Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu 0517 Giải pháp tăng cường mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 130 - 133)

3.3.1.1. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, cân nhắc tới lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình thực hiện

Những biến động vĩ mô trong thời gian từ năm 2010 trở lại đây có ảnh huởng lớn tới các DNNVV đặc biệt là các chính sách liên quan đến lãi suất, tỷ giá. Cùng với đó những giải pháp nhằm ổn định vĩ mô nếu không có sự cân nhắc cũng có thể làm tăng thêm khó khăn đối với DNNVV vốn không có nguồn lực tài chính mạnh. Đơn cử, việc chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát đã khiến cho nguồn vốn cho vay suy giảm đột ngột, nhiều DNNVV không có vốn để quay vòng kinh doanh đứng truớc nguy cơ phá sản.Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, việc thực hiện buớc đầu đem lại tín hiệu tích cực tuy nhiên, các chính sách thuờng có độ trễ nhất định, đòi hỏi phải kiên trì thực hiện, trong quá trình thực hiện cần phải cân nhắc tới lợi ích của DNNVV bởi đây là bộ phận rất nhạy cảm truớc thay đổi của chính sách. Để làm đuợc điều này, đòi hỏi:

+ Tạo điều kiện, thu hút các hiệp hội, đặc biệt là hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia trực tiếp có hiệu quả vào quá trình hoạch định chính sách bởi hiệp hội là sự liên kết tập trung nói lên lợi ích của đông đảo bộ phận DNNVV

+ Tiếp tục uu tiên cho vay với đối tuợng khách hàng hàng DNNVV. Trên cơ sở giới hạn tăng truởng tín dụng kế hoạch, đua ra một mức giới hạn “mở” hơn, hoặc áp dụng hệ số tính nhỏ hơn một đối với tăng truởng du nợ DNNVV mà vẫn đảm bảo tổng tăng truởng tín dụng theo kế hoạch. Bởi với mức giới hạn tăng truởng tín dụng

cho trước, các NHTM có thể sẽ giành phần vốn huy động cho các doanh nghiệp lớn vay mà quên ưu tiên cho vay DNNVV.

+ Có cơ chế khuyến khích các Ngân hàng có tỷ trọng cho vay DNNVV lớn, chẳng hạn như áp dụng mức lãi suất tái cấp vốn ưu đãi, điều chuyển các khoản tiền gửi của các DNNN, giúp các Ngân hàng này có được nguồn vốn rẻ hơn và sử dụng nguồn vốn này cho vay các DNNVV với lăi suất thấp hơn

3.3.1.2. Phát triển nền kinh tế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm sự đối xử bình đẳng đối với các thành phần kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt. DNNVV thường gặp bất lợi khi cạnh tranh với các DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do các DNNN được hưởng nhiều ưu đãi, trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có lợi từ chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước, chính vì vậy Nhà nước cần có chính sách chung dành cho DNNVV không phân biệt thành phần kinh tế, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng, không có hiện tượng độc quyền. Để làm được điều này, Nhà nước cần tạo điều kiện khuyến khích DNNVV tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại trong nước để tìm kiếm những cơ hội kinh doanh, tiến tới tham gia vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Nhà nước xây dựng các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp với DNNVV.

Nhà nước thu hút và tạo điều kiện cho các DNNVV tham gia các hợp đồng có vốn ngân sách, khuyến khích tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công. Các hợp đồng có vốn ngân sách phần lớn đều được giao cho các công ty, tổng công ty nhà nước, đặc biệt là các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Không thể phủ nhận những công trình lớn đòi hỏi phải thực hiện bởi doanh nghiệp lớn có năng lực về vốn, máy móc thiết bị, nhân sự, tuy nhiên, với những công trình dự án nhỏ mang tầm vóc địa phương thì các DNNVV hoàn toàn có thể thực hiện được. Việc giao các hợp đồng chi tiêu công cộng một mặt có thể giúp giảm tải sức ép tìm kiếm đầu ra cho các DNNVV mặt khác phát huy được sức mạnh của thành phần này góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các sản phẩm dịch vụ

công mang lợi ích xã hội nhiều hơn lợi ích kinh tế, vì vậy Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích cho các DNNVV tham gia cung ứng, cụ thể như: Đơn giản hóa thủ tục đấu thầu, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất...

Có chính sách phát huy vai trò là “vệ tinh” cho doanh nghiệp lớn của DNNVV bằng việc khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn và DNNVV thông qua những hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, gia công, thầu phụ. trên cơ sở làm ăn bình đẳng, hai bên cùng có lợi.

3.3.1.3. Rà soát điều chỉnh việc thực hiện quy chế bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, để phù hợp tình hình thực tế nhằm đem lại hiệu quả cao.

Để hỗ trợ DNNVVtrong việc tiếp cận vốn vay Ngân hàng nhưng thiếu TSBĐ, Chính phủ đã có nghị định 90/2001/NĐ-CP yêu cầu thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng do các Ngân hàng thiết lập, chuyên hỗ trợ việc cho các DNNVV thiếu tài sản thế chấp vay. Tuy nhiên, qua 8 năm thực hiện hiệu quả từ hoạt động của các quỹ bảo lãnh này chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp cũng như các cơ quan ban hành chính sách. Để khắc phục những tồn tại về các quỹ bảo lãnh tín dụng, năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 14/2009/QĐ-TTg về quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM. Theo đó, giao Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn. Tiếp tục tinh thần quyết định trên và khắc phục những vướng mắc đã phát sinh trong thời gian thực hiện, ngày 10/01/2011, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ra quyết định 03/2011/QĐ-TTg về quy chế bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV.Việc ban hành quy chế bảo lãnh tín dụng là phù hợp, tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn tồn tại những vướng mắc:

+ Thời gian thủ tục bảo lãnh: Doanh nghiệp trước hết mang hồ sơ vay vốn đến NHTM để đề nghị vay vốn theo đúng quy định. NHTM sẽ thẩm định bộ hồ sơ theo đúng cơ chế cấp tín dụng của một khoản vay thông thường. Sau khi được sự chấp thuận, doanh nghiệp mang bộ hồ sơ đến Ngân hàng phát triển để xin bảo lãnh, tại đây, Ngân hàng phát triển sẽ thẩm định các điều kiện bảo lãnh để ra quyết định có bảo lãnh cho doanh nghiệp hay không, thời gian ra quyết định tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Như vậy bộ hồ sơ phải qua hai lần thẩm định, có những nội dung thẩm định thực

hiện hai lần như tính hiệu quả, khả thi của dự án, theo VDB thì đây là khó khăn lớn nhất bởi tính hiệu quả, khả thi của mỗi dự án thuộc lĩnh vực khác nhau lại có yêu cầu khác nhau. Khi xét duyệt hồ sơ, VDB phải thuân thủ các quy định của Pháp luật về sử dụng vốn nhà nước, về đấu thầu, thế chấp tài sản. Trong khi đó, hầu hết DNNVV lại không đáp ứng được những yêu cầu liên quan đến tài sản thế chấp, đất đai. Bên cạnh đó thời gian để doanh nghiệp nhận được bảo lãnh là tương đối dài, chưa kể đến việc doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện về hồ sơ tại hai nơi và khái niệm đủ hồ sơ thì chưa chắc có sự thống nhất giữa NHTM và VDB.

+ Mức phí bảo lãnh: Ngoài việc phải thanh toán mức lãi suất như một khoản vay bình thường, doanh nghiệp phải trả mức phí bảo lãnh 0,5%/năm/số tiền bảo lãnh. Với những dự án có quy mô tương đối thì đây không phải là số tiền nhỏ, điều này làm gia tăng chi phí. Nếu xét tới điều kiện doanh nghiệp phải đáp ứng 15% tổng số vốn đầu tư, dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho bảo lãnh cộng với thời gian xử lý hồ sơ, mức phí bảo lãnh sẽ hạn chế rất nhiều tính hỗ trợ doanh nghiệp

Để phát huy hơn nữa hiệu quả của quy chế bảo lãnh tín dụng, một số giải pháp cụ thể có thể thực hiện như sau: Tăng cường sự phối hợp giữa VDB và các NHTM trong việc thẩm định khoản vay, khoản bảo lãnh, giảm thiểu tối đa thủ tục vay vốn, bảo lãnh trùng lặp, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ. Trong quá trình thẩm định dự án có thể phân chia rõ ràng trách nhiệm của từng bên, các bên phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định dự án của mình, ví dụ đối với TSBĐ hình thành từ vốn vay sẽ sử dụng thế chấp tại VDB thì NHTM không cần phải thẩm định nữa. Thực hiện xem xét song song hồ sơ vay vốn tại NHTM và hồ sơ bảo lãnh tại VDB để giảm thiểu thời gian xử lý. Có cơ chế phối hợp, giảm chi phí với khoản vay, bảo lãnh. Doanh nghiệp khi đã chịu phí bảo lãnh có thể được áp dụng mức lãi suất ưu đãi so với các khoản vay thông thường.

Một phần của tài liệu 0517 Giải pháp tăng cường mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w