Trong những năm qua, tổng tài sản của Agribank tăng trưởng đều hàng năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13%/năm (bình quân tăng khoảng 74.000 tỷ đồng/năm). Đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, tổng tài sản của Agribank đạt trên 1.001 nghìn tỷ đồng.
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng, %
Tổng tài sản M Tăng trưởng
Năm Tổng dư nợ tín dụng (Tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2011 443.476 6,90% 2012 479.786 8,19% 2013 530.600 10,59% 2014 553.553 4,33% 2015 626.357 13,15% 2016 745.134 18,96%
Biểu đồ 2.1 - Tổng tài sản Agribank giai đoạn 2011 - 2016
(Nguồn: BCTC của Agribank trong giai đoạn 2011 - 2016)
Đối với công tác huy động vốn: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định theo kế hoạch hàng năm, bình quân tăng khoảng 15%/năm, đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn thanh khoản. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, tổng nguồn vốn huy động thị trường 1 của Agribank đạt trên 924 nghìn tỷ đồng, tăng 479 nghìn tỷ đồng so với năm 2011 và chiếm trên 90% tổng nguồn vốn. Cơ cấu huy động vốn được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng vốn ổn định, kỳ hạn dài, giảm dần lãi suất đầu vào, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh, năng lực tài chính. Hiện nay, Agribank chiếm trên 14% thị phần huy động vốn trong nước, tiếp tục là NHTM chiếm thị phần huy động vốn lớn nhất trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam từ trước đến nay. Tuy nhiên, thị phần của Agribank giảm nhẹ so với năm 2011 (0,22%), trong khi các NHTM có vốn Nhà nước lớn khác như BIDV, Vietcombank, Vietinbank vươn lên tăng dần thị phần trong nước.
70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 14.82% 14.60%
Agribank Các NHTM quốc doanh khác Các NHTM khác □ Năm 2011 BNam 2016
Biểu đồ 2.2 - Thị phần huy động vốn của 04 NHTM lớn nhất Việt Nam
(Nguồn: Số liệu thu thập từ các báo cáo khảo sát của Agribank)
Trong hoạt động tín dụng, Agribank tiếp tục hoàn thiện và ban hành
nhiều quy chế, quy định, tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng toàn hệ thống, triển khai thực hiện những chương trình cho vay theo chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước như cho vay vốn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn - được thay thế bởi Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015; cho vay theo Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; cho vay theo các chương trình tái canh cà phê, tạm trữ lúa gạo, giảm tổn thất sau thu hoạch,.. .Đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, tổng dư nợ tín dụng quy đổi Việt Nam đồng của Agribank đạt trên 745 nghìn tỷ đồng, tăng trên 302 nghìn tỷ đồng (tương đương với tỷ lệ tăng 68%) so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt bình quân khoảng 11%/năm. Tính đến thời điểm ngày 30/6/2017, tổng dư nợ tín dụng quy đổi Việt Nam đồng của Agribank đạt trên 781 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 4,8% so với thời điểm ngày 31/12/2016.
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng, %
Biểu đồ 2.3 - Dư nợ tín dụng của Agribank giai đoạn 2011-2016
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng của Agribank trong các năm 2011 - 2016)
Cơ cấu tín dụng của Agribank tập trung vào cho vay nông nghiệp nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên, tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn hàng năm đạt trên 70%. Dư nợ cho vay theo địa bàn được chuyển dịch theo hướng giảm dần tại các thành phố lớn, tăng mạnh tại địa bàn các tỉnh, khu vực nông nghiệp nông thôn. Đến cuối năm 2016, dư nợ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội chiếm khoảng 21%, giảm hơn 15% so với năm 2011. Về thị phần, Agribank tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong hệ thống các TCTD tại Việt Nam về số lượng khách hàng, thị phần cho vay. Tuy nhiên, thị phần tín dụng của Agribank giảm nhẹ, năm 2011 chiếm 15,7%, đến năm 2016 giảm xuống 15,2% (giảm 0,5%). Về cho vay nông nghiệp nông thôn, đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, Agribank đạt gần 500 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 50% dư nợ tín dụng đầu tư nông nghiệp nông thôn của toàn hệ thống TCTD.
Trong giai đoạn 2011 - 2016, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, Agribank đã tích cực, chủ động áp dụng nhiều giải pháp để tiếp tục củng cốuy tín, vị thế kinh doanh, tiếp tục giữ vững vị thế là NHTM hàng đầu, có tổng tài sản lớn nhất, mạng lưới hoạt động rộng nhất, số lượng khách hàng đồng nhất, tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn, nông dân cao nhất, đóng vai trò chủ lực, trực tiếp đảm trách, thực thi các chính sách của Đảng, Chính phủ, Nhà nước; hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.
2.2. Thực trạng tín dụng đối với khách hàng hộ gia đình, cá nhân tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua tổ