Kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 89 - 91)

4. Phương pháp nghiên cứ u:

2.4.1. Kết quả đạt được:

Thứ nhất, mục đích các cuộc thanh tra thu, chi ngân sách đúng đắn, chính xác, cụthểphù hợp với đặc điểm, tính chất của cuộc thanh tra đó. Đây là căn cứ đầu tiên và cũng là căn cứ quan trọng nhất mà cơ quan, người có thẩm quyền dựa vào

đó để đánh giá chất lượng hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách trong thời gian qua đã giúp phòng ngừa, ngăn ngừa những sai phạm, thiếu sót,

tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thu, chi NSNN của

các tổ chức, đơn vị và cá nhân; đồng thời phát hiện sớm, xử lý kịp thời những hành vi vi phạmtrong quá trình thu, chi NSNN của các tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Thứhai, các cuộc thanh tra thu, chi ngân sách được thực hiện cơ bản đáp ứng yêu cầu của một cuộc thanh tra ngân sách. Họat động thanh tra ngân sách tuân theo

pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời;

không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra.Mặt khác, để đạt được mục đích đãđặt ra, trong quá trình tiến hành thanh tra, cán bộ làm công tác thanh tra thu, chi NSNN phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đánh giá, tổng

hợp, phân tích số liêu; trên cơ sở đó có những đề xuất phù hợp.

Thứ ba, về cơ bản, công tác thanh tra đã được tiến hành trên cơ sở tuân thủ

chặt chẽ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra, bao gồm các bước tổ chức thực hiện quyền, việc ban hành các văn

bản như quyết định, kết luận, công văn yêu cầu, biên bản... Công tác thanh tra thu, chi NSNN được tiến hành với sự tập trung, huy động tối đa nguồn nhân lực, có

trọng tâm, trọng điểm, tránh được sự trùng lặp, chồng chéo, đảm bảo tiết kiệm tiết

kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc của nhà nước. Chú trọng đến công tác

đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong ngành thanh tra; đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định pháp luật và thực tếyêu cầu công việc. Nguồn nhân lực thực hiện công tác thanh tra thu,

chi NSNN cơ bản đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn được quy định tại Luật Thanh tra 2010 và Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 quy định về

thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

Thành viên đoàn thanh tra am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra; có khả năng am hiểu tình hình kinh tế - xã hội; khả năng nắm được nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy

định của Nhà nước vềquản lý kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, trong đó am hiểu, nắm bắt được đầy đủ, toàn diện các quy định pháp luật liên quan đến công tác quản lý và sửdụng NSNN. Bên cạnh đó, mỗi một thành viên đoàn thanh tra luôn tựtrang bị cho bản thân kiến thức, nội dung thực hiện quy trình nghiệp vụthanh tra. Sựam hiểu vềchuyên môn, nghiệp vụvà khả năng áp dụng những phương pháp thanh tra

một cách linh hoạt, phù hợp đã giúp thành viên đoàn thanh tra nhanh chóng chỉ ra

được những tồn tại, sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng NSNN theo những mục tiêu đãđềra.

Thứ tư, việc kiểm tra, xác minh hồ sơ, tài liệu tại đơn vị được tiến hành theo

đúng quy định pháp luật (30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định thanh

tra). Trong trường hợp những cuộc thanh tra có nội dung phức tạp, nhiều yếu tốcần phải xác minh, thực hiện gia hạn thời gian kiểm tra, xác minh, đảm bảo theo quy

định pháp luật.

Thứ năm, dưới sựlãnhđạo, chỉ đạo của cấpủy đảng, chính quyền địa phương, công tác thanh tra ngày càng được chú trọng, phát huy được tính tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quảcủa hoạt động quản lý nhà nước. Qua thanh tra, phát hiện, xửlý, chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng có liên quan, bảo vệcác quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân; xửlý thu hồi các khoản thu, chi NSNN

chưa đảm bảo quy định pháp luật, yêu cầu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, hướng dẫn công tác thu, chi NSNN

đảm bảo quy định pháp luật đối với các đơn vị được thanh tra.

Đồng thời,công tác thanh tra thu, chi NSNN được thực hiện với nội dung cốt lõi liên quan đến hoạt động quản lý, sửdụng NSNN tại địa phương trong thời gian

qua. Với việc sửdụng một cách đồng bộcác biện pháp nhằm phát huy tối đa vai trò của công tác thanh tra; hoạt động thanh tra thu, chi NSNN trong giai đoạn 2014-

2016 cơ bản đãđạt được những mục tiêu đề ra, cụthể: góp phần phòng ngừa, ngăn

ngừa những sai phạm, thiếu sót, tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các

nghiệp vụ thu, chi NSNN của các tổ chức, đơn vị và cá nhân. Phát hiện sớm, xử lý

kịp thời những hành vi vi phạm trong quá trình thu, chi NSNN của các tổ chức, đơn

vị, cá nhân. Qua đó, góp phần từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy thu, chi NSNN, tăng cường công tác quản lý cán bộ thực hiện thu, chi NSNN và nâng cao ý thức tuân thủ của các đối tượng liên quan. Hướng dẫn kịp thời các đơn vị trong

công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán thu, chi NSNN tại các đơn vị được thanh tra.

Thứ sáu, hoạt động thanh tra thu, chi NSNN đãđược tiến hành trên cơ sở các

yêu cầu quy định tại điều 3, Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và tại điều 4, Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC ngày 6/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định về

quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính. Thanh tra huyện Quảng Ninh đã chủ động tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh trong QLNN về công tác

thanh tra. Hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra thu, chi NSNN nói riêng được

tiến hành trên cơ sở quy định pháp luật về Thanh tra, tài chính, ngân sách và các nội dung khác có liên quan; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,

dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ

chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Sau khi kết thúc thanh tra, phải có Kết luận thanh tra; các Đoàn thanh tra tiến hành bàn giao đủ hồ sơ, tài liệu, chứng lý cho cơ

quan quyết định thanh tra theo đúng qui định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)