agribank.

3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua tổ vay vốn

3.4.1. Nội dung giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua tổ vay vốn

Có thể thấy, những tồn tại, hạn chế chính của hoạt động tín dụng đối với hộ gia gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn tại Agribank hiện nay là từ mô hình tổ chức chưa có sự nhất quán trong hệ thống. Bên cạnh đó còn là những nguyên nhân như lãnh đạo các chi nhánh chưa nhận thức được lợi ích của việc cho vay qua tổ vay vốn; sản phẩm dịch vụ còn chưa đa dạng; vẫn còn tiềm ẩn

những rủi ro về việc tham ô trong quá trình hoạt động của các tổ;... Do đó, các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn tại Agribank tập trung vào một số nội dung chính như sau:

- Trụ sở chính Agribank có quy định, hướng dẫn các chi nhánh một cách thống nhất về quy trình, mô hình tổ chức hoạt động của tổ vay vốn;

- Có các biện pháp hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong quá trình triển khai thực hiện.

- Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung thông qua tổ vay vốn ngoài các dịch vụ tín dụng truyền thống như hiện nay;

3.4.2. Giải pháp chung nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua tổ vay vốn

Hiện nay chỉ có 62 chi nhánh trên tổng số hơn 150 chi nhánh trong toàn hệ thống triển khai cho vay qua tổ cho thấy lãnh đạo nhiều đơn vị chưa nhận thức đúng được về hiệu quả, lợi ích của mô hình. Một số đơn vị đã triển khai nhưng cách thức tổ chức chưa hiệu quả, còn lo ngại đối với việc chi trả hoa hồng cho tổ trưởng làm tăng chi phí hoạt động của chi nhánh. Vì vậy, ban lãnh đạo Agribank cần nâng cao nhận thức của giám đốc các chi nhánh trong toàn hệ thống.

Một vấn đề khác cần lưu ý đó là ban lãnh đạo Agribank cũng như lãnh đạo các chi nhánh cần phải tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ, tăng cường mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện cho vay qua tổ vay vốn. Thực tế cho thấy, các chi nhánh triển khai tốt như

Một phần của tài liệu 0858 nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ gia đình và cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam thông qua tổ vay vốn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w