1.3.3.1. Các chỉ tiêu định tính:
Chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu mang tính tương đối, rất khó xác định và thường được thể hiện qua khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời đảm bảo sự phát triển của ngân hàng và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Nghĩa là CLTD cần được xem xét gắn liền với ba chủ thể là khách hàng, NHTM và nền kinh tế - xã hội.
Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng là biểu hiện của CLTD. CLTD được đánh giá là tốt khi ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mỗi một khách hàng đều có nhu cầu tín dụng khác nhau về số tiền vay, thời hạn vay, mục đích vay.. .Vì vậy, các NHTM phải có một đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ để tư vấn cho khách hàng vay vốn một cách hợp lý nhất. Mặt khác để thu hút khách hàng các NHTM cũng phải cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn bằng nhiều hình thức như lãi
suất thấp, thời gian giải quyết món vay nhanh, tăng tỷ lệ cho vay trên TSBĐ... Nếu thực hiện tốt những vấn đề trên thì hoạt động cho vay của NHTM sẽ được đánh giá cao và từ đó thu hút được nhiều khách hàng tốt, góp phần nâng cao CLTD cho các NHTM
CLTD của ngân hàng còn được thể hiện thông qua việc tuân thủ các nguyên tắc tín dụng. Theo quy định hiện hành, ngân hàng chỉ thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng được những điều kiện sau:
Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng chứng minh được phương án sử dụng tiền vay có hiệu quả và được ngân hàng chấp nhận. Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích và cung cấp đầy đủ hồ sơ sau cho vay và tạo điều kiện tốt nhất cho ngân hàng khi kiểm tra sau cho vay. Khách hàng phải cam kết hoàn trả gốc và lãi vay đúng theo thoả thuận trong hồ sơ tín dụng.
Trong tất cả các nghiệp vụ của NHTM thì nghiệp vụ tín dụng là mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhất, tuy nhiên nó cũng chưa đựng rất nhiều rủi ro. Vì thế, việc thẩm định khách hàng một cách kỹ lưỡng và thực hiện đúng quy trình quy chế sẽ làm giảm thiểu những rủi ro và từ đó làm tăng chất lượng tín dụng cho mỗi ngân hàng.
Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước cũng là một chỉ tiêu để đánh giá CLTD của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp tín dụng giúp khách hàng kinh doanh thu được lợi nhuận thì ngược lại ngân hàng cũng đạt được hiệu quả trong hoạt động của chính mình. Hiệu quả trong mối quan hệ hai chiều này tất yếu đem lại lợi ích cho tổng thể nền kinh tế đất nước: tăng năng suất lao động, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thị trường tài chính ổn định, hệ thống ngân hàng phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước...
1.3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng
a. Chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn là các khoản cho vay đã quá hạn thanh toán theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng ký giữa khách hàng và ngân hàng. Trên thực tế, các khoản vay bị chuyển sang trạng thái quá hạn là các khoản vay có vấn đề, khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng, khả năng mất vốn của ngân hàng tăng, điều đó có nghĩa là tính an toàn của khoản vay thấp. Khi phát sinh nợ quá hạn sẽ liên quan trực tiếp đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản, khiến ngân hàng gia tăng chi phí do phải tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng. Nợ quá hạn phản ánh CLTD thấp song không một NHTM nào tránh được nợ quá hạn. Đôi khi nợ quá hạn xảy ra không phải xuất phát từ phía khách hàng mà là từ chính bản thân nội tại ngân hàng. Như cán bộ tín dụng không đánh giá đúng chu kỳ kinh doanh của khách hàng dẫn đến định kỳ hạn trả nợ không phù hợp với chu kỳ kinh doanh từ đó tất yếu phát sinh nợ quá hạn. Hay nợ quá hạn nhưng có khả năng thu hồi do khách hàng có kế hoạch kinh doanh và trả nợ tốt, tài sản đảm bảo giá trị lớn...thì không thể vì thế đánh giá ngay CLTD là thấp. Vì vậy , khi đánh giá CLTD phải đánh giá thêm chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến nhất khi đánh giá về CLTD của ngân hàng vì nó biểu hiện cho những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồi gốc và lãi vay mà ngân hàng đang phải đối mặt
Tỷ lệ nợ quá hạn =________Nợ quá hạn_______ x 100 Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này biểu hiện tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ tín dụng được cấp ra mà không thu hồi được đúng hạn chia cho tổng dư nợ tín dụng tại một thời điểm. Đây là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến khi đánh giá CLTD cả ngân hàng vì nó phản ánh những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồi nợ gốc và lãi vay mà ngân hàng đang phải đối mặt. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chứng tỏ CLTD thấp, khả năng thu hồi nợ đúng hạn kém, có khả năng làm giảm lợi nhuận và khả năng thanh toán của ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp chứng tỏ CLTD càng cao, hoạt động tín dụng có hiệu quả.
Ngoài ra, khi đánh giá nợ quá hạn có thể xem xét chi tiết hơn thông qua việc phân loại nợ. Để chỉ tiêu này phản ánh chính xác hơn CLTD , nợ quá hạn có thể được phân loại nhỏ hơn theo thời gian quá hạn thành nợ quá hạn thông thường, nợ quá hạn khó đòi , nợ có khả năng mất vốn...Thông thường, các ngân hàng cũng quan tâm đến chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ có khả năng Nợ có khả năng mất vốn
mất vốn = --- x 100%
Tổng dư nợ tín dụng
Tỷ lệ này càng tăng lên thì nguy cơ tổn thất tín dụng càng tăng lên, chất lượng tín dụng càng giảm đi. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của nhiều ngân hàng trên thế giới là ở mức dưới 0.4%.
b. Chỉ tiêu nợ xấu
Nợ xấu là các khoản vay bị đánh giá là khó có khả năng thu hồi do bên đi vay đã vi phạm các điều khoản trong hợp đồng tín dụng như không thực hiện đúng lịch trả nợ, vi phạm các thỏa thuận đã ký hoặc xảy ra các trường hợp rủi ro không lường trước mà ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Để có thể phát hiện nợ xấu ngân hàng phải thường xuyên kiểm
tra, giám sát hoạt động sau cho vay. Việc phát hiện sớm các khoản nợ xấu sẽ giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD , chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Thống đốc NHNN quy định nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ nợ xấu ______Tổng dư nợ tín dụng x 100% Nợ xấu ______
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá CLTD của ngân hàng, nó phản ánh những RRTD mà ngân hàng phải đối mặt. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì khả năng không thu hồi được nợ vay là rất lớn qua đó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và kết quả kinh doanh và CLTD của ngân hàng. Nợ xấu là điều không mong muốn của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế nợ xấu là một vấn đề khó tránh khỏi trong nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng do bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có thể gặp rủi ro từ đó dẫn đến tình trạng chậm trả nợ gốc, nợ lãi cho ngân hàng. Do đó , điều quan trọng là các NHTM cần duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Theo ngân hàng thế giới, tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, tốt ở mức từ 1 - 3%.
c. Chỉ tiêu mức trích lập dự phòng rủi ro
Mức trích lập dự phòng rủi ro là một chỉ tiêu chi phí trong hoạt động tín dụng của các NHTM, do đó nó đóng vai trò quyết định trực tiếp việc lợi nhuận có tăng lên cùng với sự mở rộng cho vay hay không. Mỗi nước có quy đinh về trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động của NHTM. Nhìn chung, mức trích lập dự phòng rủi ro thường được tính như sau:
R = Max {0, (A-C)} x r Trong đó:
R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ
C: Giá trị của tài sản đảm bảo
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể, tỷ lệ này được quy định tương ứng với từng nhóm nợ của khách hàng, nhóm nợ có mức độ rủi ro càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phòng càng lớn.
Trong điều kiện dự nợ hiện có, các NHTM muốn giảm bớt mức dự phòng rủi ro thì cần tăng tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể, tức là giảm nợ xấu của ngân hàng. Để nâng cao CLTD thì ngân hàng phải giảm tới mức tối đa chỉ tiêu này.
d. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Như đã trình bày, CLTD tốt không chỉ giúp khách hàng kinh doanh có lãi mà còn cần đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, nghĩa là hoạt động của ngân hàng cũng phải thu được lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh đều là lợi nhuận và ngân hàng cũng vậy. Đánh giá CLTD không thể bỏ qua việc tính toán và phân
tích chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng, mức sinh lời vốn tín dụng và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng
Mức sinh lời vốn tín dụng được xác định theo công thức:
. , Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Mức sinh lời vân tín dụng = ■ M_____,...'.Li', ' x 100% ■ ờ Tong dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng dư nợ tín dụng bình quân mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khi chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời từ tín dụng càng lớn. Mục tiêu cuối cùng của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng là tăng lợi nhuận, tăng giá trị tài sản chủ sở hữu, ngân hàng cũng vậy, ngân hàng luôn tìm cách tăng mức sinh lời vốn tín dụng nhằm tăng hiệu quả cũng như thu nhập của mình.
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng được xác định theo công thức
Tỷ trọng thu nhập Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng từ hoạt động tín dụng Tổng thu nhập của ngân hàng
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng lợi nhuận của ngân hàng , đồng thời nó cũng phản ánh mức độ đóng góp của hoạt động tín dụng vào kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng càng cao thì càng chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng càng tốt. Đánh giá CLTD trên cơ sở căn cứ vào lợi nhuận tín dụng thu được cũng chỉ là tương đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách tín dụng, sản phẩm dịch vụ tín dụng, chính sách lãi suất v.v...Thông thường, nếu CLTD tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì lợi nhuận tín dụng sẽ cao hơn khi cùng một mức dư nợ và cùng một mức lãi suất cho vay với các ngân hàng khác.
e. Chỉ tiêu về dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm xác định. Hiện nay, phân loại dư nợ tín dụng tại mỗi thời điểm xác định được thể hiện ở nhiều tiêu thức khác nhau như: theo thời gian, theo ngành sản xuất, thành phần kinh tế , theo đảm bảo tiền vay. Tổng dư nợ tín dụng càng cao phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổng dư nợ tín dụng thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng được nền khách hàng, hoạt động tín dụng yếu kém, khả năng tiếp thị khách hàng chưa tốt. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao cũng chưa nói lên CLTD tốt vì đôi khi nó biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng , vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng
f. Chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng
Dư nợ tín dụng năm sau - Dư nợ tín dụng năm Tỷ lệ tăng
= trước x100
trưởng tín dụng ______________ ______________________________ Dư nợ tín dụng năm trước
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng phải phù hợp với tốc độ huy động nguồn vốn của ngân hàng và các quy định của pháp luật hiện hành. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của NHTM. Tốc độ tăng trưởng lớn hơn không, có thể kết luận rằng dư nợ năm sau đã có sự tăng trưởng so với năm trước. Điều này phản ánh sản phẩm cho vay mà ngân hàng đang cung cấp thu hút được khách hàng. Như vậy, có thể thấy nhu cầu của khách hàng được đáp ứng và CLTD đã được nâng cao.