Các giải pháp về tổ chức thi hành Luật thanh tra:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 102 - 129)

4. Phương pháp nghiên cứ u:

3.2.2. Các giải pháp về tổ chức thi hành Luật thanh tra:

Thứ nhất, tăng cường chỉ đạo định hướng đối với hoạt động thanh tra,

thường xuyên nắm chắc tình hình để xây dựng kế hoạch thanh tra trình, đồng thời tiến hành thanh tra đột xuất, thanh tra lại khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật. Lãnh đạo chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo tích cực các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc nghiêm túc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xửlý vềthanh tra. Đưa tiêu chí thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra vào tiêu chuẩn để đềbạt, bổnhiệm cán bộ, bình xét thiđua hàng năm.

Định hướng chung cho hoạt động thanh tra là hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xửlý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghịkhắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội và cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí của các ngành, các cấp. Nội dung thanh tra ngân sách phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, dễ xảy ra các hiện tượng tiêu cực, vi phạm, tham nhũng, nhưxây dựng cơ bản, thu,

chi phí, lệ phí, các khoản thu khác đơn vị được hưởng 100%, thu chi nguồn mục tiêu (hỗtrợ người dân và địa phương sản xuất lúa, cấp bù thủy lợi phí được miễn...)

Tăng cường thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật vềkhiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước, qua đó

phát hiện, xử lý vi phạm và chấn chỉnh quản lý, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác này. Việc lồng ghép nội dung kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xửlý vềthanh tra thu, chi ngân sách vào nội dung thanh tra trách nhiệm là một trong những biện pháp quan trọng tác động vào ý thức, sự

chủ động của đối tượng thanh tra trong việc chấp hành các kết luận thanh tra. Bên cạnh việc thanh tra theo kế hoạch là chủ động nắm tình hình dư luận và đơn, thư

khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân để nghiên cứu, đề xuất và tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, từ đó kịp thời phát hiện, xửlý các vi phạm pháp luật, tham nhũngtrong lĩnh vực thu, chi ngân sách.

Thứhai,hoạt động thanh tra, kiểm tra nói chung, công tác thu, chi ngân sách nói riêng phải được tiến hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủtục pháp luật quy

định. Quá trình thanh tra, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nhất là

quy định của Luật Thanh tra, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra còn phải bảo đảm đúng theo quy trình thanh tra và quy chế tổ chức và hoạt động của

đoàn thanh tra. Việc ban hành kết luận thanh tra, các kiến nghị và các quyết định xử

lý kết quảthanh tra phải đúng pháp luật, khách quan, kịp thời, nghiêm minh, nhưng

cũng phải bảo đảm phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì phải kịp thời phối hợp với cơ quan công an và viện kiểm sát nhân dân để đánh giá, làm thủtục chuyển hồ sơ ngay cho cơ quan công an điều tra làm rõ. Thời điểm ban hành các quyết định xửlý vềthanh tra cần phải được quan tâm sớm hơn và nên thực hiện ngay trong quá trình thanh tra, trong đó các quyết định xửlý thu hồi vềkinh tếvà áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quảvi phạm pháp luật cũng cần phải tiến hành kịp thời, đồng bộ ngay sau khi phát hiện và có đầy đủ căn cứ mà không nhất thiết phải chờ đến khi kết luận.

Thứ ba,tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra thu, chi ngân sách nói riêngđểphát hiện, chấn chỉnh, xửlý kịp thời các thiếu sót, vi phạm trong hoạt động thanh tra; tổchức thẩm định dựthảo kết luận thanh tra một cách chặt chẽ, nhất là các nội dung về kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về

thanh tra. Việc thẩm định dựthảo kết luận thanh tra là một hoạt động mới, hiện chưa có

quy trình quyđịnh, nhưng cán bộ được giao nhiệm vụthẩm định kết luận thanh tra phải

có năng lực, trìnhđộ, hiểu biết nhiều vềhoạt động thanh tra, và căn cứ đểthẩm định là

các quy định của pháp luật, các tài liệu chứng cứcó trong hồ sơ và các nội dung được phản ánh tại báo cáo kết quảthanh tra của đoàn thanh tra. Trong quá trình thẩm định, cần phải quan tâm phát hiện, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, bất cập của dựthảo kết luận thanh tra để kiến nghị người ký kết luận xem xét, điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, cần phải tổchức thực hiện nghiêm túc, triệt đểcác kết luận, kiến nghị, quyết

định xửlý về thanh tra, trong đó tăng tỷ lệthu hồi tiền, tài sản, đất đai bịtham nhũng,

chiếm đoạt, thất thoát; làm rõ nguyên nhân tham nhũng và có biện pháp xử lý

nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm nâng cao trật tự, kỷ cương, kỷluật trong nền hành chính và trong hoạt

động thanh tra.

Thứ tư, quan tâm nâng cao chất lượng, năng lực, trìnhđộcủa đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụcho cán bộ, công chức thanh tra, nhất là vềkỹ năng tác nghiệp thanh tra, kỹ năng tham mưu kết luận và kiến nghị xử lý vi phạm được phát hiện qua thanh tra. Các lĩnh vực tài chính, ngân sách, xây dựng cơ bản là những lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi có sựchuyên sâu, chính xác và logic trong quá trình thanh tra. Việc quan tâm nâng cao chất lượng,

năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụcho cán bộ, công chức thanh tra, nhất là vềkỹ năng tác nghiệp thanh tra, kỹ năng tham mưu kết luận và kiến nghị xử lý vi phạm được phát hiện qua thanh tra sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách. Mặt khác, chú trọng việc giáo dục chính trị- tư tưởng, nâng cao

thanh tra; xây dựng người cán bộ, công chức thanh tra có đạo đức, có văn hóa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Khi phát hiện cán bộthanh tra có biểu hiện lệch lạc, vi phạm nguyên tắc trong hoạt động thanh tra thì phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, nếu vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm. Cơ quan thanh tra tích cực,

gương mẫu triển khai tổchức thực hiện quy định và các giải pháp vềphòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra.

Tăng cường phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với những cá nhân làm công tác thanh tra tại Ban thanh tra nhân dân, đảm bảo

phát huy được vai trò, vịtrí, hiệu lực, hiệu quảtrong việc giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộcông chức, phát huy dân chủ, thực hiện phương thức dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Coi "thanh tra" là một "nghề"; hạn chế sự luân chuyển cán bộ, công chức,

người lao động công tác trong ngành sang làm việc ở những lĩnh vực, ngành nghề

khác.

Thứ năm, đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra; nâng cao chất lượng định hướng chương trình thanh tra và kếhoạch thanh

tra, trong đó cần đánh giá, khảo sát, nghiên cứu sâu sắc các nhiệm vụ quản lý nhà

nước, quản lý kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp và tình hình dư luận, những vấn đề bức xúc trong xã hội đang nổi lên, từ đó xác định rõ vấn đề, nội dung phải thanh tra; phân công trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức thanh

tra, xác định thời gian, cách thức tiến hành và biện pháp tổ chức thực hiện trong từng cuộc thanh tra. Đồng thời, quan tâm thực hiện việc công khai các kết luận

thanh tra theo quy định của pháp luật, trừnhững nội dung thuộc bí mật nhà nước, để cho các cơ quan, tổchức, cá nhân biết, giám sát và thực hiện.

Thứ sáu,tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trao đổi thông tin, phối hợp thực hiện các kết luận, quyết định xử lý giữa các cấp, cơ quan trong ngành thanh

tra, giữa các cơ quan Thanh tra với kiểm tra, điều tra đối với các vụviệc xảy ra trên

địa bàn quản lý; để hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; nâng cao hiệu lực, hiệu quảkết luận thanh tra.

Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá từng nội dung, lĩnh vực và việc triển khai thực hiện định hướng chương trình thanh tra, kếhoạch thanh tra đểkịp thời rút kinh nghiệm, xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ tiếp theo. Đổi mới công tác thi đua -

khen thưởng theo hướng tăng khen thưởng đột xuất đối với các đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh tra để động viên, khích lệ kịp thời. Gắn trách nhiệm của từng cá nhân đối với từng nội dung kết quả thanh tra thu chi ngân sách, tạo tiền đề để mỗi một cá nhân là thành

viên Đoàn thanh tra nâng cao trách nhiệm của bản thân đối với nội dung đã được kiểm tra, xác minh và kết luận qua quá trình tổng hợp, đối chiếu số liệu thanh tra

thu, chi ngân sách. Qua đó, đưa chất lượng công tác thanh tra thu chi ngân sách đi

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾTLUẬN

Ngân sách được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế, công tác thu, chi ngân sách Nhà nước là nội dung trong tâm trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách trên cơ sở đó cũng có vai trò quan trọng, mang

tính thiết yếu đối với sự vận động, phát triển của nền kinh tế, tài chính quốc gia

cũng như địa phương.

Xác định được tầm quan trọng của thanh tra công tác quản lý và sử dụng

ngân sách; thời gian qua, cấp ủy, lãnh đạo huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

luôn tăng cường chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc, có hiệu lực, hiệu quả các nội dung

có liên quan, góp phần tạo những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện. Cùng với sự phối

hợp có hiệu quả với các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, Thanh tra huyện Quảng Ninh đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định chính trị, phát triển kinh

tế- xã hội của huyện nhà.

Hoạt động thanh tra thu, chi ngân sáchhuyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

đạt được những thành công đó xuất phát từ chính nội lực của đơn vị, sự đóng góp

của các cá nhân, cơ quan, đơn vị có liên quan. Yếu tố chủ động, chính xác, khách

quan, minh bạch từ việc xác định mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra thu, chi

ngân sách; kết hợp với tính đúng đắn, sự tuân thủ quy định về thời hạn hoạt động

thanh tra, tuân thủ quy định pháp luật, quy chế hoạt động thanh tra đã góp phần

quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tác động của công tác thanh tra

thu, chi ngân sách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nói chung. Đây là những yếu tố cơ bản khẳng định được vai trò, chất lượng của công tác thanh tra;đã vàđang đượcxem là yếu tố cấu thành quan trọng của hoạt động QLNN trên

địa bàn huyện Quảng Ninh.

Tuy nhiên, công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng

Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển của huyện nhà.

Từ những bất cập liên quan đến việc đáp ứng các mục đích của công tác thanh tra thu, chi ngân sách, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,

công chức của công tác thanh tra, đến việc thực hiện các nội dung công việc thanh

tra thu, chi ngân sách (chuẩn bị, tiến hành, kết luận, xử lý sau thanh tra), hay những

bất cập liên quan đến thời hạn, hiệu quả, tác động của công tác thanh tra thu, chi ngân sách đến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội...đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách tại huyện Quảng Ninh trong thời gian

qua.

Vì vậy rất cần những giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả của

hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh nói riêng. Với các nhóm giải pháp đã tìm ra liên quan đến việc

hoàn thiện Luật Thanh tra, các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Luật và các giải pháp về tổ chức thi hành Luật Thanh tra. Cần phải có những định hướng và

bước đi cụ thể cho quá trình hoạt động của ngành Thanh tra nói chung, hoạt động

thanh tra thu, chi ngân sách nói riêng trên cơ sở học hỏi, kế thừa, phát triển kinh

nghiệm của các địa phương, các ngành nghề, lĩnh vực khác. Việc tếp tục củng cố,

kiện toàn tổ chức, bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ thanh tra;

xây dựng văn hóa, đạo đức nghề nghiệp thanh tra gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả

hoạt động; đảm bảo thanh tra luôn là lực lượng đi đầu trong công tác phòng, chống

tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao.

II. KIẾN NGHỊ

1.Đối với Thanh tra Chínhphủ

Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, góp phần tạo ra khuôn

khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức, hoạt động của toàn ngành Thanh tra. Tiến hành rà

soát, đánh giá lại các văn bản pháp luật có quy định về thanh tra thuộc thẩm quyền

của mình để tiến hành việc sửa đổi, bổ sung kịp thời theo nguyên tắc phù hợp với quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện

nay về thanh tra.Trongđó,chú trọng đến việc sửa đổi, bổ sung nội dung tiêu chuẩn

nghiệp vụ các ngạch thanh tra viên theo hướng bao quát được hết yêu cầu của công

tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng ;bổ sung nội dung các tiêu chuẩn về nhiệm vụ và năng lực của các ngạch thanh tra viên hướng vào trọng

tâm của hoạt động thanh tra; bổ sung chế tài xử lý, xử phạt hành vi không chấp

hành, chấp hành không đầy đủ kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; xử

lý trách nhiệm đối với người đứng đầu tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra

có sai phạm.

2. Đối với Thanh tra tỉnh Quảng Bình:

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành hoạt động thanh tra nhằm kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn công tác,tổ chức và nghiệp vụ

thanh tra của thanh tra huyện đối với các cán bộ, công chức thanh tra. Nâng cao

chất hoạt động hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố

cáo, tài chính, ngân sách nhằm phục vụ tốt việc theo dõi, quản lý và định hướng, chỉ đạo các hoạt động.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên nói chung, nghiệp vụ thanh tra công tác quản lý và sử dụng ngân sách nói riêng; kịp

thời cập nhật kiến thức, công nghệ mới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác thanh tra; đảm bảo đội ngũ thanh tra chuyên nghiệp,

chuyên môn, chuyên sâu, hoạt động có hiệu quả, chất lượng.Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm thanh tra giữa các huyện, thị. Qua đó

góp phần bổ sung kinh nghiệm thực tiễn trong công tác thanh tra thu, chi ngân sách;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 102 - 129)